Giải chi tiết chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều mới bài 3 Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chó cảnh

Giải bài 3 Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chó cảnh sách chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Hãy kể tên một số giống chó cảnh và nêu mục đích của việc nuôi giữ chúng.

Hướng dẫn trả lời:

Một số giống chó cảnh: chó Bắc Hà, chó Phú Quốc, chó Poodle, chó Corgi, chó Husky...

Mục đích của việc nuôi giữ chó cảnh: trông nhà, giảm stress,...

. MỘT SỐ GIỐNG CHÓ BẢN ĐỊA

1.1. Chó Bắc Hà

Câu hỏi: Hãy quan sát Hình 3.1 và cho biết vì sao chó Bắc Hà còn được gọi là chó xù hay chó "lửa".

Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều

Hình 3.1. Chó Bắc Hà

Hướng dẫn trả lời:
Chó Bắc Hà còn được gọi là chó xù hay chó "lửa" vì chúng sở hữu bộ lông dài, dày và bông, lông cổ xù như bờm sư tử đực, lông đuôi dày như bông như bông lau.

Luyện tập

Câu hỏi: Hãy nêu những điểm nổi bật về ngoại hình, tính cách và yêu cầu về điều kiện sống của chó Bắc Hà.

Hướng dẫn trả lời:

Điểm nổi bật về ngoại hình, tính cách và yêu cầu về điều kiện sống của chó Bắc Hà:

  • Ngoại hình: bộ lông dài, dày và bông, lông cổ xù như bờm sư tử đực, lông đuôi dày bông như bông lau. Màu sắc thường là vện, vàng, đen,... hiếm có màu hung đỏ. Tầm vóc trung bình, cơ thể săn chắc; đầu to, trán hơi dô; mắt to và hơi giống mắt sư tử; mũi thon gọn; tai thường cụp xuống và chỉ dựng đứng khi nghe ngóng.
  • Tính cách: Nhanh nhẹn, cảnh giác, khả năng ghi nhớ, rèn luyện và tính kỉ luật cao; thân thiện và trung thành.
  • Yêu cầu về điều kiện sống: dễ nuôi, không kén ăn và có sức đề kháng tốt.

1.2. Chó Phú Quốc

Câu hỏi: Hãy quan sát Hình 3.2 và cho biết một số đặc điểm nổi bật của giống chó Phú Quốc.

Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều

Hình 3.2. Chó Phú Quốc

Hướng dẫn trả lời:

  • Một số đặc điểm nổi bật của giống chó Phú Quốc: lông ngắn, có các xoáy lông đậm, thân hình săn chắc, thon gọn, dáng cao,...

Luyện tập

Câu hỏi 1: Hãy nêu những đặc điểm nổi bật về ngoại hình, tính cách và yêu cầu về điều kiện sống của chó Phú Quốc.

Hướng dẫn trả lời:

Những đặc điểm nổi bật về ngoại hình, tính cách và yêu cầu về điều kiện sống của chó Phú Quốc:

  • Ngoại hình: có bộ lông ngắn, cứng, mỏng, ít rụng; có các xoáy lông màu đậm hơn ở dọc lưng; nhiều màu lông như đen mực, vàng lửa, vện,... Thân hình săn chắc, thon gọn, dáng cao, đứng thẳng, cơ đùi và phần ngực phát triển; đuôi ngắn, linh hoạt. Đầu thon, dài và khá cân đối; mõm hình chữ V, sống mũi thẳng, giữa trán và sống mũi hơi cong nhẹ; lưỡi có đốm, cơ hàm khỏe, răng cắn khít vào nhau.
  • Tính cách: thân thiện nhưng khó đụng chạm vào thân thể; trung thành, có khả năng băt chước và học nhanh, tuân thủ mệnh lệnh; có khả năng săn thú và bơi giỏi.
  • Yêu cầu về điều kiện sống: không kén ăn, thích tự do vận động, có sức đề kháng tốt.

Câu hỏi 2: Chó Phú Quốc phù hợp với mục đích sử dụng nào?

Hướng dẫn trả lời:
Chó Phú Quốc phù hợp với mục đích sử dụng: trông nhà, làm bạn với người nuôi, đi săn,...

