Tại thành phố Hi- rô- si- ma( Nhật Bản), tòa Mái vòm bom nguyên tử là côn trình duy nhất còn đứng vững trong bán kính hủy diệt của quả bom nguyên tử do người Mỹ thả xuống thành phố ngày 6-8-1945, trong giai đoạn cuối cùng của Chiến tranh thế giới thứ hai - cuộc chiến khốc liệt nhất trong thế kỉ XX. Qủa bom đã gây ra cái chết của 140.000 người. Chính tại nơi đây, công viên Tưởng niệm Hòa bình hi- rô-si-ma đã được xây dựng để nhắc nhở nhân loại về sự tàn khốc của chiến tranh và giá trị của hòa bình.
Vậy trong thế kỉ XX, các cuộc chiến tranh thế giới đã để lại hậu quả gì đối với nhân loại ? Cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới đã diễn ra như thế nào?
1. Hai cuộc chiến tranh thế giới
a) Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918)
Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 2, các bảng từ 1 đến 3.
- Giải thích nguyên nhân cơ bản dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Đánh giá hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Trả lời:
- Nguyên nhân cơ bản: bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. Đế quốc “già” (Anh, Pháp) có hệ thống thuộc địa rộng lớn >< các nước đế quốc “trẻ” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa
- Hậu quả: Là một cuộc chiến khốc liệt,lan rộng ra toàn thế giới với hơn 30 quốc gia tham gia. Cả hai bên đều bị thiệt hại nặng nề cả người lẫn kinh tế.
b) Chiến tranh thế giới thứ hai( 1939-1945)
Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 3, các bảng từ 4 đến 6:
- Giải thích nguyên nhân cơ bản dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Đánh giá hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trả lời:
- Nguyên nhân cơ bản:
+ Hệ thống hòa ước Véc - xai- Oa - sinh - tơn ra đời sau chiến tranh TG thứ I gây ra nhiều xung đột.
+ Cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới năm 1929- 1933 đẩy nhiều nước vào con đường phát xít hóa.
+ Mâu thuẫn giữa các nước tư bản với Liên Xô.
- Hâu quả: Có quy mô lớn nhất chưa từng có trong nhân loại với 76 nước tham chiến, 60 triệu người chết, bị thương 90 triệu người, thiệt hại đến 4 000 tỉ USD.
- Tác động:
+ Làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới
+ Thay đổi vị thế của các cường quốc, đưa Mỹ và Liên Xô trở thành siêu cường thế giới.
+ Làm cơ sở để xác lập trật tự 2 cực Ianta.
+ Làm thay đổi vị thế của Liên Xô đưa đến sự ra đời của các nước XHCN.
2. Cuộc đấu tranh vì hòa bình giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
a) Sắc lệnh Hòa bình của Lê - nin( 1917), chính sách ngoại giao hòa bình của nước Nga Xô viết và Liên Xô.
Câu hỏi: Đọc thông tin tư liệu và quan sát các hình 4,5, phân tích khát vọng hòa bình và cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới.
Trả lời:
Sắc lệnh Hòa bình: ngay khi cách mạng thánh mười thành công, đại hội Xô viết toàn Nga đã thông qua 2 sắc lện Hòa bình và sắc lệnh ruộng đất.
Sắc lệnh Hòa bình coi chiến tranh là một tội ác lớn nhất đối với nhân loại, kêu gọi các nước chấm dứt chiến tranh, đàm phán để kí kết một hòa ước công bằng.
b) Hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
Câu hỏi: Đọc thông tin tư liệu và quan sát hình 6, cho biết các cường quốc phương Tây đã có những nỗ lực nào để xây dựng hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?
Trả lời:
Nhằm duy trì Hòa bình, đại diện 27 nước thắng trận đã đi họp hội nghị hòa bình tại Véc - xai. Hòa ước được kí kết, với nội dung chính bao gồm việc thành lập một tổ chức quốc tế là Hội Quốc liên kí hòa ước với Đức và các nước bại trận.
Trật tự thế giới theo hệ thống Véc -xai tạo cơ sở cho cấu trúc an ninh tập thể ở châu Âu và thế giới.
c) Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh
Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 7, cho biết:
- Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh đã diễn ra như thế nào?
- Những lực lượng nào có vai trò quan trọng trong việc hình thành Mặt trận nhân dân chống phát xít?
Trả lời:
- Trước sự bành trướng của Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản, Quốc tế cộng sản đã phát động phao trào chống phát xít. Thống nhất thành lập Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít ở Pháp, Hy Lạp,..
- Tiêu biểu là mặt trận nhân dân Pháp( 1936-1939) với thắng lợi cuộc tổng tuyển cử và chính phủ Lê- ông Bơ -lum. Mạt trân không chỉ giúp bảo vệ nền dân chủ Pháp vượt qua hiểm họa phát xít mà còn thúc đẩy việc thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
3. Phong trào kháng chiến chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai
a) Phong trào kháng chiến chống phát xít của nhân dân thế giới
Câu hỏi: Cho biết phong trào kháng chiến chống phát xít của nhân dân thế giới đã diễn ra như thế nào?
Trả lời:
- Tại châu Âu bất chấp sự đầu hàng của chính quyền trong nước, phong trào kháng chiến chống phát xít đã bùng nổ tại Pháp, Na Uy,..
- Ở Pháp Đảng lãnh đạo nhân dân lập ra các lực lượng kháng chiến biên trong nước Pháp. Trong khi đó Đờ gôn tập hợp trong và ngoài nước Pháp tiến hành chống phát - xít.
- Tại châu Á, từ năm 1931 nhân dân Trung Quốc đã đấu tranh chống quân phiệt Nhật Bản. năm 1937 Đảng Công sản TQ hợp tác với chính quyền Quốc dân đảng chống phát- xít trên cả nước. Nhân dân các nước Đông Nam Á cũng anh dũng đứng lên kháng chiến chống quân Nhật xâm lược.
b) Ý nghĩa
Câu hỏi: Trình bày ý nghĩa của phong trào kháng chiến chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trả lời:
Phong trào của nhân dân thế giới góp phần vào thắng lợi chung của nhân loại tiến bộ, đập tan tham vọng bành trướng và áp bức của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản.