Giải chi tiết chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều CĐ 1: Nghiên cứu về một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại

Giải CĐ 1: Nghiên cứu về một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại chuyên đề Ngữ văn 12 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa chuyên đề mới. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

  1. Nghiên cứu một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại

Câu 1: Hoàn thiện bảng dữ liệu về truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải (bước 3, mục II.5).

Bài làm chi tiết:

Tiêu chí

Dẫn chứng (với mỗi ý cần có những dẫn chứng cụ thể)

Nhận xét

Cảm hứng sáng tác và kiểu nhân vậtCảm hứng sáng tác đến từ việc quan sát và tìm hiểu cuộc sống, con người Hà Nội trong giai đoạn mới của xã hội.Truyện đã thể hiện những khám phá, phát hiện của tác giả về vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước.
Người kể chuyệnNhân vật xưng “tôi”Một nhân vật phức tạp và đa chiều
Điểm nhìn của người kể chuyện và nhân vật
  • Ở góc nhìn của bà Hiền
  • Ở góc nhìn của chị vú – người làm công
Sự đối thoại về ý thức tạo nên sự thay đổi điểm nhìn linh hoạt làm cho khoảng cách giữa người kể và nhân vật trở nên gần gũi hơn. 
Nhân vậtBà HiềnNhân vật bà Hiền không chỉ phản ánh cá nhân một người phụ nữ Hà Nội mà còn là hình ảnh đại diện cho tinh thần và giá trị văn hóa của người dân Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung trong thời kì đổi mới
Mối quan hệ giữa nhà văn và người đọcNhà văn đã thể hiện sự chuyển đổi từ cảm hứng chính luận sang cảm hứng triết luận, đánh dấu một bước phát triển đáng ghi nhận trong tư duy nghệ thuật của nhà vănSự phong phú và đa dạng trong cách nhìn nhận và đánh giá con người, cuộc sống trong giai đoạn mới của xã hội

 

Câu 2: Chọn một trong hai cách ở bước 4, mục II.5 và hoàn thiện thao tác lập đề cương.

Bài làm chi tiết:

  1. Giới thiệu chung 
  2. Giới thiệu về hai tác giả Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải
  • Nguyễn Minh Châu là một nhà văn lớn có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông còn được đánh giá là ngọn cờ đầu đổi mới văn học từ những năm 80. Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn mở đường tài ba và tinh anh nhất. Ông không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của những người nghệ sĩ, luôn tha thiết đi tìm và khám phá những hạt ngọc ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn. 
  • Nguyễn Khải là một nhà văn người Việt Nam và là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà văn trưởng thành sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  1. Giới thiệu về hai tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” và “Một người Hà Nội”.

Chiếc thuyền ngoài xa (1983) và Một người Hà Nội (1990) đều được sáng tác sau năm 1975, vì thế mang những đặc điểm của tính hiện đại: đối thoại với khuynh hướng sử thi ở giai đoạn trước năm 1975 để tìm kiếm những hình thức mới cho truyện ngắn (đem đến những cách tân và thể hiện tinh thần dân chủ).

  1. Thân bài
    1. Khái niệm khuynh hướng sử thi

Khuynh hướng sử thi hay còn được gọi là tính sử thi là một thể loại văn học có ý nghĩa quan trọng đối với một số dân tộc. Nó dành để ca ngợi những vị anh hùng dân tộc và chiến sĩ của dân tộc, thường liên quan đến những sự kiện và biến cố lớn lao trong lịch sử. Nhân vật chính trong khuynh hướng sử thi thường là đại diện cho những lí tưởng và khát vọng của cộng đồng, luôn hướng tới ánh sáng và gắn bó với số phận của từng cá thể cùng với số phận của cả một cộng đồng.