2. MỘT SỐ GIỐNG CHÓ NGOẠI NHẬP

2.1. Chó Poodle

Câu hỏi: Hãy quan sát Hình 3.3 và cho biết những đặc điểm khác biệt về ngoại hình của chó Poodle so với các giống chó khác.

Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều

Hình 3.3. Chó Poodle

Hướng dẫn trả lời:

  • Những đặc điểm khác biệt về ngoại hình của chó Poodle so với các giống chó khác: chó Poodle nhỏ bé, tai áp sát vào hai bên má, mắt to và tròn, khuôn mặt dễ thương, lông xoăn.

Luyện tập

Câu hỏi 1: Hãy trình bày đặc điểm nổi bật về ngoại hình, tính cách và yêu cầu về điều kiện sống của chó Poodle.

Hướng dẫn trả lời:

Đặc điểm nổi bật của chó Poodle là:

  • Ngoại hình: có bộ lông dài và xoăn phủ toàn cơ thể với nhiều màu như đen, bạc, xám, nâu,... Lông luôn mọc dài ra và không rụng theo mùa. Tầm vóc trung bình, tai to, dài, phẳng và thưởng rủ xuống dưới má.
  • Tính cách: thông minh, dễ huấn luyện; bơi rất giỏi; thân thiện, thích được nô đùa.
  • Yêu cầu về điều kiện sống: kén ăn, dễ mắc bệnh đường tiêu hóa; nhạy cảm với thay đổi thời tiết.

Câu hỏi 2: Chó Poodle thường được nuôi với mục đích gì?

Hướng dẫn trả lời:

  • Đặc điểm ngoại hình có thể phân biệt chó Corgi so với các giống chó khác: chân ngắn, tai nhỏ và dựng.

Luyện tập

Câu hỏi 1: Chó Corgi thích hợp để nuôi với mục đích gì?

Hướng dẫn trả lời:

  • Chó Corgi thích hợp để nuôi với mục đích: làm bạn với người nuôi, trông nhà,...

Câu hỏi 2: Yêu cầu về điều kiện sống của chó Corgi có khác biệt gì so với những giống chó khác?

Hướng dẫn trả lời:

Điểm khác biệt yêu cầu về điều kiện sống của chó Corgi so với những giống chó khác là: cần môi trường sống mát mẻ, nhiều không gian để vận động; trong chế độ ăn cần bổ sung calcium và không cho ăn các loại xương.

Câu hỏi 3: Hãy nêu một số điểm khác biệt chính giữa các giống chó bản địa với các giống chó ngoại nhập.

Hướng dẫn trả lời:

Một số điểm khác biệt chính giữa các giống chó bản địa với các giống chó ngoại nhập:

  • Chó bản địa: thường có tầm vóc trung bình, nhanh nhẹn, dẻo dai; dễ nuôi, có sức đề kháng tốt; thường được nuôi để canh gác, trông nhà và đôi khi đi săn.
  • Chó ngoại nhập: ngoại hình đẹp mắt; đòi hỏi điều kiện sống khắt khe hơn so với chó bản địa.

Vận dụng

Câu hỏi: Hãy kể tên, nêu một số đặc điểm về ngoại hình, tính cách và yêu cầu về điều kiện sống của một giống chó được nuôi tại địa phương.

Hướng dẫn trả lời:

Giống chó Lài:

  • Ngoại hình: thân hình trung bình; bốn chân màu trắng; thân thon dài hình chữ nhật, phần bụng hơi hóp vào và vai rất chắc khỏe; đuôi như bông lau, bình thường thị cụp đuôi, lúc hoạt động dựng hướng lên trên hoặc cuộn trên lưng; thường có màu đen, màu vàng hay trắng - vàng. Phần đầu nhỏ và thon về phía hàm và mũi. Tai vừa phải, luôn trong trạng thái cuộn và dựng đứng nghe ngóng xung quanh; mũi màu đen.
  • Tính cách: nhanh nhẹn, dẻo dai; bản tính hoang dã, thích săn bắt các loại thú nhỏ.
  • Yêu cầu về điều kiện sống: không kén ăn, thích tự do vận động.

3. QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC CHÓ CẢNH

3.1. Kĩ thuật nuôi chó cái sinh sản

Câu hỏi: Dựa vào tiêu chí nào để chọn được giống chó cái tốt?

