Giải chi tiết chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 kết nối bài 1 Tác động tiêu cực và nguyên nhân phát sinh tác động của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

Giải chuyên đề 1 bài 1 Tác động tiêu cực và nguyên nhân phát sinh tác động của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên sách chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 kết nối. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học

Mở đầu

Em hãy quan sát các hình ảnh sau để trả lời câu hỏi:

1

Câu hỏi 1: Nội dung các hình ảnh trên phản ánh tình trạng tài nguyên thiên nhiên nước ta bị khai thác như thế nào?

Trả lời:

  • Hình ảnh 1 phản ánh tình trạng rừng đang bị chặt phá bừa bãi.
  • Hình ảnh 2 cho thấy tình trạng săn bắn trái phép thú rừng.

Câu hỏi 2: Theo em, tình trạng đó có ảnh hưởng thế nào đến môi trường tự nhiên?

Trả lời:

Các hoạt động chặt phá rừng bừa bãi, săn bắn động vật trái phép gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, làm suy giảm đa dạng sinh học: rừng bị chặt phá làm gia tăng các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất,...; động vật bị săn bắn trái phép khiến nhiều loài quý hiếm đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Khám phá

1. Tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

a) Ô nhiễm môi trường

Em hãy quan sát các hình ảnh và đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

2

Câu hỏi 1: Nội dung các hình ảnh và thông tin phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta dưới tác động của phát triển kinh tế như thế nào?

Trả lời:

- Hình ảnh 1: Ô nhiễm nước sông, hồ do nước thải chưa qua xử lí xả trực tiếp ra môi trường.
- Hình ảnh 2: Ô nhiễm đất do sử dụng hóa chất trong nông nghiệp.
- Hình ảnh 3: Ô nhiễm không khí do khí thải từ các nhà máy, khu công nghiệp.
- Hình ảnh 4: Ô nhiêm nước biển, đại dương.

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, lượng rác thải nhựa, rác thải điện tử, rác thải xây dựng và rác thải nguy hại đang tăng rất nhanh. Chỉ tinh riêng rác thải nhựa, Việt Nam đứng thứ tư thế giới với hơn 1,8 triệu tần/năm, tuy nhiên: 

  • Việc xử lí, khắc phục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ở một số khu vực, lĩnh vực chưa triệt để, dẫn tới chất lượng môi trường sống của người dân chưa cao, chất lượng không khí ở các đô thị có dấu hiệu suy giảm;
  • Ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra khá phổ biến ở một số khu công nghiệp, làng nghề;
  • Chưa có cơ chế thúc đầy việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải một cách hiệu quả.

Câu hỏi 2: Em hãy nêu ví dụ về tình trạng ô nhiễm môi trường do tác động của phát triển kinh tế trong thực tiễn.

Trả lời:

Ví dụ:

  • Formosa Hà Tĩnh: Ngày 12/7/2021 truyền thông đưa tin phát hiện hàng trăm tấn chất thải màu đen, có mùi hôi và hắc xuất xứ từ công ty gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh được chở thẳng đến một trang trại nằm trong một khu rừng tràm để chôn lấp. Tính toán sơ bộ cho thấy, Có trên 3.000 ha nuôi tôm thâm canh bị nhiễm độ mặn cao, do môi trường ô nhiễm nên tôm xuất hiện bệnh và trên 350 ha tôm chết rải rác. Có 1.613 lồng cá chết tương đương 140 tấn, 67 tấn ngao chết và 10 ha nuôi cua chết do chất thải từ Formosa.
  • Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2: Nhà máy mới đi vào hoạt động nhưng đã gây ô nhiễm môi trường một cách cực kỳ nghiêm trọng ảnh hưởng đến người dân xưng quanh, những cột khói đen được xả ra liên tục, xỉ than được vận chuyển ra đổ dọc đường, tràn lan ở bãi tập kết mà không được xử lý theo đúng quy định. Cây cối, hoa màu héo dần, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng, nguồn nước sinh hoạt không thể sử dụng
  • Sonadezi Long Thành: Doanh nghiệp xây dựng hạ tầng khu công nghiệp này đã xả nước thải không đạt chuẩn ra rạch Bà Chèo, thực hiện không đúng, không đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá, vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo nội dung trong báo cáo tác động môi trường đã được phê duyệt gây ô nhiễm trầm trọng đến môi trường xung quanh.

