Giải chi tiết chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều mới chuyên đề 1 Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam (P3)

Giải chuyên đề 1 Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam (P3) sách chuyên đề Lịch sử 11 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

III. Nghệ thuật thời Lê trung hưng và thời Nguyễn

1. Nghệ thuật thời Lê trung hưng

a) Kiến trúc

Câu hỏi: Khai thác thông tin và các hình ảnh mục a:

- Nêu những nét cơ bản về nghệ thuật kiến trúc thời Lê trung hưng.

- Mô tả một công trình kiến trúc nổi bật thời Lê trung hưng và rút ra nhận xét.

1

Trả lời:

- Loại hình kiến trúc cung đình, lăng mộ của vua chúa có sự tiếp nối phong cách kiến trúc các thời kì trước.

Kiến trúc dân gian phát triển theo hướng cởi mở, phóng khoáng hơn.
Đình làng được xây dựng phổ biến, đặc biệt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Nhiều chùa được xây mới hoặc trùng tu, kiến trúc gần gũi với cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống đời thường.
Xuất hiện loại hình kiến trúc nhà thờ Công giáo. Hầu hết các nhà thờ được xây theo kiến trúc Gô-tích.

- Phủ chúa Trịnh:

Được xây dựng trong khoảng hơn một thế kỉ trước bằng các vật liệu sẵn có như gạch , ngói và các loại gỗ quý. Xung quanh phủ và ven hồ lân cận, chúa Trịnh được xây dựng nhiều nguyệt đài, nhà thủy tạ như Tả Vọng trên Gò Rùa, cung Khánh Thuy,..

Nhận xét: Kiến trúc cung đình thời Lê trung hưng về cơ bản vẫn nối tiếp thời Lê sơ và Thời Mạc nhưng được xây dựng quy mô lớn hơn, lộng lẫy hơn.

b) Điêu khắc 

Câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục b, nêu những nét cơ bản về nghệ thuật điêu khắc thời Lê trung hưng và rút ra nhận xét.

2

Trả lời:

Điêu khắc thời Lê sơ: thể hiện qua hình tượng rồng, tượng quan hầu, tượng thú, bia Vĩnh Lăng, bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám,...

Hình tượng rồng thời Lê sơ: đường nét sắc nhọn, mạnh mẽ, thể hiện sự dữ tợn, khỏe khoắn, tượng trưng cho sức mạnh, uy quyền của vua.
Chạm khắc gỗ ở các đình làng miêu tả cảnh sinh hoạt của nhân dân. Các dòng tranh khắc gỗ như Đông Hồ, Hàng Trống ra đời.

=> Nghệ thuật thời Lê sơ kế thừa những tinh hoa của nghệ thuật thời Lý, Trần, đồng thời có những bước tiến mới cả về nội dung và hình thức thể hiện.

c) Mỹ thuật

Câu hỏi: Khai thác thông tin và các hình ành trong mục c, nêu những nét cơ bản về mĩ thuật thời Lê trung hưng và rút ra nhận xét.

3

Trả lời:

- Mĩ thuật thời Lê trung hưng phát triển rực rỡ với nhiều thể loại như vẽ trang trí hoa văn trên đồ gốm sứ, vẽ trên giấy bồi,..

- Xuất hiện dòng tranh vẽ và in trên gỗ, lụa.

- Dòng tranh dân gian nổi tiếng nhất là tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống và tranh Kim Hoàng (Hà Nội).
- Dòng tranh lụa thường khắc hoạ chân dung các nhân vật lịch sử tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Phùng Khác Khoan, Phan Huy Ích,...
- Nhận xét: Hoa tiết mĩ thuật thời Lê trung hưng có phần đơn giản nhưng rất sinh động và giàu tính hiện thực.

d) Những điểm mới về nghệ thuật thời Lê trung hưng

Câu hỏi: Dựa thông tin và hình ảnh trong mục d, phân tích những điểm mới về nghệ thuật  thời Lê trung hưng.

