Giải chi tiết chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều mới chuyên đề 1 Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam (P2)

Giải chuyên đề 1 Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam (P2) sách chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

II. Nghệ thuật thời Lê sơ và thời Mạc

1. Nghệ thuật thời Lê sơ

a) Kiến trúc

Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 13, 14: 

- Nêu những thành tựu chính về kiến trúc thời Lê sơ và rút ra nhận xét.

- Mô tả một công trình kiến trúc thời Lê sơ mà em ấn tượng nhất.

Trả lời:

- Những thành tựu chính về kiến trúc thời Lê Sơ: 

  • Kinh thành Thăng Long và hệ thống cung điện được trùng tu, xây dựng mới trên quy mô lớn, nổi bật là điện Kính Thiên.
  • Việc xây chùa mới bị hạn chế, nhiều chùa được trùng tu như chùa Minh Độ (Hải Dương), chùa Thiên Phúc (Hà Nội), chùa Kim Liên (Hà Nội),...
  • Lăng mộ thời Lê sơ cũng là những công trình nghệ thuật đặc sắc, điển hình là lăng mộ vua Lê Thái Tổ.

=> Dưới thời Lê sơ, các công trình kiến trúc được tiếp tục mở rộng và phát triển.

- Ví dụ: Điện Kính Thiên

Kiến trúc điện Kính Thiên qua các bức ảnh do người Pháp chụp cuối thế kỷ XIX, chúng ta có thể thấy Điện Kính Thiên là một kiến trúc gỗ gồm 2 nếp hình chữ Nhị (二). Nhà làm kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái với các góc đao cong. Bờ nóc của cả hai nếp nhà đều đắp nổi đôi rồng chầu mặt trời. Quanh điện có sân rộng được xây lan can bao cả 4 phía. 

Rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ. Được chạm trổ bằng đá xanh, rồng đá có đầu nhô cao, đầu to, mắt tròn lồi, sừng dài có nhánh, bờm lượn ra sau. Thân rồng uốn lượn mềm mại thành nhiều vòng cung, nhỏ dần về phía nền điện, trên lưng có đường vây dài nhấp nhô như vân mây, tia lửa.

Phía bắc của nền Điện Kính Thiên còn có một thềm 7 bậc lên xuống nhỏ hơn so với bậc thềm chính ở phía nam. Hai bên bậc thềm có 2 rồng đá mang niên đại Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII-XVIII ), rồng dài 3,4m; uốn 7 khúc, thân có vẩy, lưng như hàng vây cá, chân rồng 5 móng… Hai bên lan can trang trí hoa sen, sóng nước, đao, lửa, vân mây… Nền và thềm bậc điện là di tích ít ỏi trong kiến trúc hoàng cung thời Lê còn sót lại đến ngày nay,  phần nào phản ánh được quy mô hoành tráng của điện Kính Thiên xưa.

Một số hình ảnh điện Kính Thiên:

2

b) Điêu khắc

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và các hình ảnh trong mục b:

- Nêu những thành tựu chính về điêu khắc thời Lê sơ và rút ra nhận xét.

- Mô tả một tác phẩm điêu khắc thời Lê sơ mà em ấn tượng nhất.

Trả lời:

- Điêu khắc thời Lê sơ: thể hiện qua hình tượng rồng, tượng quan hầu, tượng thú, bia Vĩnh Lăng, bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám,...

  • Hình tượng rồng thời Lê sơ: đường nét sắc nhọn, mạnh mẽ, thể hiện sự dữ tợn, khỏe khoắn, tượng trưng cho sức mạnh, uy quyền của vua.
  • Chạm khắc gỗ ở các đình làng miêu tả cảnh sinh hoạt của nhân dân. Các dòng tranh khắc gỗ như Đông Hồ, Hàng Trống ra đời.

=> Nghệ thuật thời Lê sơ kế thừa những tinh hoa của nghệ thuật thời Lý, Trần, đồng thời có những bước tiến mới cả về nội dung và hình thức thể hiện.