  1. Đồng thời phân tích tính hiện đại trong hai tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” và “Một người Hà Nội”.
  • Về người kể chuyện: 
  • Chiếc thuyền ngoài xa: truyện được kể từ góc nhìn của nhân vật Phùng, một nhiếp ảnh gia. Nhà văn sử dụng ngôi thứ nhất để kể lại câu chuyện qua góc nhìn của Phùng. Qua lời kể của Phùng, người đọc cũng có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống của người dân trong làng chài, những khó khăn, vất vả mà họ phải đối mặt.
  • Một người Hà Nội: truyện được kể từ góc nhìn của nhân vật “tôi”, tên là Khải. Đây là nhân vật đã từng chứng kiến và tham gia biết bao nhiêu chặng đường lịch sử của dân tộc. Nhân vật “tôi” có những quan sát tinh tế, cảm nhận nhạy bén, sắc sảo trên những chặng đường đời của mình. “Tôi” là một người Hà Nội, có tính cách vừa vui tươi vừa bông đùa, hóm hỉnh và khôn ngoan, trải đời, là một kiểu người gắn bó tha thiết với số mệnh đất nước và trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc.
  • Sự luân phiên điểm nhìn:
  • Chiếc thuyền ngoài xa: tác phẩm thể hiện sự luân phiên giữa quan điểm của nhân vật Phùng và quan điểm của tác giả. 
  • Điểm nhìn nghệ thuật trong truyện chủ yếu là điểm nhìn của nhân vật Phùng, người nghệ sĩ say mê cái đẹp. Khi Phùng tìm thấy cái đẹp, anh hoàn toàn choáng ngợp trước cảnh vật thiên nhiên mà anh cho là cảnh trời cho, cả đời bấm máy anh mới gặp một lần.
  • Điểm nhìn tiếp theo là điểm nhìn của người ngoài cuộc chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình hàng chài. Điểm nhìn của người lính từ chiến trường trở về, đã từng phải vào sinh ra tử để bảo vệ đất nước, vì cuộc sống tốt đẹp của con người khiến Phùng không thể chấp nhận cảnh tượng đó.
  • Một người Hà Nội: tác phẩm thể hiện sự luân phiên giữa quan điểm của nhân vật chính – cô Hiền và quan điểm của tác giả
  • Nhân vật: 
  • Chiếc thuyền ngoài xa: nhân vật chính là Phùng, một nhiếp ảnh gia, người đang đi tìm kiếm cảnh đẹp để chụp ảnh.
  • Một người Hà Nội: nhân vật chính là cô Hiền, một người phụ nữ Hà Nội, người luôn giữ gìn nếp sống thanh lịch và sang trọng
  • Mối quan hệ giữa nhà văn và người đọc
  • Chiếc thuyền ngoài xa: tác giả đã sử dụng ngôn ngữ giản dị mà thấm thía để chinh phục trái tim bạn đọc nhiều thế hệ
  • Một người Hà Nội: Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ sắc sảo, thẳng thắn để thể hiện cái nhìn thực tế về cuộc sống, tạo ra một mối liên kết mạnh mẽ với người đọc
  1. Kết luận

Như vậy, cả hai tác phẩm đều thể hiện tính hiện đại qua việc sử dụng ngôn ngữ mới mẻ, cách nhìn độc đáo về cuộc sống, và mối quan hệ giữa nhà văn và người đọc. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện sự rung động trước cái đẹp của nghệ thuật và cuộc sống; trong khi Một người Hà Nội thể hiện sự khám phá về vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Hà Nội.

 

Câu 3: Chọn một trong đề tài tài gợi ý (mục II.2) hoặc một đề tài mà em hứng thú, tập xây dựng đề cương theo các bước đã nêu ở mục II.4.

Bài làm chi tiết:

Đề tài: Hình tượng trẻ em/ phụ nữ trong những sáng tác của Thạch Lam, Nam cao, Nguyên Hồng.

  1. Giới thiệu chung

Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng đều là những tên tuổi nổi bật của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Với độc giả, ba tác giả này khá quen thuộc và gần gũi bởi từ lâu những sáng tác của họ đã in đậm dấu ấn trong tâm thức nhiều thế hệ. 

Về Thạch Lam:

  • Thạch Lam bắt đầu hoạt động văn học từ năm 1932, thành viên của Tự lực văn đoàn. Mặc dù trên văn đàn văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, Thạch Lam chưa được xếp ở vị trí số một nhưng cũng là một tên tuổi rất đáng coi trọng và khẳng định, bởi ông đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển của truyện ngắn Việt Nam, trong đó có mảng văn học viết cho thiếu nhi.
  • Thạch Lam nhà văn văn mở đầu cho một giọng điệu riêng – giọng điệu trữ tình trong truyện ngắn. Truyện của Thạch Lam thường không có cốt truyện (hoặc cốt truyện rất đơn giản) nhưng lại chan chứa tình cảm.