b) Suy thoái môi trường

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện đang diễn ra tình trạng suy giảm tài nguyên nước, gây hạ thấp mực nước trên sông tại một số lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Cả, sông Vu Gia, sông Trà Khúc,.... (SGK, tr.7)

2. Chất lượng môi trường đất ở Việt Nam hiện nay khá tốt, tuy nhiên môi trường đất nông nghiệp xung quanh khu vực có hoạt động công nghiệp tập trung hay các vùng chuyên canh có đấu hiệu bị suy giảm, nguy cơ bị nhiễm kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd), dấu hiệu đất chua hoá có xu hướng gia tăng... (SGK, tr.7)

 

Câu hỏi 1: Các thông tin cho thấy sự suy giảm về số lượng và chất lượng các thành phần của môi trường ở nước ta như thế nào?

Trả lời:

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường:

  • Tài nguyên nước ở nước ta đang có sự suy giảm, gây hạ thấp mực nước trên sông tại một số lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Cả, sông Vu Gia, sông Trà Khúc,... ảnh hưởng đến khả năng lấy nước của các công trình khai thác, sử dụng nước dọc sông.
  • Chất lượng đất ở Việt Nam hiện nay khá tốt, tuy nhiên môi trường đất nông nghiệp xung quanh khu vực có hoạt động công nghiệp tập trung hay các vùng chuyên canh có đấu hiệu bị suy giảm, nguy cơ bị nhiễm kim loại nặng, dấu hiệu đất chua hoá, mặn hóa, phèn hóa có xu hướng gia tăng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long; xói lở, rửa trôi đất tại các khu vực trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên; khô hạn, sa mạc hóa ở khu vực miền Trung,..

Câu hỏi 2: Em hãy nêu ví dụ về sự suy thoái môi trường khác do tác động của phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay.

Trả lời:

Dưới tác động của phát triển kinh tế:

  • Môi trường đất nông nghiệp có dấu hiệu suy giảm về chất lượng như: bạc màu, chua, chai cứng, mặn hoá, phèn hoá, khô hạn và sa mạc hoá đất cũng như suy giảm về số lượng diện tích đất canh tác, đất rừng.
  • Môi trường nước cũng bị suy giảm: trữ lượng nguồn nước bề mặt và nước ngằm đều giảm sút cùng với chất lượng nước cũng bị thay đổi các thành phần vật lí, hoá học.
  • Hệ sinh thái và sinh cảnh biển quan trọng như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển cũng bị suy thoái nghiêm trọng, thậm chí bị tàn phá bởi các hoạt động đánh, bắt thuỷ sản bằng các hình thức huỷ diệt,...

c) Suy giảm tài nguyên thiên nhiên

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1. Sản lượng khai thác tài nguyên quan trọng ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020:

3

(Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, NXB Dân trí, năm 2021)

2. Công bố hiện trạng tài nguyên rừng năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy: Diện tích đất có rừng bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán là 14.745.201 ha... (SGK, tr.7-8)

Câu hỏi 1: Các thông tin trên phản ánh những tác động của phát triển kinh tế đến việc làm suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta như thế nào?

Trả lời:

Các thông tin trên cho thấy:

  • Sản lượng khai thác than sạch của nước ta tăng mạnh trong năm 2020, sản lượng khai thác quặng Apatit cũng tăng nhẹ qua các năm. Trong khi đó, sản lượng khai thác dầu thô, khai thác đá có xu hướng giảm.
  • Diện tích rừng tự nhiên của nước ta đang bị suy giảm theo thời gian. Các hoạt động khai thác phục vụ phát triển kinh tế cũng như cá hoạt động khai thác gỗ trái phép đã khiến diện tích rừng bị thu hẹp. Tuy nhiên, nhờ có các chính sách phát triển rừng trồng, tỉ lệ che phủ rừng đang có xu hướng tăng lên.

Câu hỏi 2: Em hãy nêu những tác động tiêu cực khác của phát triển kinh tế dẫn đến suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay.