Trả lời:

Những điểm mới về nghệ thuật thời Lê trung hưng:

+ Về kiến trúc: kiến trúc dân gian phát triển cởi mở, phóng khoáng hơn các thời trước; xuất hiện loại hình kiến trúc nhà thờ Công giáo.
+ Về điêu khắc: điêu khắc cung đình có xu hướng đơn giản hóa.
+ Về mĩ thuật: xuất hiện dòng tranh vẽ và in trên gỗ, lụa.

+ Nghệ thuật có sự kế thừa và giao thoa mạnh mẽ, có sự kế thừa của thời kì trước dó, đồng thời có hướng đi mới.

2. Nghệ thuật thời Nguyễn

a) Kiến trúc

Câu hỏi:  Đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong mục a:

- Mô tả những nét cơ bản về nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn và rút ra nhận xét.

- Giới thiệu một công trình kiến trúc nổi bật của Kinh thành Huế

4 5

Trả lời:

- Kiến trúc cung đình: Kinh thành Huế được xây dựng trong 30 năm( 1803- 1832). Kinh thành Huế gồm ba lớp thành: Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành được gọi là đại nội.Mỗi công trình có một chức năng riêng biệt , được xây dựng và trang trí rất độc đáo tiêu biểu như Ngọ Môn, điện Thái Hòa,..

Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng: chùa tháp được trùng tu và xây dựng mới ở nhiều nơi. Việc tu sửa lại đình làng tiếp tục được duy trì.

- Nhận xét: Nhìn chung kiến trúc thời Nguyễn có sự kế thừa truyền thống của các thời kỳ trước, đồng thời tiếp thu những nét đặc sắc kiến trúc Trung Hoa và vận dụng hiệu quả kiến trúc xây thành quân sự phòng ngự Vau - ban của Pháp,

Tử cấm thành:

* Tử Cấm thành: Nằm trong khu vực Hoàng thành cũng bắt đầu xây dựng vào mùa hè năm 1804. Thời Vua Gia Long gọi Tử Cấm Thành là Cung Thành.

Mặt bằng khu Tử Cấm Thành cũng có dạng hình chữ nhật. Mặt trước và mặt sau đều dài 324m. Mặt trái và mặt phải đều dài 290m. Vòng tường thành được xây bằng gạch, cao 3,72m, dày 0,72m, xung quanh không có hào. Mặt thành phía trước chỉ trổ một cửa duy nhất ở ngay chính giữa: Đại Cung môn. Mặt sau có 3 cửa: 2 cửa Tường Loan và Nghi Phụng được xây dựng ngay từ đầu thế kỷ XIX; còn “Văn Phòng môn” thì chỉ mới được trổ ra dưới thời Bảo Đại, khi xây dựng Ngự tiền Văn phòng vào khoảng năm 1933. Mặt trái trổ 4 cửa: Đông An, Cấm Uyển, Hưng Khánh và Duyệt Thị. Mặt phải trổ 2 cửa Tây An và Gia Tường.

Hoàng thành được chia ra thành nhiều khu vực nhỏ với những chức năng khác nhau. Quanh mỗi khu vực đều có xây tường gạch cao quá đầu người để ngăn cách. Căn cứ vào ý tưởng qui hoạch và chức năng của các công trình kiến trúc nói chung, mặt bằng Hoàng cung Huế có thể được chia ra thành các khu vực sau đây:

- Khu vực cử hành đại lễ của triều đình: Từ Ngọ Môn đến điện Thái Hòa, nơi diễn ra các cuộc lễ đăng quang, tiếp các sứ bộ ngoại giao quan trọng, mừng sinh nhật vua, lễ Quốc khánh, lễ Duyệt binh, lễ Truyền lô (đọc danh sách các tân khoa Tiến sĩ)...

- Khu vực thờ phụng các vua chúa nhà Nguyễn: Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu, điện Phụng Tiên.