- Ví dụ: Bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám là tác phẩm điêu khắc thời Lê sơ còn nguyên vẹn về hình dáng đến ngày nay. Bia khắc tên những người đỗ tiễn sĩ các khoa thi Đình thời Lê sơ, thời Mạc và thời Lê trung hưng trong thời gian từ năm 1442 đến năm 1779.

Quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiện tại nằm trong khuôn viên rộng 54331 m2, bao gồm nhiều công trình kiến trúc nhỏ khác nhau. Bao bọc khuôn viên là những bức gạch vồ. Trải qua nhiều tu sửa, quần thể di tích này bao gồm Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái Học. 

Một số hình ảnh Văn Miếu Quốc Tử Giám:

3

2. Nghệ thuật thời Mạc

a) Kiến trúc

Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 9 đến 22:

- Liệt kê những thành tựu chính về kiến trúc thời Mạc và rút ra nhận xét.

- Mô tả một công trình kiến trúc thời Mạc mà em ấn tượng nhất.

- Nêu những điểm chính của nghệ thuật kiến trúc thời Mạc.

1

Trả lời:

- Các thành tựu chính về kiến trúc thời Mạc:

  • Các vua nhà Mạc xây dựng nhiều cung điện ở Dương Kinh (Thuộc Hải Phòng ngày nay).
  • Tôn tạo nhiều chùa, đình làng trở nên phổ biến, nổi tiếng nhất là đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang) và đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội).
  • Các đạo quán có điều kiện sửa sang, tu bổ: quán Hưng Thánh, Hội Linh, Linh Tiên (Hà Nội), quán Chân Thánh (Hưng Yên), quán Tiên Phúc (Hải Dương),...

- Ví dụ: Đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội)

Đình nằm trên một khu đất đẹp, cao ráo giữa trung tâm của làng Tây Đằng, tựa lưng phía sau là khu cư trú của thôn Đông, phía trước hướng về núi Ba Vì (Tản Viên) hùng vĩ. Đình Tây Đằng bao gồm các hạng mục chính: Cổng đình, hồ bán nguyệt, cổng nghi môn, tả hữu mạc, tòa đại đình và giếng đình. Các hạng mục kiến trúc này được hòa quyện với nhau trong khuôn viên di tích đã có tường bao xung quanh, với các nếp nhà cao thấp, mái đao cong cổ kính xen nhau tạo nên. Đình có kết cấu mặt bằng theo hình chữ nhất, phía trước nhìn thẳng ra núi Tản Viên. Đình Tây Đằng có độ lớn vừa phải, mang hình chữ nhất, ba gian hai chái lớn, lợp bằng loại ngói dạng ngói mũi hài. Qua khảo sát tổng thể khung vì kiến trúc đình Tây Đằng được làm bằng loại gỗ mít. Chất liệu này có lẽ ảnh hưởng từ chùa, để như muốn nhắc tới một miền đất tâm linh thánh thiện, trong sáng, giác ngộ… Về kết cấu mặt bằng, tòa đại đình được kết cấu mặt bằng với 6 hàng chân cột gỗ, tổng số 48 cột lớn nhỏ đỡ khung vì kiến trúc. Tương ứng với các gian là 4 bộ vì chính đỡ mái được thiết kế thống nhất theo kiểu “giá chiêng”.  Hậu cung là Gian thờ gác lửng sau hai cột cái, ở gian chính giữa. Nghệ thuật điêu khắc, trang trí kiến trúc được thể hiện trên toàn bộ kết cấu gỗ của ngôi đình, hầu như không có mảng trống nào trên gỗ là không có chạm khắc trang trí. 

Một số hình ảnh đình Tây Đằng:

4

b) Điêu khắc

Câu hỏi: Dựa vào nội dung mục b:

- Nêu những thành tựu chính về điêu khắc thời Mạc và rút ra nhận xét.

- Mô tả một tác phẩm điêu khắc thời Mạc mà em ấn tượng nhất.