Hướng dẫn trả lời:
Tiêu chí để chọn được giống chó cái tốt là: đạt các tiêu chuẩn thể chất và ngoại hình như mong muốn.

Câu hỏi 1: Khẩu phần ăn cho chó cái trước khi mang thai cần đảm bảo những tiêu chí dinh dưỡng nào?

Hướng dẫn trả lời:

Khẩu phần ăn cho chó cái trước khi mang thai cần đảm bảo những tiêu chí dinh dưỡng:

  • Thời gian khoảng 5-7 ngày trước khi phối giống, cần tăng cường thức ăn giàu đạm, vitamin và khoáng cần thiết cho sự phát triển bào thai.
  • Bổ sung thêm thịt, trứng, sữa, cà rốt và rau xanh.

Câu hỏi 2: Khi chăm sóc chó cái trước khi mang thai cần thực hiện các công việc chính nào?

Hướng dẫn trả lời:

Khi chăm sóc chó cái trước khi mang thai cần thực hiện các công việc chính:

  • Giữ cho chuồng nuôi khô ráo, sạch, thoáng mát.
  • Cung cấp đủ nước sạch.
  • Thường xuyên cho chó dạo chơi, vận động, tắm nắng trong môi trường không khí trong lành.

Luyện tập

Câu hỏi: Hãy nêu ý nghĩa của hoạt động ở Hình 3.5 đối với chó cái trước khi mang thai.

Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều

Hình 3.5. Cho chó dạo chơi, vận động, tắm nắng

Hướng dẫn trả lời:

  • Ý nghĩa của hoạt động ở Hình 3.5 đối với chó cái trước khi mang thai: nhằm tăng cường sức khỏe cơ, xương, phòng bệnh ngoài da và giúp con vật cải thiện tinh thần.

Câu hỏi: Hãy liệt kê các công việc cần làm khi nuôi dưỡng, chăm sóc chó cái mang thai.

Hướng dẫn trả lời:

Các công việc cần làm khi nuôi dưỡng, chăm sóc chó cái mang thai:

  • Bổ sung mỗi ngày khoảng 50-60g thịt nạc hoặc 1 quả trứng và sữa tươi.
  • Bổ sung các chế phẩm giàu vitamin và khoáng vi lượng.
  • Trước khi đẻ khoảng 3 tuần, cần cách li chó mang thai khỏi những con chó khác.
  • Cần tập luyện thể dục và vận động nhẹ nhàng.
  • Định kì kiểm tra sức khỏe và khám thai cho con vật.

Luyện tập

Câu hỏi: Cho chó cái mang thai ăn thức ăn của chó con đem lại những lợi ích gì?\

Hướng dẫn trả lời:
Cho chó cái mang thai ăn thức ăn của chó con đem lại những lợi ích: tránh tăng cân quá mức và tạo thuận lợi cho việc cai sữa ở chó con sau này.

Câu hỏi: Hãy liệt kê các công việc cần làm khi nuôi dưỡng, chăm sóc chó đẻ và nuôi con.

Hướng dẫn trả lời:

Các công việc cần làm khi nuôi dưỡng, chăm sóc chó đẻ:

  • Từ ngày thứ 58 trở đi phải chuẩn bị ổ đẻ và thường xuyên theo dõi để hỗ trợ chó đẻ khi cần.
  • Trong khi chó đẻ cần theo dõi liên tục. Nếu chó khó đẻ, cần có sự hỗ trợ kịp thời của kĩ thuật viên hoặc bác sĩ thú y.
  • Khi chó đẻ xong, cần cho chó mẹ uống sữa, nghỉ ngơi khoảng 6-8 giờ cho ăn cháo thịt nóng.
  • Những ngày sau ăn từ 3-5 bữa/ngày.
  • Sau lần cho ăn đầu tiên, cần thay đệm lót cho chó con.

Các công việc cần làm khi nuôi dưỡng, chăm sóc chó nuôi con:

  • Cung cấp đủ lượng thức ăn để đảm bảo sức khỏe và đủ sữa nuôi con.
  • Bắt đầu cai sữa, đồng thời cho chó mẹ chuyển dần sang ăn thức ăn thông thường.