Trả lời:

Những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế dẫn đến suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay:

  • Tài nguyên rừng bị thu hẹp, diện tích rừng tự nhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển đổi sang đất nông, công nghiệp.
  • Lượng khai thác khoáng sản ngày càng gia tăng trong quá trình công nghiệp hoá. Đây là tài nguyên không tái tạo nên trữ lượng khoáng sản cũng dần bị cạn kiệt.
  • Tài nguyên nước cũng đang bị suy giảm do nạn ô nhiễm gây thiếu nước trầm trọng. Tài nguyên đất cũng đang bị suy giảm do bị nhiễm mặn, sa mạc hoá, phèn hoá,... ngày càng tăng...

d) Suy giảm đa dạng sinh học

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ô nhiễm môi trường biển trong những năm gần đây đã làm cho nhiều loài sinh vật biển giảm mạnh về số lượng, có loài đã tuyệt chủng cục bộ. Có đến 236 loài thuỷ sinh quý hiểm bị đe doạ ở cắp độ khác nhau,... (SGK, tr.9).

2. Việt Nam được xếp là quốc gia đa dạng sinh học cao trên thế giới với 49.200 loài động vật. Tuy nhiên, một số loài, sản phẩm của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ như tê tê, gấu, sừng tê giác, ngà voi,... (SGK, tr.10).

Câu hỏi 1: Các thông tin trên cho thấy phát triển kinh tế đang dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta như thế nào?

Trả lời:

Đa dạng sinh học Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức:

  • Việc khai thác tận diệt các cây thuốc quý, cây có giá trị kinh tế cao làm suy giảm tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái tự nhiên và nơi cư trú của các loài bị chia cắt và suy thoái.
  • Nạn cháy rừng, xâm hại của sinh vật ngoại lai làm suy giảm nhiều loài sinh vật, động vật.
  • Danh sách đỏ các động vật quý hiểm sắp tuyệt chủng ngày càng gia tăng.

Câu hỏi 2: Em hãy nêu thêm ví dụ về sự suy giảm đa dạng sinh học khác do tác động của phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay.

Trả lời:

Một số ví dụ:

  • Hiện nay, việc khai thác thuỷ sản bằng điện và chất nổ đang tận diệt tất cả các loài thuỷ sản, kể cả những thuỷ sản không nằm trong mục tiêu khai thác.
  • Vấn nạn săn bắn động vật trái phép khiến các loài động vật, nhất là những động vật có giá trị về y học như hổ, tê giác, về trang sức như chồn, gấu trắng đang bị tiêu diệt đến mức báo động tuyệt chủng.
  • Ô nhiễm dầu thường xảy ra tập trung chủ yếu ở các vùng nước cửa sông ven bờ hay những hoạt động tàu thuyền lớn. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm sinh học ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn gen bản địa và nơi sinh sống của các loài sinh vật bao gồm thực vật và động vật.

e) Biến đổi khí hậu

Em hãy quan sát hình ảnh và đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

4

Câu hỏi 1: Thông tin và hình ảnh trên cho thấy thực trạng biến đổi khí hậu đang tác động tiêu cực đến đời sống xã hội như thế nào?

Trả lời:

  • Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỉ XXI. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như thiên tai, bão, lũ, hạn hán xảy ra ngày càng khốc liệt. 
  • Việt Nam là một trong 5 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong đó, vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mê Công bị ngập chìm nặng nhất.

Câu hỏi 2: Em hãy nêu những tác động khác của biến đổi khí hậu đến đời sống xã hội.

Trả lời:

Một số tác động khác của biến đổi khí hậu đối với đời sống xon người:

  • Biến đổi khí hậu gây ra điều kiện nóng ẩm cao sẽ làm tăng nguy cơ các loại bệnh lan truyền theo muỗi và vi khuẩn theo đường nước (sốt rét, sốt xuất huyết, tiêu chảy). 
  • Biến đổi khí hậu cũng gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp: làm năng suất cây trồng, diện tích trồng trọt, chăn nuôi suy giảm; thay đổi loại cây trồng truyền thống tại mỗi vùng; sâu hại, dịch bệnh có điều kiện phát triển do nóng ẩm nhiều hơn.
  • Mực nước biển dâng sẽ làm ngập một số vùng ven biển, gây ra tình trạng mất đất sinh sống, sản xuất và di dân.
  • Hiện tượng sa mạc hóa ở quy mô lớn làm mất đất trên diện rộng gây tổn thất cho các ngành nông nghiệp và thủy sản.
  • Nhiệt độ tăng cao sẽ làm thay đổi các hệ sinh thái và gây ra các khó khăn cho sản xuất nông – lâm nghiệp và ngư nghiệp.

