Giải chi tiết chuyên đề Lịch sử 11 kết nối mới chuyên đề 3 Một số nhà chính trị nổi tiếng của Việt Nam thời Cổ - Trung Đại (P2)

Giải chuyên đề 3 Một số nhà chính trị nổi tiếng của Việt Nam thời Cổ - Trung Đại (P2) sách chuyên đề Lịch sử 11 kết nối. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

1. Đinh Bộ Lĩnh 

Câu hỏi 1. Em hãy giới thiệu thân thế và sự nghiệp của Đinh Bộ Lĩnh. 

Trả lời:

Đinh Tiên Hoàng (924 - 979) húy Đinh Bộ Lĩnh là vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh, nhà nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam. Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau hai vua nhà Tiền Lý xưng đế trong thời Bắc thuộc rồi bị thất bại trước hoạ ngoại xâm, 400 năm sau người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh – Lê – Lý - Trần trải suốt hơn 400 năm và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các Vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như một dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương

Câu hỏi 2. Khai thác Tư liệu 1 và thông tin trong mục, nêu nhận xét của em về những đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc.

Trả lời:

Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước và lập ra nhà Đinh, khẳng định ở mức độ cao hơn nền độc lập của Đại Cồ Việt.

Nhà nước Đại cồ Việt thời nhà Đinh đã tạo cơ sở ban đầu để các vương triều sau này bổ sung, củng cố và điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của đất nước trong quá trình hình thành và xác lập chế độ phong kiến loại hình phương Đông ở nước ta. Đặc biệt, bằng những hoạt động đối nội và đối ngoại phù họp, Nhà nước Đại cồ Việt thời nhà Đinh đã đưa lịch sử nước ta vào một thời kỳ phát triến mới chưa từng có (so với trước đó), khôi phục lại thế đứng hiên ngang cho đất nước, cho dân tộc. Từ đây, đất nước của cộng đồng các dân tộc Việt, bằng sức sống bền bỉ và năng động của mình, đã vươn lên mạnh mẽ, đủ sức chống chọi với mọi âm mưu và hành động xâm lược của giặc ngoại xâm, giữ một vị trí quan trọng trong khu vực trước những biến động lớn đã từng xảy ra và còn tiếp diễn ở nhiều thế kỷ sau này. Nhà nước Đại cồ Việt dưới thời nhà Đinh ra đời, tồn tại, phát triển cùng với việc thiêt lập triều đình riêng do một hoàng đế đứng đầu, có niên hiệu riêng, quản lý một lãnh thố riêng biệt, là sự khẳng định mạnh mẽ nền độc lập, tự chủ của đất nước vừa mới được khôi phục sau hơn một thiên niên kỷ lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc. Đây là Nhà nước mở đầu cho thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. Công lao, đóng góp to lớn của Đinh Tiên Hoàng trong tiến trình lịch sử dân tộc còn mãi muôn đời.

2. Lê Thánh Tông 

Câu hỏi 1. Sưu tầm tư liệu và khai thác thông tin trong mục, giới thiệu thân thế, sự nghiệp của vua Lê Thánh Tông. 

Trả lời:

Lê Thánh Tông (1442 - 1497) là vị vua đã thực hiện cuộc cải cách đất nước toàn diện, đưa quốc gia Đại Việt phát triển thịnh trị trong thế kỉ XV:

Ông là con của vua Lê Thái Tông, tên húy là Lê Tư Thành. Sau khi lên ngôi năm 1460, Lê Thánh Tông đã thực hiện nhiều chính sách cải cách nhằm củng cổ chế độ quân chủ tập quyến, thúc đẩy sự phát triển của đất nước,...

Về chính trị, Lê Thánh Tông hoàn thiện bộ máy hành chính, chia cả nước thành 12 đạo và phủ Trung Đô (năm 1471 lập thêm đạo thứ 13), sắp xếp hệ thống quan lại, hoàn thiện luật pháp, cho về bản đồ cả nước gọi là Hồng Đức bản đồ.

Câu hỏi 2. Khai thác Tư liệu 2 và thông tin trong mục, nêu nhận xét của em về những đóng góp của Lê Thánh Tông đối với lịch sử dân tộc.

Trả lời:

Lê Thánh Tông có công lao đối với sự phát triển nền văn hoá và giáo dục của đất nước. Khoa cử trở thành phương thức chủ yếu để tuyển chọn nhân tài cho bộ máy nhà nước và được tổ chức thường xuyên với quy định rõ ràng, Hội Tao Đàn được sáng lập để vừa sáng tác vừa bình luận văn thơ. Nhiều công trình sử học và văn thơ lớn được biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư, Thiên Nam dư hạ tập, Hồng Đức quốc âm thi tập....

Dưới thời Lê Sơ, vua Lê Thánh Tông đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc xây dựng  và bảo vệ đất nước. Cụ thể là:

  • Đối với bộ máy nhà nước: Vua Lê Thánh Tông đã điều chỉnh lại bộ máy nhà nước ngày càng đầy đủ, hoàn thiện, chặt chẽ hơn thời Vua Lê Thái Tổ, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, có bộ máy trung ương và địa phương rõ ràng.
  • Đối với pháp luật: Vua Lê Thánh Tông đã soạn thảo ra và ban hành Quốc Triều hình luật. Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.
Tìm kiếm google: giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối, giải chuyên đề lịch sử 11 sách mới, giải chuyên đề lịch sử 11 kntt, giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối chuyên đề 3, giải chuyên đề 3 Một số nhà chính trị nổi tiếng của Việt Nam thời Cổ - Trung Đại (P2).

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com