Giải chi tiết chuyên đề Lịch sử 11 kết nối mới chuyên đề 3 Một số danh nhân trong lĩnh vực khoa học - công nghệ và giáo dục đào tạo (P5)

Giải chuyên đề 3 Một số danh nhân trong lĩnh vực khoa học - công nghệ và giáo dục đào tạo (P5) sách chuyên đề Lịch sử 11 kết nối. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

1. Tuệ Tĩnh 

Câu hỏi: Theo em, vì sao Tuệ Tĩnh được coi là "ông Tổ" của nghề thuốc nam?

Trả lời:

Ông đã khảo cứu, tập hợp được khoảng 200 chứng bệnh với gần 4000 phương thuốc chữa trị. Ông cũng phê phán tư tưởng mê tín dị đoan của những người chỉ tin vào bùa chú mà không tin thuộc. Ông đặc biệt quan tâm tới phòng bệnh bằng việc rèn luyện thân thể và sinh hoạt điều độ. 

Tuệ Tĩnh còn tổ chức cơ sở chữa bệnh trong nhà chùa và đồng thời dạy cách chữa bệnh cho các tăng ni để mở rộng việc chữa bệnh làm phúc, Với phương châm "Nam dược trị Nam nhân" (thuốc nam dùng chữa bệnh cho người Nam), ông đã dạy nhân dân cách trồng cây thuốc nam để tự chữa bệnh. Đồng thời, ông cũng hướng dẫn các cách chăm sóc sức khỏe, phương pháp vệ sinh phòng tránh bệnh tật. 

Tuệ Tĩnh còn tập hợp những bài thuốc chữa bệnh cho gia súc, góp phần đặt cơ sở cho ngành thú y Việt Nam. 

2. Lê Quý Đôn 

Câu hỏi 1. Vì sao các nhà sử học đánh giá Lê Quý Đôn là nhà bá học uyên thâm nhất của Việt Nam trong thế kỉ XVII? 

Trả lời:

Trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến, Lê Quý Đôn là một học giả kiệt xuất nhất, được mệnh danh "nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến". Ông đã có những đóng góp to lớn vào kho tàng văn hóa của dân tộc, làm rạng rỡ nền văn hiến nước nhà và cho đến nay, nhiều ngành khoa học ở nước ta còn phải kế thừa những thành tựu lớn lao của ông để phát huy, phát triển.

Ông là nhà bác học có kiến thức uyên bác và đa dạng. Toàn bộ những tri thức cao nhất ở thế kỷ thứ 18 đều được bao quát vào trong các tác phẩm của Lê Quý Đôn. Tác phẩm của ông như cái mốc lớn đánh dấu thành tựu văn hóa của cả một thời đại. Nhiều tác phẩm nghiên cứu về lịch sử, địa lý, văn hóa Việt Nam có giá trị của ông như: “Đại Việt thông sử”,“Phủ biên tạp lục“. Đặc biệt cuốn "Vân đài loại ngữ" được coi là "bách khoa thư" đồ sộ nhất thời phong kiến Việt Nam. 

Câu hỏi 2. Nêu nhận xét của em về những đóng góp chính của Lê Quý Đôn đối với lịch sử khoa học, văn hóa - giáo dục của dân tộc.

Trả lời:

Ông có đóng góp lớn trong quan hệ bang giao giữa Đại Việt với các nước láng giềng. 

Đóng góp lớn của Lê Quý Đôn cho nến văn hóa và khoa học dân tộc là đã dày công biên soạn nhiều tác phẩm thuộc các lĩnh vực lịch sử, địa lý, văn học.... Các tác phẩm của ông là kết tinh của quá trình tìm hiếu và ghi chép tỉ mỉ trong suốt cuộc đời làm quan.

Về sử học, ông biên soạn Đại Việt thông sử, Phú biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục,... Về triết học, có Dịch Kinh phụ thuyết, Xuân thu lược luận, Quần thư khảo biện; về sáng tác văn học có Hoàng Việt văn hải, Quế đường thi văn tập; về khoa học có Vân đài loại ngữ.

Phú biền tạp lục là bộ sách được biên soạn trong thời gian ông làm quan ở Thuận Hoá. Đây là tài liệu cổ xưa mô tả về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền ở quần đáo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các nhà nước phong kiến Việt Nam.

Lê Quý Đôn không chỉ nối tiếng về trí tuệ mà còn là tấm gương lao động cẩn cù, miệt mài và liên tục. Để biển soạn các bộ sách, ông đã khảo cứu một khối lượng tài liệu đồ sộ.

Tìm kiếm google: giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối, giải chuyên đề lịch sử 11 sách mới, giải chuyên đề lịch sử 11 kntt, giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối chuyên đề 3, giải chuyên đề 3 Một số danh nhân trong lĩnh vực khoa học - công nghệ và giáo dục đào tạo (P4)

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com