Về Nam Cao:

  • Nam Cao là một tài năng nghệ thuật lớn, một nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
  • Truyện của Nam Cao thường đậm đà ý vị triết lý, mang nặng suy tư. Những trang viết ông dành cho thế giới trẻ thơ cũng vậy. Đó là những trang đời bất hạnh, nghèo khổ, vật lộn với cuộc mưu sinh khiến người đọc không thể xót xa trăn trở.

Về Nguyên Hồng

  • Nguyên Hồng là một trong những nhà văn hiện thực có cái nhìn sâu xa và nhân bản trong việc thể hiện nỗi thống khổ và những khát vọng đời thường của những người cùng khổ sống dưới đáy xã hội Việt Nam trước Cách mạng.
  • Ông là một con người dễ xúc động trước cảnh khổ cực của người khác, ông luôn coi cuộc đời là bể dâu, là vực thẳm nên phải luôn cầm bút để nói lên những nỗi thống khổ ấy.

Đây là ba cây bút có nhiều “duyên nợ” với thế giới trẻ thơ. Không giống như nhiều tên tuổi khác trong giai đoạn văn học 1030 – 1945 thường hướng đến đề tài người nông dân bị tha hóa, bần cùng hóa, người trí thức nghèo hay những kẻ lưu manh ở đô thị, ba tác giả này có còn có một mảng riêng, ghi được dấu ấn trong lòng người đọc: mảng sáng tác về đề tài trẻ em – đối tượng cần được quan tâm, yêu thương và bảo vệ. 

Với mỗi tác giả, đề tài chú trọng vào một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Thạch Lam: Hai đứa trẻ, Nhà mẹ Lê, Gió lạnh đầu mùa…
  • Nam Cao: Bài học quét nhà, Nghèo, Trẻ con không biết đói, Trẻ con không được ăn thịt chó, Từ ngày mẹ chết, Một đám cưới
  • Nguyên Hồng: Hai nhà nghề, Những ngày thơ ấu, Giọt máu, Con chó vàng
  1. Thân bài
    1. Truyện viết về trẻ em trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
  • Khái quát về văn học thiếu nhi trước Cách mạng tháng Tám 1945
  • Ở Việt Nam, trước Cách mạng tháng tám, văn học thiếu nhi ít được coi trọng. Từ những năm 20 của thế kỉ trước, văn học cho trẻ em mới bắt đầu được chú ý thông qua những cuộc cách tân văn học theo xu hướng hiện đại hóa. Đến những năm 30, văn học viết cho trẻ em trở nên phong phú hơn.
  • Các nhà văn thuộc xu hướng hiện thực như Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài… đã có ý thức viết cho các em lành mạnh hơn. Những trang viết của họ chứa chan tinh thần nhân đạo và thấm đẫm khuynh hướng hiện thực.
  • Một mảng sáng tác gắn với những thân phận thiệt thòi, lấm láp của trẻ thơ:
  • Nổi bật trong những sáng tác viết về trẻ thơ của Nguyên Hồng là những em bé bất hạnh bị đày đọa, hắt hủi; những đứa trẻ thiệt thòi, hoàn toàn không có đời sống tinh thần, không có tuổi thơ…
  • Nhà văn Nam Cao chú ý tới nỗi khổ đau, bất hạnh của trẻ em nhà nghèo – những đứa trẻ không có tuổi thơ phải vật lộn với miếng cơm manh áo. Đó có thể là bé Hồng trong Bài học quét nhà, bé Dần trong Một đám cưới, Chị em cái Gái trong Nghèo hay những đứa trẻ trong Trẻ con không được ăn thịt chó…
  • Trong những trang viết dành cho thiếu nhi của Thạch Lam, hầu hết nhân vật trẻ em đều có tâm hồn trong sáng, thánh thiện như Sơn, Lan trong Gió lạnh đầu mùa; Liên, An trong Hai đứa trẻ…
  • Quan niệm nghệ thuật về con người của Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng qua hình tượng nhân vật trẻ em.
  • Nguyên Hồng quan niệm văn chương là “sự thực ở đời, phải trông thẳng vào cuộc sống, thấu hiểu nó, nhận thấy nó rồi biến đổi để thuật tiện cho sự nảy nở sinh lực của mình” (Ngọn lửa). Chính quan điểm ấy đã hướng ngòi bút Nguyên Hồng đến hình tượng những em bé mồ côi, bất hạnh, bị quăng ra giữa dòng đời giành giật lấy sự sống, sống cuộc sống của người lớn trong hình hài của trẻ thơ.
  • Với bút phát tả chân sinh động, Nam Cao đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Người đọc tìm thấy hình ảnh những em bé rách rưới, đói khát, những mảnh đời bất hạnh quanh ta đang diễn ra hàng ngày mà vì vô tình hay chúng ta cố ý lờ đi không thấy.
  • Khi quan niệm về nhân vật trong tác phẩm, Thạch Lam cho rằng không có “con người hoàn toàn”. Điều đó khiến cho thế giới nhân vật trong những trang viết của ông sinh động và rất gần gũi với hiện thực cuộc sống.
    1. Hình tượng nhân vật trẻ em trong sáng tác của Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng nhìn từ phương diện nội dung

