Giải chi tiết chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 kết nối bài 6 Một số chế định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ

Giải chuyên đề 2 bài 6 Một số chế định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ sách chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 kết nối. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học

MỞ ĐẦU

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Sau khi hoàn thành kịch bản phim X, ông T đã kí hợp đồng cho phép Công ty điện ảnh K sản xuất bộ phim cùng tên và bán cho các rạp chiếu phim trong thành phố trình chiếu bộ phim đó.

Câu hỏi: Em hãy cho biết quyền nhân thân và quyền tài sản của ông T đối với kịch bản phim X.

Trả lời:

Quyền nhân thân và quyền tài sản của ông T đối với kịch bản phim X là quyền sở hữu trí tuệ

KHÁM PHÁ

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về sở hữu trí tuệ

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 1: Em hãy chỉ ra quyền nhân thân và quyền tài sản của các tác giả ở trường hợp 4,5,6.

Trả lời:

Quyền nhân thân và quyền tài sản của các tác giả ở trường hợp 4,5,6: Quyền sở hữu trí tuệ

Câu hỏi 2: Việc phô tô giáo trình mà không xin phép Trường Đại học B của cửa hàng phô tô K sẽ phải chịu hậu quả gì? Vì sao?

Trả lời:

Việc phô tô giáo trình mà không xin phép Trường Đại học B của cửa hàng phô tô K sẽ phải chịu hậu quả về việc tưh ý phô tô giáo trình và ăn cắp quyền tác giả đối với tác phẩm đồng thời nặng hơn sẽ bị xử lí pháp luật. Vì cửa hàng K đã tự ý phô tô mà không có sự cho phép cho phép nên đây là hành vi vi phạm pháp luật và quyền tác giả đối với tác phẩm.

Câu hỏi 3: Việc làm nhái mẫu mã giày của xưởng đóng giày X sẽ phải chịu hậu quả gì? Vì sao?

Trả lời:

Việc làm nhái mẫu mã giày của xưởng đóng giày X sẽ phải chịu hậu quả phạm vào quyền tác giả đối với tác phẩm vì đã làm nhái mẫu mã giày khi không mua quyền sở hữu trí tuệ của công ty khác.

2. Một số quy định cơ bản của pháp luật của pháp luật về chuyển giao công nghệ

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 1: Trong trường hợp 2, chủ thể nào là bên có quyền chuyển giao công nghệ? Chủ thể nào là bên nhận công nghệ? Đối tượng công nghệ được chuyển giao trong trường hợp này là gì?

Trả lời:

Trong trường hợp 2, chủ thể sở hữu là bên có quyền chuyển giao công nghệ

Chủ thể  tiếp nhận công nghệ

Đối tượng công nghệ được chuyển giao trong trường hợp này là kết quả hoạt động khoa học và công nghệ.

Câu hỏi 2: Em hãy chỉ ra quyền nhân thân và quyền tài sản của hãng xe hơi M.

Trả lời:

Quyền nhân thân và quyền tài sản của hãng xe hơi M: Quyền sở hữu công nghệ, quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.

Câu hỏi 3: Khi cung cấp công nghệ sản xuất xe máy của Hãng xe máy Y cho Hãng xe máy A mà không được phép, anh T sẽ phải chịu hậu quả gì? Vì sao?

Trả lời:

Khi cung cấp công nghệ sản xuất xe máy của Hãng xe máy Y cho Hãng xe máy A mà không được phép, anh T sẽ phải chịu hậu quả về vi phạm pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm vì đã tự ý không được sự cho phép của hãng xe máy Y

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?

a. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoắc sở hữu. 

b. Tác giả sáng chế được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế và được nhận thù lao.

c. Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.

d. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác mà không cần có sự đồng ý của chủ sở hữu công nghệ.

Trả lời:

  • Ý kiến đúng: a, b, c.
  • Ý kiến sai:  d

Vì chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyên giao công nghệ

Câu hỏi 2: Theo em, hành vi của chủ thể trong tình huống sau là thực hiện đúng hay vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ? Vì sao?

a. Công ty S may đo và đưa ra bán trên thị trường hàng loạt áo đông xuân theo kiểu dáng của Công ty X mặc dù chưa được Công ty X chuyển giao công nghệ. 

b. Sau khi nghiên cứu ra giống cà chua mới đạt năng suất cao, Trung tâm nghiên cứu V đã chuyển giao kĩ thuật trồng và chăm sóc giống cà chua này cho nhiều bà con nông dân ở tỉnh H.

c. Nhạc sĩ Y đã dịch lời một bài hát của nước ngoài ra tiếng Việt, sau đó giới thiệu trước công chúng rằng cả nhạc và lời của bài hát đều do mình sáng tác. 

d. Gia đình ông S đã mở cửa hàng bán phở sau khi nhận được bí quyết chế biến phở do ông chủ cửa hàng phở nổi tiếng ở địa phương chuyển giao.