2. Nguyên nhân phát sinh tác động tiêu cực tiêu cực của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

a) Áp lực từ gia tăng dân số và đô thị hóa

Câu hỏi: Em hãy cho biết việc gia tăng dân số cùng quá trình đô thị hóa đã gây sức ép dẫn đến những tác động tiêu cực đối với môi trường như thế nào.

Trả lời:

Tác động tiêu cực của đô thị hóa đối với môi trường:

- Tính đến năm 2020, Việt Nam có 862 đô thị, tăng thêm 60 đô thị so với năm 2016; dân số đô thị chiếm khoảng 37%. Dự báo, tỉ lệ đô thị hoá của Việt Nam sẽ đạt khoảng 45% vào năm 2026.

- Môi trường nước mặt ở một số thành phố lớn bị ô nhiễm do các hoạt động phát triển đô thị, đô thị hoá. Hệ thống thoát nước tại các đô thị chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu thoát nước, nhiều hệ thống thoát nước không đồng bộ với hệ thống xử lí chất thải tập trung, dẫn đến hiệu quả xử li thắp. Chỉ có khoảng 15% nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom và xử li (chủ yếu ở các đô thị lớn).

b) Trình độ công nghệ khai thác tài nguyên và xử lí cất thải thấp

Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1. Một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm, suy giảm môi trường, tài nguyên thiên nhiên là việc khai thác tài nguyên thiếu bền vững, hiệu quả quản lí, sử dụng chưa cao. Vẫn còn tình trạng xuất khẩu tài nguyên... (SGK, tr.12).

2. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2020 nước ta có 4575 làng nghề, trong đó có 1951 làng nghề được công nhận. Nước thải từ làng nghề thường thải trực tiếp ra hệ thống kênh rạch chung, tác động xấu tới cảnh quan,... (SGK, tr.12).

Câu hỏi 1: Những thông tin trên cho thấy trình độ công nghệ khai thác tài nguyên và xử lí chất thải thấp đã tác động đến môi trường nước ta như thế nào?

Trả lời:

Một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm, suy giảm môi trường, tài nguyên thiên nhiên là việc khai thác tài nguyên thiếu bền vững, hiệu quả quản lí, sử dụng chưa cao:

  • Vẫn còn tình trạng xuất khẩu tài nguyên ở dạng thô (các loại quặng, dầu thô, than,...) với giá rất rẻ nhưng sau đó phải nhập khẩu nguyên, nhiên liệu, như điện, xăng, dầu,...với giá cao để phục vụ sản xuất.
  • Khai thác khoáng sản chưa theo quy hoạch, kế hoạch và khai thác trái phép vẫn diễn ra với công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
  • Tình trạng nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu, nguyên vật liệu không đạt chuẩn về môi trường chậm được khắc phục.
  • Nước thải từ làng nghề thường thải trực tiếp ra hệ thống kênh rạch chung, tác động xấu tới cảnh quan, ô nhiễm môi trường.
  • Việc sử dụng than làm nhiên liệu, sử dụng hóa chất trong dây chuyền công nghệ sản xuất là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí.

Câu hỏi 2: Em hãy nêu những tác động tiêu cực khác xuất phát từ trình độ công nghệ khai thác tài nguyên và xử lí chất thải.

Trả lời:

Ví dụ:

  • Ở nhiều nơi, các bãi chôn lấp rác chủ yếu là bãi tạm, lộ thiên, không có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước và không khí.
  • Đất đá thải loại trong khai thác khoáng sản cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tác động cộng hưởng về phát thải bụi từ các mỏ, gây suy giảm môi trường không khí do nhiễm bụi ở các khu dân cư ở trong vùng khai thác. Trên các mỏ than thường có mặt với hàm lượng cao các nguyên tố Sc, Ti, Mn...Các khoáng vật sulphua có trong than còn chứa Zn, Cd, HG...làm cho bụi mỏ trở nên độc hại với sức khỏe con người.
  • Khai thác cát tràn lan làm đục nước sông, cản trở thuyền bè qua lại và nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông đường thủy. Đặc biệt là gây sạt lở nghiêm trọng các bờ sông, nhất là ở sông Đồng Nai và sông Sài Gòn đã và đang sạt lở nặng nề nhất.

c) Gia tăng nhu cầu tiêu dùng và ý thức của các chủ thể kinh tế

Em hãy quan sát các hình ảnh và đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

5

1. Đi kèm với tốc độ đô thị hóa cao và việc gia tăng dân số cơ học tại các đô thị là sự gia tăng nhanh chóng số lượng phương tiện giao thông cơ giới. Theo số liệu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam tính đến hết năm 2020,... (SGK, tr.13).