à Quan niệm nghệ thuật này đã chi phối sự hình thành tất cả các phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: cốt truyện và kết cấu, nhân vật và xung đột nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu

  • Trẻ em trong mối quan hệ với hoàn cảnh sống
  • Hoàn cảnh rộng và thân phận của những đứa trẻ côi cút giữa cảnh đời
  • Trẻ em phải đối mặt với sự giả dối, tàn bạo, vô cảm, những tâm hồn trẻ thơ không đủ sức chống chọi tất yếu sẽ bị xô đẩy, vùi dập và không ít em bị sa ngã, trở thành kẻ lưu manh, trộm cắp như Điều trong Con chó vàng, cậu bé Hồng trong Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng
  • Không như Nguyên Hồng, bi kịch trẻ thơ trước nanh vuốt cuộc đời được Nam Cao phản ánh phù phàng hơn. “Một đám cưới” là hình ảnh tội nghiệp của Dần
  • Hoàn cảnh hẹp và chân ảnh trẻ thơ giữa khắc nghiệt đời thường
  • Thế giới trẻ thơ trong sáng tác của Nam Cao, Nguyên Hồng gắn liền với sự lầm than, tủi cực. Các em không chỉ phải sống trong đói khát, rách rưới mà còn phải chịu sự ghẻ lạnh của những người thân
  • Thạch Lam thì nhẹ nhàng và sâu lắng, đi sâu khám phá những nét bình dị, đáng yêu, những rung động, xúc cảm sâu xa trong tâm hồn trẻ thơ giữa khắc nghiệt đời thường. 
  • Trẻ em trong mối quan hệ với chính mình
  • Những tâm hồn trẻ thơ thanh khiết, trong sáng, giàu lòng nhân ái
  • Truyện của Thạch Lam: Đó là cậu bé Sơn trong Gió lạnh đầu mùa hay những rung động sâu xa trong lòng cô bé Liên đối với những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ
  • Là nhà văn của những người lao khổ, Nguyên Hồng luôn dành cho những nhân vật của ông niềm yêu thương tha thiết và sự cảm thông, thấu hiểu. Nhân vật “Điều” trong Con chó vàng là một minh chứng.
  • Những tâm hồn ngây thơ, trong sáng, giàu ước mơ, khát vọng
  • Đó có thể là ước mơ được sống trong vòng tay yêu thương của bố mẹ
  • Có thể là khát khao có được chiếc áo mới mặc ngày Tết, chiếc áo ấm áp để chống lại cái lạnh trong mùa đông 
  • Cũng có thể là khát vọng thoát khỏi cuộc sống mỏi mòn, tạn tạ.
  • Hình tượng trẻ em – nỗ lực tái tạo hiện thực và khát vọng nhân văn của người viết
  • Nỗ lực tái tạo chân xác hiện thực của tác giả qua hình tượng trẻ em.
  • Số phận của những đứa trẻ trong nhiều truyện ngắn của Nam Cao được đặt ở những thử thách khốc liệt của cảnh nghèo, miếng ăn: Dần trong Một đám cưới, Ninh trong Từ ngày mẹ chết, Hồng trong Bài học quét nhà, Gái trong Nghèo…
  • Khác với Nam Cao, trong mỗi câu chuyện của Nguyên Hồng vẫn còn chút sáng ấm áp của tình người, của niềm tin yêu vào cuộc sống mãnh liệt
  • Bên cạnh hiện thực u ám, đói ngheo, người được có thấy bi kịch trẻ thơ trong sáng tác của Thạch Lam còn đến từ sự tàn héo, cũ mòn của cái “ao đời bằng phẳng”. Hai đức trẻ là một minh chứng.
  • Hình tượng trẻ em – sứ giả mang thông điệp nghệ thuật giàu tính nhân văn của người viết.
  • Kết thúc có hậu đầy tính nhân văn trong Giọt máu, Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng là sự bù đắp cho tâm hồn thánh thiện, hiếu thảo. 
