Giải chi tiết chuyên đề Lịch sử 11 kết nối mới chuyên đề 3 Luyện tập và vận dụng

Giải chuyên đề 3 Luyện tập và vận dụng sách chuyên đề Lịch sử 11 kết nối. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Câu hỏi 1. Theo em, vì sao khi giảng dạy và học tập lịch sử cần tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp chính của các danh nhân?

Trả lời:

Bởi những danh nhân gắn với những sự kiện lịch sử trong từng giai đoạn của dân tộc. Khi ta tìm hiểu về các danh nhân ấy sẽ giúp ta hình dung ra bối cảnh lịch sử thời bây giờ và nguyên nhân hình thành nên những tư tưởng và những công lao đóng góp của các danh nhân. 

Câu hỏi 2. Sử dụng tư liệu về các danh nhân đã học ở trong bài, lập bảng tóm tắt những đóng góp của họ đối với lịch sử dân tộc. 

Trả lời:

 

Đinh Bộ Lĩnh

Lê Thánh Tông

Trần Quốc Tuấn

Võ Nguyên Giáp

Nguyễn Trãi

Nguyễn Du

Tuệ Tĩnh

Lê Quý Đôn

Những đóng góp  

Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, thống nhất đất nước và lập ra nhà Đinh, khẳng định ở mức độ cao hơn nền độc lập của Đại Cồ Việt.

Lê Thánh Tông có công lao đối với sự phát triển nền văn hoá và giáo dục của đất nước. Khoa cử trở thành phương thức chủ yếu để tuyển chọn nhân tài cho bộ máy nhà nước và được tổ chức thường xuyên với quy định rõ ràng, Hội Tao Đàn được sáng lập để vừa sáng tác vừa bình luận văn thơ. Nhiều công trình sử học và văn thơ lớn được biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư, Thiên Nam dư hạ tập, Hồng Đức quốc âm thi tập....

- Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.

- Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, đây là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

- Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.

- Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

- Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.

 

Ông có công lao lớn trong tổ chức và phát triển lực lượng quân đội chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và nền quốc phòng vững mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong từng giai đoạn lịch sử. Về chiến thuật, ông Giáp là bậc thầy trong nghệ thuật chiến tranh du kích: về mặt này, ông là người chỉ huy vĩ đại nhất của mọi thời đại. 

Đại tướng đã trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn, quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới kết quả của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. 

 

- Nguyễn Trãi đã có những đóng góp to lớn cho dân tộc, không chỉ khi Lê Lợi mới dấy binh khởi nghĩa mà cả khi nhà Lê đã thành lập, đất nước thái bình.

- Những đóng góp của ông không phải chỉ trên lĩnh vực quân sự, chính trị mà ông còn có đóng góp lớn cho nền văn hóa nước nhà với nhiều tác phẩm lớn về văn học, sử học, địa lí.

- Tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân của ông được toàn thể nhân dân biết đến. Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại.

 

Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài của dân tộc Việt Nam với tầm vóc và vị thế khó ai sánh nổi. Tên tuổi và sự nghiệp của ông, đặc biệt là tác phẩm Truyện Kiều - đỉnh cao của nền văn học cổ điển nước nhà đã góp phần đưa văn học Việt Nam vượt ra khỏi bờ cõi quốc gia, trở thành một phần của tinh hoa văn hóa nhân loại, ghi dấu ấn của văn học Việt Nam trên thi đàn quốc tế.

Trải qua cuộc sống bao thăng trầm, bể dâu của thời cuộc, kế thừa truyền thống gia đình và dòng họ, hội tụ tinh hoa văn hóa Hà Tĩnh quê cha và Kinh Bắc quê mẹ; với tài năng thiên bẩm, Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế một di sản văn học vô cùng quý giá. Với hàng trăm tác phẩm của mình, Nguyễn Du đã phác họa, chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống xã hội đương thời, xót thương cho những thân phận khổ đau, lên án bất công xã hội, ước mơ giải phóng con người, tiêu biểu như Thanh hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục và đỉnh cao là Truyện Kiều, một kiệt tác thơ của mọi thời đại, có tầm ảnh hưởng sâu rộng bởi giá trị tư tưởng cao đẹp và giá trị nghệ thuật đặc sắc của một thiên tiểu thuyết bằng thơ. Truyện Kiều là tác phẩm đạt đến mẫu mực tuyệt vời về sự kết hợp giữa ngôn ngữ bác học với ngôn ngữ bình dân, giữa vẻ đẹp của tiếng Việt và thể thơ lục bát dân tộc, là đỉnh cao của nghệ thuật thi ca.

