Giải chi tiết chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều mới bài 5 Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chim cảnh

Giải bài 5 Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chim cảnh sách chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Hãy kể tên một số giống chim cảnh mà em biết.

Hướng dẫn trả lời:

Một số giống chim cảnh mà em biết là: chim sáo, chim vẹt, chim vành khuyên, chim sẻ, chim chào mào, chim vàng anh, chim yến phụng,...

1. MỘT SỐ GIỐNG CHIM CẢNH PHỔ BIẾN

1.1. Chim chào mào

Câu hỏi: Hãy nêu những điểm nổi bật về ngoại hình và điều kiện sống của chim chào mào.

Hướng dẫn trả lời:

  • Đặc điểm: phần mào có hình tam giác nhô hẳn lên trên đầu, lông có màu nâu nhạt ở phần thân trên, đậm dần ở phần đầu và mào, bụng có màu trắng đục.
  • Yêu cầu về điều kiện sống: sống theo bầy đàn, ăn các loại côn trùng và hoa quả.

Luyện tập

Câu hỏi: Nguồn gốc tên của chim chào mào là dựa vào đặc điểm nổi bật nào?

Hướng dẫn trả lời:

  • Nguồn gốc tên của chim chào mào là dựa vào đặc điểm nổi bật phần mào hình tam giác nhô hẳn lên trên đầu.

1.2. Chim vàng anh (hoàng anh)

Câu hỏi: Hãy nêu một số đặc điểm nổi bật về ngoại hình và điều kiện sống của chim vàng anh.

Hướng dẫn trả lời:

  • Đặc điểm: kích thước nhỏ, bay rất nhanh; bộ lông nổi bật với màu vàng làm chủ đạo pha chút màu đen ở cánh và mắt; có 16 giọng hót thánh thót.
  • Yêu cầu về điều kiện sống: sống độc lập, không theo bầy đàn, chỉ mùa đông mới cùng nhau di cư đến vùng ấm để tránh rét và sinh sản; ăn tạp, có thể ăn sâu bọ, hoa quả và mật ong.

1.3. Vẹt

Câu hỏi: Hãy nêu một số đặc điểm nổi bật về ngoại hình và điều kiện sống của vẹt.

Hướng dẫn trả lời:

Đặc điểm: có bộ lông khá dài và pha trộn nhiều màu sắc như cam, đỏ, vàng, xanh lá, xanh lam,...; có tiếng hót đơn âm, khá giống với con người, có thể bắt chước tiếng người.

Yêu vầu về điều kiện sống: có tính hoang dã; ăn hạt, rau, hoa quả, cá biệt một số ăn thịt.

1.4. Chim yến phụng (vẹt Hồng Kông)

Câu hỏi: Hãy nêu một số đặc điểm nổi bật về ngoại hình và điều kiện sống của chim yến phụng.

Hướng dẫn trả lời:

  • Đặc điểm: thân hình nhỏ bé, khi trưởng thành dài khoảng 18cm kể cả đuôi; phần đầu khá tròn; mỏ dài quặp xuống; mắt sáng màu đen; bộ lông sặc sỡ, kết hợp nhiều màu sắc: đỏ, vàng, xanh lam, xanh lá,...
  • Yêu cầu về điều kiện sống: sống theo cặp, gắn bó lâu dài và sinh sản quanh năm; ăn tạp, có thể ăn côn trùng, quả mọng, các loại hạt ngũ cốc,...

2. QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC, PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO CHIM CẢNH

Câu hỏi: Hãy nêu quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho chim cảnh.

Hướng dẫn trả lời:

Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho chim cảnh là:

Nuôi dưỡng, chăm sóc:

  • Nuôi dưỡng: nguồn thức ăn đa dạng như hạt ngũ cốc, hoa quả, côn trùng, thịt đối với một số loài chim. Dùng thức ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn tự chế biến đảm bảo vệ sinh, dinh dưỡng, kết cấu và hương vị. Nước uống đảm bảo sạch sẽ và cung cấp thường xuyên.
  • Chăm sóc: cho chim ăn uống đầy đủ, đúng cách; vệ sinh lồng nuôi, đảm bảo an toàn cho chim khỏi các tác động thời tiết cực đoan. Huấn luyện chim một số thói quen tốt. Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe. Lưu ý đảm bảo an toàn khi chăm sóc chim cảnh đặc biệt với những giống hung dữ hoặc khi con vật có dấu hiệu bất thường.