  • Ngòi bút Thạch Lam trân trọng và tinh tế khi phát hiện những ước mơ thầm kín trong thế giới trẻ thơ. Nhân vật Liên, An trong Hai đứa trẻ luôn ước mơ, khao khát được vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.
    1. Hình tượng nhân vật trẻ em trong sáng tác của Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng nhìn từ phương diện nghệ thuật
  • Nghệ thuật xây dựng truyện
  • Nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện
  • Nam Cao khéo léo gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu xa về cuộc đời, về con người. Tính bi hài trong những tình huống mà Nam Cao lựa chọn thường tạo bất ngờ cho người đọc. Chẳng hạn như trong Trẻ con không được ăn thịt chó.
  • Tình huống truyện của Thạch Lam gượng nhẹ hơn nhiều so với những nhà văn cùng thời nhưng vẫn gợi được những rung động sâu xa trong lòng người đọc về vẻ đẹp trong sáng, tâm hồn thanh khiết của những đứa trẻ bị cuộc đời vùi dập, đọa đầy.
  • Với Nguyên Hồng, đó là kiểu tình huống con người đột ngột hay thay đổi suy nghĩ, hành động trước một hoàn cảnh xúc động nào đó.
  • Nghệ thuật xây dựng chi tiết, sự kiện
  • Trong Nghèo, Một đám cưới, Nam Cao khéo léo đan cài những chi tiết, sự kiện tiêu biểu để hiện lên cảnh đói khát, bần cùng của người nông dân trước cách mạng.
  • Với Thạch Lam, từ việc sử dụng tài tình các chi tiết, sự kiện đó cứ lúc lại nhói lên với sự hắt hiu, mòi mỏi của những nỗi niềm bất trắc, những nếp u ẩn, khuất lấp trong tâm hồn của từng số phận
  • Ngôn từ nghệ thuật
  • Ngôn ngữ trần thuật, miêu tả
  • Ngôn ngữ trần thuật trong những sáng tác của Thạch Lam giản dị ma tinh tế, nhẹ nhàng mà giàu hình ảnh, cảm xúc và nhiều khi đậm chất thơ
  • Ngôn ngữ trần thuật trong những sáng tác của Nam Cao lạnh lùng, ráo hoảnh như xoáy sâu vào nỗi đau nhân thế khi tái hiện những hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương; linh hoạt trong việc thay đổi giọng điệu để miêu tả, bộc lộ tình cảm, thái độ với đối tượng.
  • Ngôn ngữ trần thuật của Nguyên Hồng nhẹ nhàng, thấm đẫm yêu thương nhưng cũng tạo ra nhiều dư vị xót xa.
  • Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại
  • Trong truyện của Nguyên Hồng, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật in dấu những nhọc nhằn, vất vả của tuổi thơ chịu va đập của hoàn cảnh; qua những đoạn đối thoại người đọc nhận ra bản chất của nhân vật.
  • Hầu hết nhân vật trẻ em trong những sáng tác của Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng đều chịu sự thua thiệt, đều bị đày đọa của thể chất lẫn tinh thần. Người cầm bút đã chú ý khai thác thế giới nội tâm nhân vật để biểu hiện những cay nghiệt, khốn cùng của cuộc sống lầm than, tăm tối mà nhân vật phải nếm trải…
  • Ngôn ngữ dân giã, giàu sắc thái địa phương
  • Ngôn ngữ truyện của Nguyên Hồng: Mỗi nhân vật có một loại ngôn ngữ riêng được chắc lọc từ cuộc sống. Đó có thể là ngôn ngữ của những đứa trẻ lang thang đầu đường xó chợ như ngôn ngữ của cậu bé Hồng và đám bạn cậu trong Những ngày thơ ấu hay ngôn ngữ của những đứa trẻ bị hắt hủi, bỏ rơi như Nhân, Mũn trong Đây bóng tối
