Giải chi tiết chuyên đề Lịch sử 11 kết nối mới chuyên đề 1 Nghệ thuật thời Nguyễn (P2)

Giải chuyên đề 1 Nghệ thuật thời Nguyễn (P2) sách chuyên đề Lịch sử 11 kết nối. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

IV. NGHỆ THUẬT THỜI NGUYỄN

1. Kiến trúc 

Câu hỏi: Nêu những nét chính về kiến trúc thời Nguyễn.

Trả lời:

Kiến trúc thời Nguyễn là sự tiếp nối, phát triển của kiến trúc truyền thống và chịu ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây.

Tiêu biểu nhất cho phong cách kiến trúc cung đình thời kì này là kinh thành Huế. Đây là quần thể có sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc truyền thống Việt Nam với kiến trúc quân sự phương Tây, bao gồm Hoàng thành, các cung điện...

Nét đặc sắc trong kiến trúc thời Nguyễn còn được thể hiện ở hệ thống lăng tẩm. Các lăng tẩm thường được xây dựng từ khi các vị vua còn trị vì, có phong cảnh hữu tình, với lối chạm khắc tinh xảo và hài hòa với thiên nhiên. 

2. Điêu khắc 

Câu hỏi: Nêu những nét cơ bản về điêu khắc thời Nguyễn. 

Trả lời:

Nghệ thuật điêu khức chủ yếu thể hiện qua các tác phẩm chạm khắc tinh xảo, đa dạng trong các lăng tẩm và di tích. 

Điêu khắc lăng tẩm thời Nguyễn nhìn chung khá chặt chẽ về quy phạm, các chi tiết được làm giống như thật, đặc tả hiện thực. 

Trong các công trình điêu khắc thời Nguyễn, Cửu đỉnh được coi là kiệt tác tiêu biểu nhất. Cửu đỉnh được đặt tại sân Thế miếu. Trên mỗi Cửu đỉnh có 18 hình khác, chạm nổi các hình ảnh mô tả cảnh vật, sản vật của đất nước. Tống cộng có 153 hình ảnh mang đậm tính dân tộc, tính dân gian cùng tên gọi được khác trên Cửu đỉnh bao gồm: tỉnh tú, núi sóng, cửa biển, lãnh hải, cửa ải, hoa cỏ, động vật, binh khí, xe thuyền. Công trình được xem là hình ảnh thu nhỏ của đất nước Việt Nam.

3. Mĩ thuật 

Câu hỏi: Trình bày những nét nổi bật về mĩ thuật thời Nguyễn 

Trả lời:

Mĩ thuật thời Nguyễn bao gồm mĩ thuật cung đình (trang trí cung điện, đền đài, lăng tẩm,...) và mĩ thuật dân gian (trang trí đình, chùa, nhà thờ họ, tranh dân gian, đồ mĩ nghệ,...). 

Hầu hết các bộ phận bằng gỗ trong cung điện đều được sơn son thêos vàng và trở thành phong cách trang trí chủ đạo của kiến trúc cung đình, làm cho các công trình thêm rực rỡ nhưng vẫn thể hiện sự tôn nghiêm. 

Mĩ thuật dân gian thời Nguyễn là sự kế thừa và phát triển mĩ thuật của các thời kì trước. Thời kì này còn xuấ hiện dòng tranh làng SInh (Huế). Một số bức vẽ trên các công trình kiến trúc cho thấy bước đầu có sự ảnh hưởng của hội họa phương Tây. 

Điểm độc đáo của mĩ thuật thời Nguyễn là sự ảnh hưởng tác động qua lại giữa mĩ thuật dân gian và mĩ thuật cung đình. 

4. Âm nhạc 

Câu hỏi 1. Nêu những nét cơ bản về âm nhạc cung đình và âm nhạc dân gian thời Nguyễn. 

Trả lời:

Âm nhạc cung đình có vai trò quan trọng trong các nghỉ lễ của triều đình cũng như đời sống của quan lại, quý tộc. Đây là thể loại nhạc chính thống của quốc gia với tổ chức đàn nhạc và tiết mục ca múa nhạc có quy mô lớn, có sự trình diễn của nhiều diễn viền, nhạc công. Ngoài ra, thể loại nhạc này có sự biến tấu linh hoạt và tính bác học cao. Dưới triều Nguyễn, âm nhạc cung đình đại đến trình độ uyên bác, thế hiện bước phát triển vượt bậc so với các thời kì trước.

Câu hỏi 2. Chỉ ra những điểm mới của nghệ thuật thời Nguyễn.

Trả lời:

Sự xuất hiện của Cửu Đỉnh, văn hóa phương Tây du nhập vào. Các quần thể lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn tuy khác nhau về kiến trúc nhưng tương đối thống nhất về các mô típ trang trí được chạm khắc trên các công trình kiến trúc. Tiêu biểu như lăng Khải Định với tượng quan văn, quan võ, ngựa, voi được chạm trổ tinh xảo như thật. Hoặc như lăng Đồng Khánh mang nét nghệ thuật chạm khắc Á Đông rõ rệt trên tấm bình phong ở khu vực lăng mộ với biểu tượng chữ thọ, hình tượng 2 con cá chép, bên trên có 2 con rồng chầu mặt trời với ý nghĩa gợi về quá trình làm vua ngắn ngủi của vua Đồng Khánh. Qua bàn tay tài hoa, những người thợ điêu khắc đã thể hiện đường nét theo mỹ cảm riêng của mình, tạo nên những tác phẩm mỹ thuật có sinh khí.

Ngoài nghệ thuật chạm khắc tượng, nghệ thuật chạm khắc trên bia đá với những bài văn thơ, phú, ký do đích thân vua ngự chế hoặc do triều đình theo lệnh vua biên soạn được chế tác tinh xảo, thể hiện tính chất độc đáo về mỹ thuật dưới thời Nguyễn. Nổi bật nhất phải kể đến Bia Khiêm Cung Ký tại Lăng vua Tự Đức. Tấm bia có kích thước lớn nhất ở Việt Nam này hội tụ các nét đặc trưng của phong cách trang trí cung đình thời Nguyễn. Bệ bia được chạm trổ công phu, mặt ngoài chạm nổi và chạm lộng các đồ án rồng mây.  

Tìm kiếm google: giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối, giải chuyên đề lịch sử 11 sách mới, giải chuyên đề lịch sử 11 kntt, giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối chuyên đề 1, giải chuyên đề 1 Nghệ thuật thời Nguyễn.

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com