Phòng và trị bệnh:

  • Đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh, dùng vaccine hay thuốc phòng bệnh tùy trường hợp cụ thể. Khi chim có dấu hiệu bất thường phải làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

3. KĨ THUẬT NUÔI CHIM YẾN PHỤNG

3.1. Chuẩn bị cơ sở vật chất

Câu hỏi: Hãy nêu một số cơ sở vật chất chủ yếu cần chuẩn bị khi nuôi chim yến phụng.

Hướng dẫn trả lời:

Một số cơ sở vật chất chủ yếu cần chuẩn bị khi nuôi chim yến phụng là:

  • Lồng dạng khối vuông có kích thước tối thiểu dài x rộng x cao là 80cm x 50cm x 60cm.
  • Chậu tắm bằng nhựa.
  • Cành đậu chắc chắn làm bằng gỗ tự nhiên, khăn che sáng, một vài món đồ chơi.
  • Phòng đặt lồng chim cần ấm áp, nhiệt độ ổn định, có đủ ánh sáng và thoáng khí, tránh gió lạnh và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

3.2. Chọn và nuôi thích nghi chim

Câu hỏi: Hãy nêu biện pháp nuôi thích nghi chim yến phụng.

Hướng dẫn trả lời:

Biện pháp nuôi thích nghi chim yến phụng là:

  • Con giống có xuất xứ rõ ràng, khỏe mạnh, nhanh nhẹn.
  • Nuôi cả chim trống và chim mái để tránh ẩu đả.
  • Đặt tên ngắn gọn, dễ nhớ.
  • Nếu có cá thể khác, phải nhốt lồng riêng và đặt gần để chúng làm quen.

3.3. Nuôi dưỡng, chăm sóc

Câu hỏi: Hãy nêu cách nuôi dưỡng và chăm sóc chim yến phụng.

Hướng dẫn trả lời:

Nuôi dưỡng:

  • Thức ăn phù hợp như các loại hạt, rau, quả tươi.
  • Dùng thức ăn chế biến sẵn và bổ sung các loại rau xanh, quả tươi.
  • Làm quen với thức ăn viên để tránh béo phì.
  • Đảm bảo đủ nước để con vật uống tự do.
  • Đặt mai mực hoặc đá khoáng để bổ sung calcium và một số chất khoáng khác.

Chăm sóc:

  • Vệ sinh bát ăn, bát uống và khay tắm hằng ngày; vệ sinh lồng nuôi hằng ngày.
  • Khi chim ngủ hoặc môi trường quá ồn ào cần dùng khăn che sáng mỏng phủ lên một phần của lồng.
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng chim và môi trường sống để có điều chỉnh khi cần.
  • Cần tránh hoạt động làm căng thẳng, hoảng loạn cho con vật như giữ trong tay quá lâu, quá chặt, làm ồn quá mức, đe dọa, để gần chó, mèo,...

3.4. Phòng và trị bệnh

Vận dụng

Câu hỏi: Hãy lập kế hoạch chuẩn bị cơ sở vật chất để nuôi dưỡng và chăm sóc một loại chim cảnh phổ biến mà em yêu thích.

Hướng dẫn trả lời:

Kế hoạch chuẩn bị cơ sở vật chất để nuôi dưỡng và chăm sóc chim Sơn Ca:

  • Chọn giống chim Sơn Ca tốt: chọn những con chim Sơn Ca non để nuôi.
  • Cách chọn lồng nuôi: lồng cao, đáy chắc chắn để đựng cát, nấm để chim đứng. Cũng phải chọn nấm có mấy nấc để tập cho Sơn Ca đứng lên.
  • Thức ăn cho Sơn Ca: các loại như cám cò, cám gà, cám trứng. Cám nên có thành phần chất xơ nhiều, giúp chim tiêu hóa tốt. Cám cò, cám gà chim ăn tốt, tuy nhiên cám không có chất khử mùi phân nên phân chim sẽ có mùi giống phân gà.
  • Tắm cho chim Sơn ca: không tắm bằng nước mà tắm bằng cát. Cần thay cát mỗi tuần một lần. Tối thiểu nhất là hai tuần một lần, cát sử dụng cho chim tắm là loại cát mịn. Và cần thay thường xuyên để chim không bị rận.
  • Không gian: đòi hỏi nhà đủ rộng, đủ nắng gió. Thường thì một ngày, chim cần phơi nắng khoảng 6 giờ; cần không gian yên tĩnh, không bị lẫn quá nhiều tạp âm. Không chơi chung với các loại chim hót khác như hoạ mi, chích choè, khướu, đặc biệt là yến hót. Vì nếu nuôi Yến chung với Sơn Ca thì chắc chắn chim sẽ bị lai giọng.
Tìm kiếm google: Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 bài 5, giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 sách cánh diều bài 5, Giải bài 5 Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chim cảnh, bài 5 Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho chim cảnh

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com