Luyện tập

Câu hỏi: Vì sao cần chuyển đổi thức ăn cho chó mẹ ở giai đoạn cai sữa thì cần tiến hành dần dần?

Hướng dẫn trả lời:

  • Chuyển đổi thức ăn cho chó mẹ ở giai đoạn cai sữa cần tiến hành dần dần để tránh tình trạng mất sữa cho chó con.

3.2. Kĩ thuật nuôi con

Câu hỏi 1: Hãy nêu một số đặc điểm sinh lí của chó sơ sinh.

Hướng dẫn trả lời:

Một số đặc điểm sinh lí của chó sơ sinh là: chưa có răng, lỗ khe tai đóng, vận động khó khăn, mọi hoạt động lúc này nhờ bản năng.

Câu hỏi 2: Hãy nêu các giai đoạn phát triển của chó con từ sơ sinh cho đến 60 ngày tuổi.

Hướng dẫn trả lời:

Các giai đoạn phát triển của chó con từ sơ sinh cho đến 60 ngày tuổi là:

  • Sau 5 đến 8 ngày tuổi: khe tai mở, thính giác bắt đầu phát triển.
  • Từ ngày thứ 11 đến 15 (tùy theo số lượng chó con sninh ra): khe mắt bắt đầu mở.
  • Sau 11 đến 16 ngày tuổi: thính giác hoạt động bình thường.
  • Từ ngày thứ 20 đến 25: răng sữa bắt đầu mọc, sau đó khoảng 8 đến 10 ngày thì răng cửa, răng nanh mọc xong.
  • Đến 60 ngày tuổi: bộ răng sữa cơ bản mọc xong. Nếu răng mọc chậm hơn thì thường là do yếu tố dinh dưỡng và điều kiện phát triển của chó con không đảm bảo.

Luyện tập

Câu hỏi: Vì sao cần biết một số đặc điểm sinh lí và các giai đoạn phát triển của chó con?

Hướng dẫn trả lời:
Cần biết một số đặc điểm sinh lí và các giai đoạn phát triển của chó con vì: cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho chó con.

Câu hỏi: Hãy nêu các công việc cần làm khi chăm sóc chó con giai đoạn bú sữa mẹ.

Hướng dẫn trả lời:

Các công việc cần làm khi chăm sóc chó con giai đoạn bú sữa mẹ:

  • Chó con mới sinh cần được nuôi bằng sữa mẹ, đặc biệt là sữa đầu.
  • Từ ngày thứ 5 trở đi, có thể cho ăn thêm sữa bò hâm nóng, mỗi ngày từ 100 đến 200ml.
  • Từ ngày thứ 15 trở đi, cho ăn thêm cháo sữa với 20g thịt nạc băm, mỗi ngày cho ăn từ 1 đến 2 bữa.
  • Khi chó con được 3 tuần tuổi thì bắt đầu quá trình cai sữa, cho làm quen dần với thức ăn dành cho chó con đồng thời giảm dần lượng sữa mẹ.
  • Đảm bảo cung cấp vitamin A và D, khoáng đa lượng và vi lượng qua khẩu phần ăn phù hợp.

Câu hỏi 1: Vì sao cần chọn thời điểm thích hợp để cai sữa cho chó con?

Hướng dẫn trả lời:
Cần chọn thời điểm thích hợp để cai sữa cho chó con vì: đảm bảo tình hình sức khỏe của chó con và chó mẹ.

Câu hỏi 2: Cần chú ý gì trong nuôi dưỡng khi cai sữa cho chó con?

Hướng dẫn trả lời:

Cần chú ý trong nuôi dưỡng khi cai sữa cho chó con là:

  • Nếu chó con phát triển chậm thì việc cai sữa phải tiến hành muộn hơn.
  • Chú ý huấn luyện chó con quen với thức ăn dành cho chúng.

Câu hỏi 1: Hãy nêu các khía cạnh cần quan tâm liên quan đến việc nuôi dưỡng chó con cai sữa mẹ.

