Giải chi tiết chuyên đề Lịch sử 11 kết nối mới chuyên đề 1 Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam (P1)

Giải chuyên đề 1 Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam (P1) sách chuyên đề Lịch sử 11 kết nối. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Hình dưới đây là một trong những thành tựu tiêu biểu về kiến trúc và điêu khắc truyền thống Việt Nam. Trải qua các thời kì từ Lý, Trần đến Nguyễn, Việt Nam còn có những thành tựu tiêu biểu nào khác về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật và âm nhạc? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về một trong các thành tựu đó. Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam qua các triểu đại có sự phát triển, khác biệt như thế nào? Các em sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay.

I. NGHỆ THUẬT THỜI LÝ, THỜI TRẦN

1. Nghệ thuật thời Lý

Câu hỏi 1: Nêu những nét chính về kiến trúc và điêu khắc thời Lý.

Trả lời: 

- Kiến trúc thời Lý: phát triển và chịu ảnh hưởng lớn từ Phật Giáo:

  • Hệ thống chùa, tháp được xây dựng ở nhiều nơi, nhiều công trình quy mô lớn. Bên cạnh đó là hệ thống đền, miếu thờ thần linh, anh hùng, người có công với làng, nước,...
  • Các công trình chùa, tháp, đền, miếu thời Lý được xây dựng phản ánh sự phát triển của Phật giáo.

- Điêu khắc:

  • Chủ yếu được thể hiện trên gỗ, gốm, đá với các đề tài về mây, sóng nước, hoa sen, lá đề,... và hình tượng rồng.
  • Đặc điểm chung: khắc họa chân thực, đơn giản, uyển chuyển, mềm mại. Chịu ảnh hưởng ucar nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa, Ấn Độ.

Câu hỏi 2: Kể tên một số công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu thời Lý mà em biết. 

Trả lời: 

  • Một số công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lý: Thành Thăng Long, chùa Một Cột, chùa Thắng Nghiêm, tháp Báo Thiên, chùa Dạm,...
  • Một số tác phẩm điêu khắc tiêu biểu thời Lý: tượng phật, gạch trang trí hình rồng,...

2. Nghệ thuật thời Trần

Câu hỏi 1: Nêu những nét cơ bản về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Trần.

Trả lời: 

- Về kiến trúc: có sự kế thừa, phát triển phong cách kiến trúc thờ Lý.

  • Xây dựng mới một số công trình cung điện.
  • Chùa, tháp được xây dựng rải rác ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc, ven các triền sông vùng Đồng bằng Bắc Bộ ngày nay.
  • Trùng tu, xây dựng lại từ các công trình đã có từ thời Lý.

- Về điêu khắc:

  • Là sự nối tiếp thời Lý, nhưng phong cách tạo hình thể hiện sự khoáng đạt, khỏe khoắn hơn.
  • Hoa văn trang trí chủ yếu là hoa sen, hoa cúc, hình rồng, phượng, hổ, hình người,...

Câu hỏi 2: So sánh về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc giữa thời Trần và thời Lý.

Trả lời: 

 

Thời Lý

Thời Trần

Kiến trúc

  • Chịu ảnh hưởng của Phật Giáo
  • Các công trình cung điện, lâu đài, chùa,… được xây dựng mới quy mô lớn.
  • Kế thừa phong cách kiến trúc thời Lý.
  • Phạm vi xây dựng chùa, tháp được mở rộng về phía nam.

Điêu khắc

  • Khắc họa chân thực, đơn giản, uyển chuyển.
  • Hoa văn chủ yếu: mây, song, nước, hoa sen, lá đề,…
  • Nhiều tác phẩm tượng khắc họa rõ nét văn hóa bản địa.
  • Tạo hình khoáng đạt, khỏe khoắn hơn thời Lý.
  • Hoa văn trang trí chủ yếu: hoa sen, hoa cúc, hình rồng, chim phượng,…
  • Hình rồng đã xuất hiện ở các kiến trúc dân dã như đình, chùa.

II. NGHỆ THUẬT THỜI LÊ SƠ, THỜI MẠC

1. Nghệ thuật thời Lê sơ

Câu hỏi: Nêu những nét chính về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Lê sơ và nêu nhận xét.

Trả lời: 

- Về kiến trúc: các công trình kiến trúc được tiếp tục mở rộng và phát triển.

  • Kinh thành Thăng Long và hệ thống cung điện được trùng tu, xây dựng mới trên quy mô lớn, nổi bật là điện Kính Thiên.
  • Việc xây chùa mới bị hạn chế, nhiều chùa được trùng tu như chùa Minh Độ (Hải Dương), chùa Thiên Phúc (Hà Nội), chùa Kim Liên (Hà Nội),...
  • Lăng mộ thời Lê sơ cũng là những công trình nghệ thuật đặc sắc, điển hình là lăng mộ vua Lê Thái Tổ.