Hơn hai trăm năm mươi năm đi qua, Truyện Kiều và các tác phẩm của ông đã gắn bó với đời sống của nhân dân ta từ Bắc chí Nam, vượt qua biên giới đến với kiều bào ta ở xa Tổ quốc và bạn bè quốc tế. Tư tưởng triết học nhân sinh đã đưa tác phẩm của Nguyễn Du vượt qua thời gian, vượt mọi giới hạn của ngôn ngữ, bắt gặp sự chia sẻ, đồng điệu của mọi người. Nhiều câu thơ của Nguyễn Du khái quát thành những triết lý nhân sinh sâu sắc về cuộc đời, về con người, đề cao cái thiện, coi cái thiện là gốc rễ đã lay động trái tim bao thế hệ người Việt Nam, tạo cảm hứng sáng tác cho nhiều tác phẩm thi ca, nhạc họa. Người dân ta, từ trẻ đến già hầu như ai cũng biết đến truyện Kiều, nhiều loại hình như ngâm, vịnh thơ Kiều, ru Kiều, bói Kiều, diễn trò Kiều, lẩy Kiều, tập Kiều... đã trở thành nét văn hóa dân gian trong sáng của Việt Nam.

Vượt qua thăng trầm lịch sử, Truyện Kiều và Nguyễn Du đã sống một đời sống đích thực trong lòng của nhân dân. Trong thời đại Hồ Chí Minh, tên tuổi, di sản của ông không chỉ được người Việt Nam mãi mãi tôn vinh, tự hào, mà còn được bạn bè năm châu biết đến và ngưỡng mộ.

 

Tuệ Tĩnh có công lao to lớn trong việc xây dựng một quan điểm y học độc lập, tự chủ, sát với thực tế Việt Nam. Câu nói của ông: "Nam dược trị Nam nhân" thể hiện quan điểm đầy biện chứng về mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường sống xung quanh. Quan điểm ấy dẫn dắt ông lên ngôi vị cao nhất của nền y học cổ truyền Việt Nam: Ông Thánh thuốc Nam! Trong trước tác của mình, ông không rập khuôn theo các trước tác của các đời trước, Ông không đưa kim, mộc, thủy, hỏa, thổ lên đầu mà xếp các cây cỏ trước tiên. Ông cũng phê phán tư tưởng dị đoan của những người chỉ tin vào bùa chú mà không tin dùng vào thuốc. Ông đã nêu ra nhiều phương pháp khác nhau để chữa bệnh như: châm, chích, chườm, bóp, xoa, ăn, uống, hơ, xông, v.v…

Tuệ Tĩnh đã không dừng lại ở vị trí một thầy thuốc chữa bệnh, ông còn tự mình truyền bá phương pháp vệ sinh, tổ chức cơ sở chữa bệnh trong nhà chùa và trong làng xóm. Có tài liệu cho biết, trong 30 năm hoạt động ở nông thôn, Tuệ Tĩnh đã xây dựng 24 ngôi chùa, biến các chùa này thành y xá chữa bệnh. Ông tập hợp nhiều y án: 182 chứng bệnh được chữa bằng 3.873 phương thuốc. Ông cũng luôn luôn nhắc nhở mọi người chú ý nguyên nhân gây bệnh, tìm biện pháp phòng bệnh tích cực. Tuệ Tĩnh nhấn mạnh tác dụng việc rèn luyện thân thể và sinh hoạt điều độ.

 

Đóng góp lớn của Lê Quý Đôn cho nến văn hóa và khoa học dân tộc là đã dày công biên soạn nhiều tác phẩm thuộc các lĩnh vực lịch sử, địa lý, văn học.... Các tác phẩm của ông là kết tinh của quá trình tìm hiếu và ghi chép tỉ mỉ trong suốt cuộc đời làm quan.

Về sử học, ông biên soạn Đại Việt thông sử, Phú biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục,... Về triết học, có Dịch Kinh phụ thuyết, Xuân thu lược luận, Quần thư khảo biện; về sáng tác văn học có Hoàng Việt văn hải, Quế đường thi văn tập; về khoa học có Vân đài loại ngữ.

Phú biền tạp lục là bộ sách được biên soạn trong thời gian ông làm quan ở Thuận Hoá. Đây là tài liệu cổ xưa mô tả về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền ở quần đáo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các nhà nước phong kiến Việt Nam.

Lê Quý Đôn không chỉ nối tiếng về trí tuệ mà còn là tấm gương lao động cẩn cù, miệt mài và liên tục. Để biển soạn các bộ sách, ông đã khảo cứu một khối lượng tài liệu đồ sộ.

 

Tìm kiếm google: giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối, giải chuyên đề lịch sử 11 sách mới, giải chuyên đề lịch sử 11 kntt, giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối chuyên đề 3, giải chuyên đề 3 Luyện tập và vận dụng

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com