Giải chi tiết chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 kết nối bài 7 Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động.

Giải chuyên đề 3 bài 7 Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động. sách chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 kết nối. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học

MỞ ĐẦU

Giả sử em được tuyển dụng làm nhân viên bán hàng ở một cửa hàng tạp hóa trong thời gian rảnh rỗi với mức lương 30000 đồng/ giờ

Câu hỏi: Trong trường hợp trên, quan hệ giữa em và cửa hàng tạp hóa có phải là quan hệ lao động không? Vì sao?

Trả lời:

Quan hệ giữa em và cửa hàng tạp hóa có phải là quan hệ lao động vì ở đây phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động.

KHÁM PHÁ

1. Khái niệm pháp luật lao động

Câu hỏi 1: Giữa anh B và Công ty K phát sinh loại quan hệ xã hội nào?

Trả lời:

Giữa anh B và Công ty K phát sinh loại quan hệ lao động.

Câu hỏi 2: Giữa chị H và Cửa hàng may đo X phát sinh loại quan hệ xã hội nào?

Trả lời:

Giữa chị H và Cửa hàng may đo X phát sinh loại quan hệ lao động cá nhân

Câu hỏi 3: Quan hệ giữa anh B với Công ty K và giữa chị H với Cửa hàng X khác nhau ở điểm nào?

Trả lời:

Quan hệ giữa anh B với Công ty K và giữa chị H với Cửa hàng X khác nhau: 

- Quan hệ giữa anh B với Công ty K là quan hệ lao động tập thể còn chị H với Cửa hàng X là quan hệ lao động cá nhân

Câu hỏi 4: Mối quan hệ giữa tổ chức Công đoàn mà anh A gia nhập và Công ty K là loại quan hệ gì?

Trả lời:

Mối quan hệ giữa tổ chức Công đoàn mà anh A gia nhập và Công ty K là lao động tập thể

Câu hỏi 5: Chị A có phải bồi thường thiệt hại cho Công ty X không? Vì sao?

Trả lời:

Chị A có phải bồi thường thiệt hại cho Công ty X vì đã gây thiệt hại cho công ty nên chị A phải bồi thường 20 chiếc áo đã làm hỏng.

2. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động

a. Nguyên tắc tự do việc làm và tuyển dụng lao động

Câu hỏi 1: Các thông tin, trường hợp trên thể hiện sự tự do việc làm và tuyển dụng lao động như thế nào?

Trả lời:

Các thông tin, trường hợp trên thể hiện sự tự do việc làm và tuyển dụng lao động là người lao động có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc được bảo vệ thu nhập hợp pháp, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động nhằm bảo vệ an toàn cho tính mạng và sức khỏe,....

Câu hỏi 2: Ở trường hợp 6, việc quy định thu tiền phí dự tuyển trong thông báo tuyển dụng siêu thị E có vi phạm pháp luật lao động không? Siêu thị E có thể phải chịu hậu quả gì vì quy định này? Vì sao?

Trả lời:

Ở trường hợp 6, việc quy định thu tiền phí dự tuyển trong thông báo tuyển dụng siêu thị E có vi phạm pháp luật lao động

Siêu thị E có thể phải chịu hậu quả vi phạm pháp luật về quy định tuyển dụng lao động Vì theo luật pháp không yêu cầu thu phí hay mất bất cứ khoản phí nào cho việc đi ứng tuyển và lựa chọn việc làm.

Câu hỏi 3: Em hiểu thế nào là nguyên tắc tự do việc làm và tuyển dụng lao động? Nêu ví dụ minh họa.

Trả lời:

Nguyên tắc tự do việc làm và tuyển dụng lao động là người lao động có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc được bảo vệ thunhajap hợp pháp, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động nhằm bảo vệ an toàn cho tính mạng và sức khỏe,....

Ví dụ: Khi em đi ứng tuyển 2 công ty cùng 1 lúc thì em cũng không mất phí và sau khi phỏng vấn ta có thể lựa chọn nơi làm việc với bản thân thật phù hợp

b. Nguyên tắc bảo vệ người lao động.

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Câu hỏi: Theo em, vì sao pháp luật phải quy định quyền của người lao động? Việc chị M làm đơn xin phép doanh nghiệp cho nghỉ không hưởng lương trong ba tháng tiếp theo và được doanh nghiệp chấp thuận có phù hợp với nguyên tắc bảo vệ người lao động không? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, pháp luật phải quy định quyền của người lao động để đảm bảo các nguyên tắc cơ bản cho người lao động về công việc và lợi ích phù hợp cho người lao động cũng như người sử dụng lao động đều được công bằng trước pháp luật

Việc chị M làm đơn xin phép doanh nghiệp cho nghỉ không hưởng lương trong ba tháng tiếp theo và được doanh nghiệp chấp thuận có phù hợp với nguyên tắc bảo vệ người lao động vì chị đã thự hiện đúng những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dành cho người lao động khi không đủ sức khỏe đảm bảo cho công việc chị đã xin phép công ty để được thêm thời gian nghỉ ngơi sau khi quay trở lại công việc.

c. Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 1: Theo em, vì sao pháp luật quy định người lao động khi gây ra thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động thì phải bồi thường?

Trả lời:

Theo em, pháp luật quy định người lao động khi gây ra thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động thì phải bồi thường vì người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động để đảm bảo công bằng cho cả hai bên.

Câu hỏi 2: Việc công ty B sa thải anh H nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Việc công ty B sa thải anh H nhằm mục đích xử phạt hành vi vi phạm khi đã sử dụng ma túy khi đang lái xe ô tô.

Câu hỏi 3: Theo em, việc không trang bị đủ đồ bảo hộ cần thiết cho công nhân của Công ty M đã vi phạm nguyên tắc nào của pháp luật lao động? Công ty M có phải bồi thường thiệt hại cho anh N không? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, việc không trang bị đủ đồ bảo hộ cần thiết cho công nhân của Công ty M đã vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động

Công ty M có phải bồi thường thiệt hại cho anh N vì đã không trang bị đầy đủ trang thiết bị và những nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động và lợi ích hợp pháp của người sử dụnh lao động.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?

a. Người sử dụng lao động thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật lao động là có thể bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động.

b. Việc tìm kiếm và bảo vệ việc làm cho người lao động hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của người lao động.

c. Pháp luật lao động Việt Nam hưởng tới việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động.

Trả lời:

  • Ý kiến đúng: a, c
  • Ý kiến sai: b

Vì người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng lao động theo nhu cầu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không câm tuy nhiên người lao động phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động.

Câu hỏi 2: Theo em, hành vi, việc làm của các chủ thể trong những tình huống dưới đây là tuân thủ hay vi phạm nguyên tắc của pháp luật lao động? Vì sao?

a. Công ty Q nợ lương hàng trăm công nhân vệ sinh môi trường 4 tháng mặc dù các công nhân này đã nhiều lần cử đại diện và có đơn đề nghị công ty thanh toán nhưng đều không được đáp ứng. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đã giao cho các cơ quan chức năng xử lí, buộc Công ty Q phải nhanh chóng thanh toán đầy đủ số tiền lương còn nợ cho công nhân.

b. Công ty X đã kí với ông V một hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Sau khi làm việc được 4 năm thi ông V nhận được một văn bản của Công ty X thông báo chấm dứt hợp đồng lao đồng với ông mà không nêu rõ lí do. Không đồng ý với quyết định trên, ông V nhiều lần khiếu nại yêu cầu công ty giải thích nhưng không nhận được phản hồi nên ông quyết định khởi kiện công ty ra Tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại. Toà án có thẩm quyền đã xét xử vụ kiện và tuyên án: Do công ty đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật nên phải bồi thường thiệt hại cho ông V 1,5 tỉ đồng.

c. Chị H là lao động của Doanh nghiệp N đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định phạt 700 000 đồng do không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp trong quá trình lao động.

Trả lời:

  • Hành vi chủ thể tuân thủ: a,  b
  • Hành vi chủ thể vi phạm:  c

Vì người lao động có quyền làm và được bảo vệ thu nhập hợp pháp, bảo đảm an toàn lao động, tính mạng và sức khỏe thời gian nghỉ ngơi tuy nhiên người sử dụng lao động phải đáp ứng những nguyên tắc cơ bản cho người lao động chính vì vậy những hành vi vi phạm pháp luật đã không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc mà pháp luật lao động quy định.

Câu hỏi 3: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi

a. Chị Y đã kí hợp đồng lao động với Doanh nghiệp tư nhân S. Theo hợp đồng này, mức lương chị Y được hưởng vừa bằng mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định ở thời điểm hợp đồng được ki kết. Sau khi chị làm việc được 1 năm thì Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu cho người lao động cao hơn mức lương chị Y đang được nhận nhưng doanh nghiệp lại không điều chỉnh lương cho chị.

1/ Theo em, việc không điều chỉnh lương cho chị Y của Doanh nghiệp tư nhân S có vi phạm nguyên tắc bảo vệ người lao động không? Vì sao?

2/ Em hãy tư vấn cho chị Y cách thức để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình tại doanh nghiệp.

b. Chị K là người lao động của Công ty C. Do thực hiện không đúng quy định pháp luật về an toàn và vệ sinh lao động nên đã bị thương trong khi làm việc và làm hỏng thiết bị của công ty. Xác định lỗi trong vụ việc này thuộc về chị C nên công ty đã ra quyết định yêu cầu chị phải bồi thường thiệt hại. Chị C không đồng ý với quyết định này và còn yêu cầu công ty phải bồi thường cho thương tật của chị. 

1/ Theo em, việc chị K thực hiện không đúng quy định pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và làm hỏng thiết bị của công ty có vi phạm nguyên tắc bảo vệ người sử dụng lao động không? Vì sao?

2/ Em hãy tư vấn cho Giám đốc công ty cách xử lí đối với yêu cầu của chị K?

Trả lời:

a.

- Theo em, việc điều chỉnh lương cho chị Y của Doanh nghiệp tư nhân S có vi phạm nguyên tắc bảo vệ người lao động vì đã không điều chỉnh lương của chị Y phù hợp với mức lương quy định của pháp luật.

- Chị Y để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình tại doanh nghiệp làm đơn tố cáo, khiếu nại lên cơ quan chức năng về hành vi của Doanh nghiệp S.

b.

- Việc chị K thực hiện không đúng quy định pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và làm hỏng thiết bị của công ty có vi phạm nguyên tắc bảo vệ người sử dụng lao động vì trong quá trình làm việc chị đã không thực hiện đúng quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và làm hỏng thiết bị của công ty nên đã gây tổn thất cho công tu và thiết bị

- Giám đốc công ty cần xử phạt hành vi vi phạm của chị K đồng thời bồi thường cho chị K vì đã bị thương khi đang làm việc

Tìm kiếm google: giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 kết nối, giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 sách mới, giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kntt, giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối chuyên đề 3, giải chuyên đề 3 bài 7 Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com