2. Môi trường sống ngày càng ô nhiễm một phần bởi ý thức của con người. Việc thu gom, phân loại, xử lí rác thải sinh hoạt hằng ngày ở nhiều nơi không đúng quy định. Vẫn còn tình trạng vứt rác bừa bãi và hình thành nhiều điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng... (SGK, tr.13)

Câu hỏi 1: Sự gia tăng nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đã tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào? Em hãy kể thêm sự gia tăng những nhu cầu tiêu dùng khác có tác động tiêu cực đến môi trường.

Trả lời:

Các phương tiện giao thông cơ giới sử dụng nhiên liệu là xăng và dầu diesel làm phát sinh nhiều chất ô nhiễm không khí như CO, chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), SO2, NO, bụi,... Hiện nay, sự gia tăng các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đặc biệt là ô tô, xe máy cùng với chất lượng các tuyên đường chưa đáp ứng yêu cầu, chất lượng nhiên liệu sử dụng thấp là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí.

Sự gia tăng những nhu cầu tiêu dùng khác có tác động tiêu cực đến môi trường:

  • Nhu cầu sử dụng thức ăn nhanh hiện nay khiến lượng rác thải nhựa thải ra môi trường hàng ngày đang ở mức đáng báo động. Các đồ dùng nhựa thường được sử dụng hàng ngày như: hộp nhựa, cốc nhựa, ống hút nhựa, túi nilon,...
  • Việc các cơ sở, doanh nghiệp quảng cáo bằng hình thức phát tờ rơi cũng gây ra những tác động xấu tới môi trường khi các tờ rơi xuất hiện ngổn ngang trên đường phố.
  • Nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, du lịch,... của xã hội hiện đại khiến việc xử lí rác thải, nước thải tại các nhà hàng, khách sạn, các khu du lịch cũng đang trở thành một vẫn đề nan giải.
  • ...

Câu hỏi 2: Những hình ảnh, thông tin trên cho thấy ý thức và việc làm của người dân đã tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào? Em hãy nêu những tác động tiêu cực khác xuất phát từ ý thức và việc làm của người dân đến môi trường nước ta hiện nay.

Trả lời:

  • Nhiều khu trang trại, khu chăn nuôi, khu công nghiệp xả trực tiếp nguồn nước thải, các chất tẩy rửa và rác thải nông, công nghiệp không qua xử lí đổ ra ao, hồ, kênh, mương, sông tạo ra những dòng chảy màu đen với những mùi khó chịu, độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
  • Việc sử dụng tràn lan hoá chất bảo vệ thực vật, như lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu được người dân sử dụng không theo quy định, không có sự quản lí chặt chẽ tạo ra những nông sản không bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh, gây hại cho sức khoẻ người sử dụng, làm ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước ngầm và nước mặt nơi sản xuất.
  • ...

Luyện tập

Câu hỏi 1. Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?

a. Biến đổi khí hậu có nguyên nhân chủ yếu từ sự phát triển kinh tế ở các nước phát triển.

b. Những tài nguyên thiên nhiên con người khai thác, sử dụng theo năm tháng được thiên nhiên tái tạo.

c. Các nước chậm phát triển phải gánh chịu hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu.

Trả lời:

  • Ý kiến a đúng, vì nhiên liệu hóa thạch là yếu tố đóng góp nhiều nhất vào tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay, chiếm hơn 75% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu và gần 90% tổng lượng phát thải carbon dioxide (CO2). Các nước phát triển là các nước có nền công nghiệp phát triển mạnh => sử dụng nhiều nguyên liệu hóa thạch để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
  • Ý kiến b sai vì tài nguyên thiên nhiên là những nguồn năng lượng không tái tạo, sẽ bị hao mòn và cạn kiệt theo thời gian.
  • Ý kiến c sai vì biến đổi khí hậu không bỏ qua bất kì một quốc gia nào, hậu quả của nó đã đang và sẽ gây ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia trên thế giới.