  • Ngôn ngữ trong sáng tác của Nam Cao là lời ăn tiếng nới quần chúng, giản dị mà phong phú, chắn chắn mà uyển chuyển, có khi xù xì dài dòng nhưng trong sáng đậm đà thường xen lẫn thành ngữ, tục ngữ.
  • Kết cấu tác phẩm
  • Kết cấu theo trình tự thời gian
  • Trong những sáng tác của Nam Cao, bên cạnh dòng thời gian thường nhật, truyện thường có sự đan xen thêm cả dòng thời gian xuôi theo tâm trạng, sự hồi tưởng trong quá khứ.
  • Trong tác phẩm Thạch Lam, những truyện ngắn dựa trên tình thế chung là cả cuộc đời nhân vật; cũng có khi xảy ra chỉ trong thời gian ngắn. Như Hai đứa trẻ, thời gian của câu chuyện chỉ gói gọn trong khoảnh khắc của một buổi chiều tàn và dần dần chuyển sang màn đêm.
  • Với Nguyên Hồng, kết cấu thời gian trong Đây bóng tối được vận động theo quá trình từ những ngày Nhân còn nhỏ, phải đi ăn mày cho đến lúc có vợ, có con và trở thành người đàn ông mù lòa trong những ngày cuối đời. 
  • Kết cấu song tuyến
  • Với Giọt Máu của Nguyên Hồng, Nghèo của Nam Cao, Nhà mẹ Lê của Thạch Lam, cuộc sống và thân phận của những đứa trẻ khốn cùng như Gái, bé Thạo, mười một đứa trẻ nhà mẹ Lê trở nên không hể dung hòa được với lối sống, quan điểm, tư tưởng của lũ nhà giàu và chen chúc bọn quan lại kiểu như Nghị Quế, Nghị Lại…
  • Kết cấu tác phảm dược dẵn dắt bởi sự song hành của hai tuyến nhân vật mâu thuẫn với nhau, liên tục xung đột không có hồi kết.
  • Kết cấu tâm lí: Tiêu biểu cho kết cấu tâm lý này là Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam, Từ ngày mẹ chết của Nam Cao
  1. Kết bài
  • Văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 đã có một khoảng riêng viết về đề tài thiếu nhi và dành cho thiếu nhi. Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng là những gương mặt tiêu biểu góp vào khoảng riêng ấy những tác phẩm văn chương với những màu sắc không dễ lẫn.
  • Trong đội ngũ các nhà văn viết cho thiếu nhi, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng là những cây bút không chuyên nhưng số ít trong sự nghiệp sáng tác của họ đã dành cho những tâm hồn thơ trẻ, thánh thiện nó thực sự thu hút sự yêu mến, quan tâm của bạn đọc và các nhà nghiên cứu, phê bình văn học.
  • Với sự hiểu biểu sâu sắc về đời sống và tâm hồn trẻ thơ, với tài năng và một tầm văn hóa cao, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng không chỉ xây dựng thành công một thế giới nghệ thuật chân thực, sắc nét về cuộc đời và những thân phận trẻ thơ bất hạnh mà còn in đậm cá tính sáng tạo của nhà văn trong hành trình phản ánh, lí giải số phận, tâm hồn các em. 
Tìm kiếm google:

Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều, Giải chuyên đề CĐ 1: Nghiên cứu về một vấn đề SGK chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều, Giải chuyên đề Ngữ văn 12 cánh diều CĐ 1: Nghiên cứu về một vấn đề

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề ngữ văn 12 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com