Trả lời:

- Những thành tựu chính về điêu khắc thời Mạc: 

  • Nghệ thuật tạc tượng khá phát triển, chất liệu, loại hình khá phong phú, kế thừa nhiều nét từ tượng thời Lý với những khuôn mặt hiền hòa, vai nở, bụng thon nhỏ.
  • Hình tượng rồng khá da dạng, có thân dài uốn khúc, chân ngắn thường chạm 4 móng, đầu có sừng 2 chạc, 2 mắt lồi, mũi sư tử, mồm thú nhô ra phía trước,...

=> Nghệ thuật thời Mạc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nghệ thuật thời Lý, Trần và Lê sơ. Phong cách chung: tả thực, gần gũi với cuộc sống đời thường, bố cục phóng khoáng, tự nhiên hơn các thời trước.

- Ví dụ: Đình Tây Đằng

Đình Tây Đằng có tới 1.300 họa tiết được chạm khắc hết sức tinh xảo, đậm nét tài hoa của những con người làm ra nó. Nét đặc biệt có một không hai của ngôi đình này là không một chi tiết nào giống nhau từ họa tiết kẻ liền bẩy bốn góc, kẻ liền bẩy vì chính, đến các đầu dư đầu duôi, xà thượng, các chồng rường, bát đỡ, câu đầu, chếnh xối, ván nong… đều có hoa văn đẹp, mỗi hoa văn một kiểu. Các họa tiết hoa văn mang tính đặc sắc của các vùng miền văn hóa khác nhau như: họa tiết người nông dân trồng cấy lúa của vùng đồng bằng Bắc bộ, quăng chài bắt cá của vùng sông nước miền duyên hải, đua thuyền của Nam bộ, chơi đàn tính của đồng bào Tày Nùng, voi chầu của vùng Tây Nguyên, ngựa hý của vùng cao, đấu vật kéo co trong ngày lễ hội, cá vượt vũ môn hóa rồng, bộ tứ linh, trời mây hoa lá rất phong phú và hàng chục các nữ thần cỡi mây bay lượn trên bầu trời, các nữ thần được bố trí trên các đầu duôi khắp bốn phía sát mái ngôi đình. Hình tượng các nữ thần đầu quấn khăn và “Bà Banh” mang ý nghĩa phồn thực đậm phong cách của các nghệ nhân xứ Chămpa.

Nghệ thuật điêu khắc, trang trí kiến trúc được thể hiện trên toàn bộ kết cấu gỗ của ngôi đình, hầu như không có mảng trống nào trên gỗ là không có chạm khắc trang trí. Các mảng chạm khắc trang trí được người nghệ nhân dân gian xưa thể hiện trên các bộ phận kiến trúc như: đầu dư, cốn, xà nách, bẩy, đấu, ván nong, ván lá đề, con giường vì nóc… Với kỹ thuật chạm lộng, chạm bong kênh, chạm nổi, chạm thủng đạt đến đỉnh cao của một hình thức thao diễn, tạo lên những tác phẩm điêu khắc tuyệt tác, dù những tác phẩm này đứng riêng biệt hay hòa nhập trong một tổng thể kiến trúc. Các đề tài được tập trung vào ít nhất ba loại hình cơ bản sau: linh vật, hình tượng con người, biểu tượng tự nhiên và cây cỏ được “vũ trụ” hóa. Về các linh vật: Phổ biến nhất là rồng rồi lân, hươu, phượng, voi, ngựa…

Hình tượng điêu khắc phong cách thời Mạc ở đình Tây Đằng với niên đại gần 500 năm tuổi.

Hình tượng điêu khắc phong cách thời Mạc ở đình Tây Đằng với niên đại gần 500 năm tuổi.

 

Tìm kiếm google: giải chuyên đề lịch sử 11 cánh diều, giải chuyên đề lịch sử 11 sách mới, giải chuyên đề lịch sử 11 cd, giải chuyên đề lịch sử 11 cánh diều chuyên đề 1, giải chuyên đề 1 Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com