Hướng dẫn trả lời:

Các khía cạnh cần quan tâm liên quan đến việc nuôi dưỡng chó con cai sữa mẹ là:

  • Cung cấp 10% lượng caloire mỗi ngày.
  • Cho chó con bú mẹ ít dần.
  • Cho ăn thức ăn khô.
  • Tách chó con với chó mẹ.

Câu hỏi 2: Hãy kể tên các công việc cần làm khi chăm sóc chó con giai đoạn cai sữa mẹ.

Hướng dẫn trả lời:

Các công việc cần làm khi chăm sóc chó con giai đoạn cai sữa mẹ là:

  • Ăn 5 bữa/ngày với loại thức ăn riêng.
  • Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng (protein, vitamin A, D, khoáng đa lượng và vi lượng).

Luyện tập

Câu hỏi: Vì sao cần phải kiên trì lặp lại nhiều lần khi huấn luyện chó con đi vệ sinh đúng chỗ?

Hướng dẫn trả lời:

  • Cần phải kiên trì lặp lại nhiều lần khi huấn luyện chó con đi vệ sinh đúng chỗ để huấn luyện tạo thói quen tốt.

Vận dụng

Câu hỏi: Giả sử nhà em đang nuôi một con chó cai mang thai chuẩn bị sinh con. Hãy lập kế hoạch để nuôi dưỡng và chăm sóc chó mẹ và đàn chó con từ sơ sinh đến khi tách đàn lúc 60 ngày tuổi.

Hướng dẫn trả lời:

Kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc chó mẹ:

Trong quá trình mang thai:

  • Bổ sung mỗi ngày 50-60g thịt nạc hoặc 1 quả trứng và sữa tươi.
  • Bổ sung các chế phẩm giàu vitamin và khoáng vi lượng.
  • Trước khi đẻ 3 ngày, cách li chó mang thai với những con chó khác.
  • Luyện tập thể dục và vận động nhẹ nhàng.
  • Kiểm tra sức khỏe định kì và khám thai cho con vật.

Trong quá trình chó đẻ:

  • Chuẩn bị ổ đẻ.
  • Theo dõi liên tục trong quá trình chó đẻ.
  • Khi đẻ xong, cần cho chó mẹ uống sữa.

Kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc đàn chó con từ sơ sinh đến khi tách đàn lúc 60 ngày tuổi:

Giai đoạn bú sữa mẹ:

  • Mới sinh cho uống sữa mẹ.
  • Từ ngày thứ 5 trở đi, cho ăn thêm cháo với 20g thịt nạc.
  • Cai sữa sau 3 tuần tuổi.
  • Cung cấp vitamin A, D, protein, khoáng đa lượng và vi lượng.

4. PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO CHÓ CẢNH

4.1. Vai trò của việc phòng, trị bệnh cho chó cảnh

Câu hỏi: Vì sao cần phòng, trị bệnh cho chó cảnh?

Hướng dẫn trả lời:

  • Cần phòng, trị bệnh cho chó cảnh vì: giúp chó khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt, giảm tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

4.2. Biện pháp phòng, trị bệnh cho chó cảnh

Câu hỏi: Hãy nêu các biện pháp phòng bệnh cho chó cảnh.

Hướng dẫn trả lời:

Các biện pháp phòng bệnh cho chó cảnh là:

  • Tiêm vaccone đầy đủ.
  • Định kì tẩy giun sán và sử dụng các loại thuốc phòng bệnh khác theo chỉ dẫn của bái sĩ thú y.
  • Nuôi dưỡng tốt, cung cấp thức ăn đúng cách và đầy đủ dinh dưỡng.
  • Chăm sóc tốt, phù hợp với từng đối tượng và giai đoạn phát triển.
  • Đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi, dụng cụ, thức ăn, nước uống.
  • Định kì khám sức khỏe cho chó và xin tư vấn từ bác sĩ thú y.

Luyện tập

Câu hỏi: Hãy phân tích ý nghĩa của hoạt động trong Hình 3.6.

Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều

Hình 3.6. Định kì khám sức khỏe cho chó

Hướng dẫn trả lời:
Ý nghĩa của hoạt động trong Hình 3.6 là để phòng, trị bệnh cho chó cảnh.

Tìm kiếm google: Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 bài 3, giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 sách cánh diều bài 3, Giải bài 3 Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chó cảnh,bài 3 Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chó cảnh

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com