- Khu vực ăn ở của Hoàng Thái hậu (mẹ vua) và Thái Hoàng Thái hậu (bà nội vua): Cung Diên Thọ, cung Trường Sanh.

- Khu vực phủ Nội Vụ: Gồm nhà kho tàng trữ đồ quý và các xưởng chế tạo đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp nhất.

- Khu vực vườn Cơ Hạ và điện Khâm Văn: Tùy theo thời vua mà có các chức năng khác nhau (thời Vua Gia Long, là nơi học tập của Hoàng tử Đảm; thời Vua Thiệu Trị, là vườn ngự nổi tiếng; thời Vua Tự Đức, điện Khâm Văn là nơi vua nghe các đại thần uyên bác giảng giải kinh sách).

- Khu vực Tử Cấm thành: Đây là chốn cung cấm dành riêng cho vua và gia đình ăn ở, làm việc và hưởng thụ các loại hình tiêu khiển khác nhau. Trong thời cao điểm của nó, tại đây có đến hàng chục cung điện huy hoàng tráng lệ và lầu son gác tía; hoàng gia đông đảo có đến hàng trăm thành viên.

Trên địa bàn chung của Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, vào thời vàng son của nó, có khoảng 100 công trình kiến trúc các loại và lớn nhỏ khác nhau như cung điện, lầu gác, nhà cửa, miếu thờ, cầu, hồ ao... Bố cục mặt bằng của hệ thống kiến trúc rất chặt chẽ và đăng đối. Phần lớn các công trình đều đối xứng từng cặp qua đường trục chính từ Ngọ Môn đến lầu Tứ Phương Vô Sự, và ở vào những vị trí tiền, hậu; thượng, hạ; tả, hữu rất là nhất quán (giữ đúng nguyên tắc truyền thống: tả văn hữu võ, tả nam hữu nữ, tả chiêu hữu mục). Các con số 9 và 5 được sử dụng nhiều trong kiến trúc trang trí, vì theo Dịch lý, những con số ấy ứng với mạng thiên tử. Đây cũng là thế giới của rồng 5 móng, vì nó tượng trưng cho vua.

 Nhìn chung, tổng thể kiến trúc Hoàng thành và Tử Cấm Thành chẳng những có giá trị nghệ thuật về quy hoạch, kiến trúc và trang trí, mà đây còn là hệ thống Hoàng cung còn lại duy nhất tại Việt Nam.

b) Điêu khắc

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong các hình ảnh trong mục b:

- Mô tả những nét cơ bản về nghệ thuật điêu khắc thồi Nguyễn.

- Giới thiệu một sản phẩm mà em ấn tượng nhất.

6

Trả lời:

- Điêu khắc thời Nguyễn nổi bật với nghệ thuật khảm sảnh, sứ, đắp vữa gắn sành, sứ,... Ngoài ra còn thể hiện ở việc chạm khắc trên bia đá, tạc tượng, hình tượng rồng, phượng có mặt ở mọi mặt trong kiến trúc cung đình thời Huế.

- Một sản phẩm em ấn tượng nhất thời Huế là: Khảm sành sứ. Tiêu biểu nhất là lăng Khải Định, giá trị lớn nhất của lăng Khải Định chính là nghệ thuật khảm sành sứ trong nội điện. Các nghệ nhân đã  dùng hàng vạn mẩu sành, sứ thủy tinh với đủ màu sắc để đập nối thành hàng nghìn bức tranh, hình chim,.. 

c) Âm nhạc

Câu hỏi: Khai thác thông tin, tư liệu và hình ảnh trong mục d:

- Mô tả những nét cơ bản về âm nhạc thời Nguyễn.

- Giới thiệu một loại hình nghệ thuật âm nhạc mà em ấn tượng nhất.

7

Trả lời:

- Âm nhạc cung đình xuất hiện từ rất sớm, được lưu giữ và phát triển qua nhiều triều đại. Âm nhạc dân gian phát triển trên khắp các tình thành trong cả nước, phong phú về loại hình , đồng thời mang đặc trung vùng, miền như cải lương, tuồng, chèo,..

- Hát Xẩm là một dòng dân ca của nước ta phát triển mạnh và phổ biến tại đồng bằng Bắc Bộ và trung du miền núi phía Bắc. Ban đầu hát xẩm là một hình thức mưu sinh của những người dân nghèo khổ tại các chợ, đường phố. Bộ nhạc cụ đơn giản nhất để hát xẩm chỉ gồm đàn nhị và Sênh tiền. Nhóm hát xẩm đông người có thể dùng thêm đàn bầu, trống mảnh và phách bàn. Có tài liệu cho rằng đàn bầu khởi thủy là nhạc cụ đặc trưng của hát xẩm, sau do đàn nhị dễ chơi hơn và có âm lượng tốt hơn (phù hợp với chỗ đông người) nên thường được sử dụng. Để thay cho đàn nhị truyền thống, có thể dùng đàn gáo. Đây là loại đàn được phát triển từ đàn nhị nhưng to và dài hơn, thích hợp khi đệm cho giọng trầm. Sênh dùng đệm nhịp cho hát xẩm có thể là sênh sứa (gồm hai thanh tre hoặc gỗ) hoặc sênh tiền (có gắn thêm những đồng tiền kim loại để tạo âm thanh xúc xắc). Ngoài ra trống cơmsáo và thanh la cũng có thể hiện diện trong hát xẩm.

d) Những điểm mới về nghệ thuật thời Nguyễn

Câu hỏi: Nêu những điểm mới về nghệ thuật Việt Nam dưới thời Nguyễn.

Trả lời:

Nghệ thuật thời Nguyễn có sự kết hợp văn hóa Đông - Tây, đặc biệt là Việt - Pháp. Các công trình kiến trúc đều có sự kết hợp văn hóa vừa phát huy được những thành tự của thời kỳ trước, vừa vận dụng được hiệu quả của kiến trúc Trung Hoa và Vau - ban Pháp.

LUYỆN TẬP

Câu 1. Lập bảng tóm tắt những thành tựu tiêu biểu về kiến trúc, điêu khắc của Việt Nam dưới thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng và Nguyễn theo mẫu sau:

      Triều đại

Lĩnh vực

 Lý

 Trần

 Lê sơ

 Mạc

 Lê trung hưng

 Nguyễn

 Kiến trúc

 

 

 

 

 

 

 Điêu khắc

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

 

      Triều đại

Lĩnh vực

 Lý

 Trần

 Lê sơ

 Mạc

 Lê trung hưng

 Nguyễn

 Kiến trúc

 

Hệ thống chùa, tháp được xây dựng ở nhiều nơi, nhiều công trình quy mô lớn. Bên cạnh đó là hệ thống đền, miếu thờ thần linh, anh hùng, người có công với làng, nước,...

 Nhiều công trình kiến trúc mới, có giá trị ra đời như: tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa),…

 Dưới thời Lê sơ, các công trình kiến trúc được tiếp tục mở rộng và phát triển.

 Các vua nhà Mạc xây dựng nhiều cung điện ở Dương Kinh (Thuộc Hải Phòng ngày nay).

Tôn tạo nhiều chùa, đình làng trở nên phổ biến, nổi tiếng nhất là đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang) và đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội).

Các đạo quán có điều kiện sửa sang, tu bổ: quán Hưng Thánh, Hội Linh, Linh Tiên (Hà Nội), quán Chân Thánh (Hưng Yên), quán Tiên Phúc (Hải Dương),.

 Kiến trúc dân gian phát triển theo hướng cởi mở, phóng khoáng hơn.

Đình làng được xây dựng phổ biến, đặc biệt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Nhiều chùa được xây mới hoặc trùng tu, kiến trúc gần gũi với cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống đời thường.

Xuất hiện loại hình kiến trúc nhà thờ Công giáo. Hầu hết các nhà thờ được xây theo kiến trúc Gô-tích.

 - Kiến trúc cung đình: Kinh thành Huế được xây dựng trong 30 năm( 1803- 1832). Kinh thành Huế gồm ba lớp thành: Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành được gọi là đại nội.Mỗi công trình có một chức năng riêng biệt , được xây dựng và trang trí rất độc đáo tiêu biểu như Ngọ Môn, điện Thái Hòa,..

 

Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng: chùa tháp được trùng tu và xây dựng mới ở nhiều nơi. Việc tu sửa lại đình làng tiếp tục được duy trì.

 Điêu khắc

 phát triển khá phong phú, đa dạng, tiêu biểu là tượng rồng bằng đá, tượng bằng đồng, gỗ, đá, đất nung,...

  Khá phát triển, là sự nối tiếp của nghệ thuật điêu khắc từ thời Lý nhưng cách tạo hình hiện thực khoáng đạt, khỏe khoắn hơn và thể hiện rõ tinh thần thượng võ cùng dấu ấn vương quyền.

  thể hiện qua hình tượng rồng, tượng quan hầu, tượng thú, bia Vĩnh Lăng, bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám,...

 Nghệ thuật thời Mạc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nghệ thuật thời Lý, Trần và Lê sơ. Phong cách chung: tả thực, gần gũi với cuộc sống đời thường, bố cục phóng khoáng, tự nhiên hơn các thời trước.

 Điêu khắc thời Lê sơ: thể hiện qua hình tượng rồng, tượng quan hầu, tượng thú, bia Vĩnh Lăng, bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám,...

 - Điêu khắc thời Nguyễn nổi bật với nghệ thuật khảm sảnh, sứ, đắp vữa gắn sành, sứ,... Ngoài ra còn thể hiện ở việc chạm khắc trên bia đá, tạc tượng, hình tượng rồng, phượng có mặt ở mọi mặt trong kiến trúc cung đình thời Huế.

 

VẬN DỤNG

Câu 2. Làm sáng tỏ nhận định: Nghệ thuật thời Lê trung hưng và thời Nguyễn có nhiều điểm mới so với nghệ thuật các thời kì trước đó.

Trả lời:

- Nghệ thuật Lê trung hưng có sự mở rộng của kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng phát triển rực rỡ đa dạng, Mĩ thuật xuất hiện yếu tố mới và trở nên đa dạng, nghệ thuật có sự kế thừa.

- Nghệ thuật thời Nguyễn có quy mô lớn nhất trong các thời đại quân chủ Việt Nam.

Các công trình kiến trúc phát huy được thành tựu của thời kì trước và vừa phát huy được những điểm độc đáo mới.

Câu 3: Tìm hiểu và chỉ ra những điểm giống và khác nhau của biểu tượng rồng thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc và Nguyễn. Giới thiệu những điểm giống và khác nhau đó với thầy cô và bạn học.

Trả lời:

Từ nửa cuối thế kỷ XIV, con rồng đã rời khỏi kiến trúc cung đình để có mặt trong các kiến trúc dân dã, không những chỉ có trên điêu khắc đá và gốm, mà còn xuất hiện trên điêu khắc gỗ ở chùa. Rồng cũng không chỉ có ở các vị trí trang nghiêm mà rồng còn có mặt ở các bậc thềm (như ở chùa Phổ Minh).

Thân rồng thời Trần vẫn giữ dáng dấp như thời Lý, với các đường cong tròn nối nhau, các khúc trước lớn, các khúc sau nhỏ dần và kết thúc như đuôi rắn. Vẩy lưng vẫn thể hiện từng chiếc, nhưng không tựa đầu vào nhau như rồng thời Lý. Có khi vảy lưng có dạng hình răng cưa lớn, nhọn, đôi khi từng chiếc vẩy được chia thành hai tầng. Chân rồng thường ngắn hơn, những túm lông ở khủy chân không bay ra theo một chiều nhất định như rồng thời Lý mà lại bay lên phía trước hay phía sau tùy thuộc vào khoảng trống trên bức phù điêu. Và có sự xuất hiện chi tiết cặp sừng và đôi tay

Đầu rồng không có nhiều phức tạp như rồng thời Lý. Rồng vẫn có vòi hình lá, vươn lên trên nhưng không uốn nhiều khúc. Chiếc răng nanh phía trước khá lớn, vắt qua sóng vòi. Miệng rồng há to nhưng nhiều khi không đớp quả cầu.

Rồng thời Trần lượn khá thoải mái với động tác dứt khoát, mạnh mẽ. Thân rồng thường mập chắc, tư thế vươn về phía trước. Cách thể hiện rồng không chịu những quy định khắc khe như thời Lý.

Hình ảnh rồng chầu mặt trời sớm nhất là trong lòng tháp Phổ Minh ( Nam Định) có niên đại khoảng 1305 -1310. Đôi rồng ở đây được bố trí trong một ô tròn, chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu ngoái lại chầu một vòng tròn nhỏ ở giữa. Thể hiện mặt trời dưới dạng một vòng tròn đơn giản.

Đến thời Lê, rồng có sự thay đổi hẳn, rồng không nhất thiết là một con vật mình dài uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế khác nhau. Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Mép trên của miệng rồng vẫn kéo dài nhưng được vuốt gần như thẳng ra, bao quanh có một hàng vải răng cưa kết lại như hình chiếc lá. Răng nanh cũng được kéo dài lên phía trên và uốn xoăn thừng ở gốc. Lông mày vẫn giữ hình dáng biểu tượng ômêga, nhưng được kéo dài ra và đuôi vuốt chếch lên phía sau. Trên lông mày và chiếc sừng hai chạc, đầu sừng cuộn tròn lại. Rồng có râu ngắn và một chân trước thường đưa lên đỡ râu, tư thế thướng thấy ở các con rồng đời sau. Cổ rồng thường nhỏ hơn thân, một hiện tượng ít thấy ở những con rồng trước đó. Như vậy rồng mang dạng thú xuất hiện cuối đời Trần đã thấy phổ biến ở đời Lê Sơ nhưng vẫn còn mang dáng dấp truyền thống của loài rắn.

Rồng thời Trịnh Nguyễn vẫn còn đứng đầu trong bộ tứ linh nhưng đã được nhân cách hóa, được đưa vào đời thường như hình rồng mẹ có bầy rồng con quây quần, rồng đuổi bắt mồi, rồng trong cảnh lứa đôi.
Con rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ thọ, hai rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ… Phần lớn mình rồng không dài ngoằn mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt rồng lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Vậy trên lưng rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên. Hình tượng rồng dùng cho vua có năm móng, còn lại là bốn móng.

Câu 4. Lập nhóm và sưu tầm tư liệu về công trình kiến trúc hoặc điêu khắc tiêu biểu của Việt Nam dưới thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc và Nguyễn. Giới thiệu công trình đó với thầy cô và bạn học.

Trả lời:

- Ví dụ: Bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám là tác phẩm điêu khắc thời Lê sơ còn nguyên vẹn về hình dáng đến ngày nay. Bia khắc tên những người đỗ tiễn sĩ các khoa thi Đình thời Lê sơ, thời Mạc và thời Lê trung hưng trong thời gian từ năm 1442 đến năm 1779.

Quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiện tại nằm trong khuôn viên rộng 54331 m2, bao gồm nhiều công trình kiến trúc nhỏ khác nhau. Bao bọc khuôn viên là những bức gạch vồ. Trải qua nhiều tu sửa, quần thể di tích này bao gồm Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái Học. 

Tìm kiếm google: giải chuyên đề lịch sử 11 cánh diều, giải chuyên đề lịch sử 11 sách mới, giải chuyên đề lịch sử 11 cd, giải chuyên đề lịch sử 11 cánh diều chuyên đề 1, giải chuyên đề 1 Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com