- Về điêu khắc:

  • Bao gồm điêu khắc lăng mộ, văn bia, thành bậc bằng đá,...
  • Đầu thời Lê sơ: các pho tượng ở lăng mộ được sắp xếp với bố cục và kích thước đều nhau (bia Vĩnh Lăng)
  • Từ thời vua Lê Thánh Tông, phong cách điêu khắc hoa mĩ, cầu kì hơn.
  • Nghệ thuật chạm khắc, trang trí rất tinh xảo. Hình rồng trên bia đá có vẻ đẹp sống động, tự nhiên, khỏe mạnh và dữ tợn hơn so với rồng thời Lý, Trần.

2. Nghệ thuật thời Mạc

Câu hỏi 1: Kể tên những thành tựu nghệ thuật chính thời Mạc.

Trả lời: 

Các thành tựu chính:

- Về kiến trúc:

  • Các vua nhà Mạc xây dựng nhiều cung điện ở Dương Kinh (Thuộc Hải Phòng ngày nay).
  • Tôn tạo nhiều chùa, đình làng trở nên phổ biến, nổi tiếng nhất là đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang) và đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội).
  • Các đạo quán có điều kiện sửa sang, tu bổ: quán Hưng Thánh, Hội Linh, Linh Tiên (Hà Nội), quán Chân Thánh (Hưng Yên), quán Tiên Phúc (Hải Dương), Thụy Ứng (Hưng Yên),...

- Về điêu khắc:

  • Tượng Phật, tượng thánh được tiện bằng gỗ như: tượng Quan Âm, Ngọc Hoàng, Kim Đồng, Ngọc Nữ,...
  • Thành tựu tiêu biểu: loại hình chân đèn gốm hoa lam.

Câu hỏi 2: Trình bày những nét cơ bản về kiến trúc và điêu khắc thời Mạc.

Trả lời: 

Những điểm chính:

- Về kiến trúc:

  • Chịu ảnh hưởng rõ rệt của Đạo giáo.
  • Các công trình kiến trúc thời Mạc bao gồm: cung điện, thành quách, chùa, tháp, đình, quán,...

- Về điêu khắc:

  • Phát triển với chất liệu gỗ, đá.
  • Hoa văn điêu khắc sinh động, phản ánh sinh động trí tưởng tượng của dân gian.
  • Phong cách chung: tả thực, gần gũi với cuộc sống đời thường, bố cục phóng khoáng, tự nhiên hơn các thời trước.

III. NGHỆ THUẬT THỜI LÊ TRUNG HƯNG

1. Kiến trúc

Câu hỏi: Nêu những nét chính về kiến trúc thời Lê trung hưng

Trả lời: 

  • Loại hình kiến trúc cung đình, lăng mộ của vua chúa có sự tiếp nối phong cách kiến trúc các thời kì trước.
  • Kiến trúc dân gian phát triển theo hướng cởi mở, phóng khoáng hơn.
  • Đình làng được xây dựng phổ biến, đặc biệt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
  • Nhiều chùa được xây mới hoặc trùng tu, kiến trúc gần gũi với cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống đời thường.
  • Xuất hiện loại hình kiến trúc nhà thờ Công giáo. Hầu hết các nhà thờ được xây theo kiến trúc Gô-tích.

2. Điêu khắc

Câu hỏi: Nêu những nét chính về điêu khắc thời Lê trung hưng.

Trả lời: 

  • Nghệ thuật điêu khắc cung đình thời kì này có xu hướng đơn giản hoá, kết hợp với phong cách điêu khắc dân gian.
  • Nghệ thuật điêu khắc dân gian phát triển rực rỡ, đạt đến đỉnh cao, phản ánh sinh động đời sống và thể hiện ước mơ, khát vọng về cuộc sống bình yên của nhân dân.
  • Điêu khắc trên gỗ đạt đến trình độ điêu luyện.

3. Mĩ thuật

Câu hỏi 1: Nêu những nét cơ bản về thành tựu và đặc điểm mĩ thuật thời Lê trung hưng.

Trả lời: 

  • Xuất hiện dòng tranh vẽ và in trên gỗ, lụa.
  • Dòng tranh dân gian nổi tiếng nhất là tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống và tranh Kim Hoàng (Hà Nội).
  • Dòng tranh lụa thường khắc hoạ chân dung các nhân vật lịch sử tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Phùng Khác Khoan, Phan Huy Ích,...
  • Hoa tiết mĩ thuật thời Lê trung hưng có phần đơn giản nhưng rất sinh động và giàu tính hiện thực.

Câu hỏi 2: Phân tích những điểm mới về nghệ thuật thời Lê trung hưng.

Trả lời: 

Những điểm mới về nghệ thuật thời Lê trung hưng:

  • Về kiến trúc: kiến trúc dân gian phát triển cởi mở, phóng khoáng hơn các thời trước; xuất hiện loại hình kiến trúc nhà thờ Công giáo.
  • Về điêu khắc: điêu khắc cung đình có xu hướng đơn giản hóa.
  • Về mĩ thuật: xuất hiện dòng tranh vẽ và in trên gỗ, lụa.
Tìm kiếm google: giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối, giải chuyên đề lịch sử 11 sách mới, giải chuyên đề lịch sử 11 kntt, giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối chuyên đề 1, giải chuyên đề 1 Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com