Câu hỏi 2. Em hãy cho biết các hoạt động kinh tế dưới đây có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường tự nhiên. Vì sao?

a. Tăng cường bón phân, thâm canh, tăng năng suất cây trồng.

b. Siêu thị T thực hiện gói các sản phẩm rau quả bằng lá chuối và túi giấy tái chế.

c. Tập đoàn V quyết định thay đổi chiến lược kinh doanh, chuyển từ sản xuất ô tô chạy bằng xăng sang ô tô chạy bằng điện.

d. Một số gia đình đã đầu tư lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời trên mái nhà.

Trả lời:

Các hoạt động kinh tế này giúp giảm phát thải những chất độc hại vào môi trường như phân bón hóa học, rác thải nhựa, khí thải từ các phương tiện giao thông, thay thế năng lượng hóa thạch bằng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió,...), từ đó, góp phần bảo vệ, giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

Câu hỏi 3. Xác định nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm, suy thoái môi trường do tác động của phát triển kinh tế.

Em hãy sử dụng sơ đồ tư duy để mô tả những tác nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí xuất phát từ việc phát triển kinh tế.

Trả lời:

6

Vận dụng

Em hãy viết bài nói về nguyên nhân dẫn đến những tác động tiêu cực của phát triển kinh tế đến tài nguyên rừng ở nước ta và những bài học rút ra.

Trả lời:

Gợi ý:

  • Theo số liệu Báo cáo Chương trình điều tra, theo dõi và đánh giá tài nguyên rừng toàn quốc (NFIMAP) chu kì III, hơn 2/3 diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam được coi là rừng nghèo; 
  • Rừng giàu và rừng trung bình chỉ chiếm 4,6% tổng diện tích rừng và phần lớn phân bố tại các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa. 
  • Nhiều khu rừng ngập mặn và rừng Tràm tại vùng đồng bằng ven biển có vai trò quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học dường như đã biến mất. Cơ hội tái sinh tự nhiên có trữ lượng lớn thường độc lập và manh mún. 
  • Báo cáo cũng cho thấy chất lượng và đa dạng sinh học rừng tiếp tục bị suy giảm. Trong giai đoạn 1999 – 2005, diện tích rừng tự nhiên giàu giảm 10,2% và rừng trung bình giảm 13,4%. 
  • Nhiều diện tích rừng tự nhiên rộng lớn tại vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Bắc đã bị mất trong giai đoạn từ 1991 – 2001.

Nguyên nhân chính gây ra mất rừng và suy thoái rừng:

- Do chuyển đổi rừng sang đất canh tác nông nghiệp. Đây được coi là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn dến mất rừng.

- Do tập quán canh tác lạc hậu, du canh, du cư và phụ thuộc nặng nề vào tài nguyên rừng để sinh tồn. 

Bên cạnh đó, việc di dân từ vùng đồng bằng lên các vùng cao và từ miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên đã góp phần vào tỉ lệ tăng dân số và tạo áp lực lên những diện tích rừng hiện có.

- Do chưa có biện pháp quản lí và khai thác rừng hợp lí, nạn khai thác gỗ lậu vẫn xảy ra ở nhiều địa phương. Hệ thống pháp lí chưa hoàn thiện, năng lực thực thi pháp luật còn hạn chế, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật. 

Quá trình giao dất, giao rừng cùng với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm, quyền sử dụng rừng chưa rõ ràng.

- Do nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội như: xây dựng hệ thống thủy lợi, thủy điện, hệ thống đường giao thông, bố trí tái định cư, xây dựng các khu công nghiệp, khai thác khoáng sản…

- Do nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản.

Để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Việt Nam, cần áp dụng các chính sách sau:

  • Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.
  • Bảo vệ rừng phòng hộ, xây dựng các vườn quốc gia và khu dự trữ thiên nhiên.
  • Khai thác hợp lý rừng sản xuất, hạn chế khai hoang chuyển rừng thành đất nông nghiệp, hạn chế di dân tự do.
  • Ðóng cửa rừng tự nhiên.
  • Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa.
  • Tham gia các hoataj động bảo vệ rừng trồng cây xanh ở trường hoặc địa phương.
  • ...
Tìm kiếm google: giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 kết nối, giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 sách mới, giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kntt, giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối chuyên đề 1, giải chuyên đề 1 bài 1 Tác động tiêu cực và nguyên nhân phát sinh tác động của phát triển kinh tế đến môi trường tự nhiên

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com