Trả lời:

  • Hành vi chủ thể thực hiện đúng: b, d.
  • Hành vi chủ thể vi phạm pháp luật: a, c.

Vì chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyên giao công nghệ sang bên nhận công nghệ. Những hành vi sao chép hoặc nhái lại mẫu mã là hành vi phạm pháp luật sẽ chịu hậu quả trước luật pháp.

Câu hỏi 3: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

a. Ông Q là một nhà văn nổi tiếng, chuyên viết truyện cho thiếu nhi. Một hôm, ông Q vô tình đọc được một tác phẩm của người khác xuất bản sau tác phẩm của ông một thời gian, có tên khác với tác phẩm của ông, nhưng nội dung bên trong thì đến hơn 50% giống với tác phẩm của ông.

1/ Theo em, trong trường hợp này, quyền tác giả của ông Q bị xâm phạm như thế nào?

2/ Em hãy tư vấn giúp ông Q cách thức để bảo vệ quyền lợi của mình. b. Là chủ một trang trại hoa hồng lớn và cũng là người say mê nghiên cứu, chị H đã lai tạo ra một giống hoa hồng mới. Tuy nhiên, chị H luôn lo ngại quyền đối với giống hoa hồng mới có thể bị xâm phạm bởi người khác.

Em hãy tư vấn cho chị H cách thức để có thể bảo vệ được quyền của mình đối với giống hoa hồng do chị lai tạo được.

c. Anh M là một ca sĩ đã thành danh, khi biết nhạc sĩ C mới sáng tác được một bài hát mới, anh rất muốn được biểu diễn bài hát này trước công chúng.

Em hãy tư vấn cho anh M cách thức để thực hiện được mong muốn của mình

Trả lời:

a. 

- Theo em trường hợp này quyền tác giả của ông Q bị xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm

- Ông Q có thể tố cáo tác giả của tác phẩm đã đạo nhái văn của mình để bảo vệ quyền lợi của mình.

b. 

Chị H cách thức tố cáo và khiếu nại để có thể bảo vệ được quyền của mình đối với giống hoa hồng do mình tạo ra được 

c. 

Anh M có thể mua lại bài hát này và đồng thời được nhạc sĩ C chuyển giao cho mình. Anh M sẽ có quyền sở hữu và trình diễn bài hát.

VẬN DỤNG

Em hãy viết bài kể lại câu chuyện liên quan đến việc thực hiện pháp luật hoạc vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc chuyển giao công nghêh và rút ra bài học cho bản thân.

Trả lời:

Trong trường hợp “Thần đồng đất Việt”, tác giả không đồng thời là chủ sở hữu. Cụ thể hơn, tác giả (ông Lê Linh) sáng tạo dựa trên Hợp đồng lao động với chủ sở hữu (Phan Thị). 
Tác giả trong tác phẩm “Thần đồng đất Việt”, theo như Phan Thị đăng ký quyền tác giả với Cục bản quyền là đồng tác giả (tập thể tác giả), cụ thể là Phan Thị Mỹ Hạnh cùng là đồng tác giả với Lê Linh.
Chủ sở hữu trong đăng ký quyền tác giả của tác phẩm Thần đồng đất Việt là Phan Thị.
Câu chuyện mâu thuẫn bắt đầu khi ông Lê Linh phát hiện việc Phan Thị đăng ký quyền tác giả với Cục bản quyền cho bộ truyện tranh “Thần đồng đất Việt” cùng các nhân vật với tác giả là tập thể tác giả và theo ông Linh, ông là người duy nhất vẽ tranh và viết lời cho bộ truyện từ tập đầu đến tập 78 (từ năm 2002-2005). Sau khi vào công ty, được bà Phan Thị Mỹ Hạnh giao yêu cầu vẽ một bộ truyện tranh dựa trên các điển tích xưa, ông Lê Linh bắt đầu sáng tác. Các bước sáng tạo của ông Linh là: viết kịch bản, vẽ sơ phác, viết vào trang truyện, vẽ hoàn chỉnh, sau đó chuyển qua bộ phận vi tính và đổ background. Bà Phan Thị Mỹ Hạnh chỉ tham gia công tác tổ chức, không tham gia vào công tác sáng tạo tác phẩm. Do đó, ông Lê Linh đưa đơn kiện đề nghị ghi nhận ông Lê Linh là tác giả duy nhất của tác phẩm “Thần đồng đất Việt” và 04 hình tượng nhân vật trong tác phẩm này và đề nghị Phan Thị và bà Phan Thị Mỹ Hạnh không được phép sáng tác các biến thể của nhân vật trong bộ truyện.
- Bài học rút ra chúng ta cần có những bản cam kết và bảo vệ quyền sở hữu và tác phẩm của bản thân trước pháp luật và sở hữu trí tuệ
Tìm kiếm google: giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 kết nối, giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 sách mới, giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kntt, giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối chuyên đề 2, giải chuyên đề 2 bài 6 Một số chế định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com