Giải chi tiết chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều CĐ 2: Tác phẩm văn học và tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ tác phẩm văn học

Giải CĐ 2: Tác phẩm văn học và tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ tác phẩm văn học chuyên đề Ngữ văn 12 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa chuyên đề mới. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

CHUYÊN ĐỀ 2: TÌM HIỂU VỀ MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC (28 câu)

 

  1. Tác phẩm văn học và tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ tác phẩm văn học
  2. Tác phẩm văn học

Câu 1: Mục 1. Tác phẩm văn học nêu lên những nội dung lớn nào? Vì sao trước hết cần hiểu khái niệm hình tượng nghệ thuật?

Bài làm chi tiết: 

Tác phẩm văn học nêu lên những nội dung: 

  • Khái niệm: Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả hoạt động sáng tác (lao động nghệ thuật) của cá nhân nhà văn, hoặc kết quả nỗ lực sáng tác của tập thể; đơn vị độc lập cơ bản của văn học
  • Phân loại: Tác phẩm có thể tồn tại dưới hình thức ngôn bản truyền miệng hoặc hình thức văn bản nghệ thuật (được ghi giữ bằng văn tự), có thể được tạo thành bằng văn vần hoặc bằng văn xuôi; và bao giờ cũng thuộc một loại văn học nhất định (tự sự, trữ tình, kịch), một thể tài văn học nhất định. 
  • Độ dài ngôn bản hoặc văn bản tác phẩm có thể từ một câu (tục ngữ, ca dao, cách ngôn, đề từ…) đến hàng ngàn, hàng vạn câu (sử thi, tiểu thuyết nhiều tập…)

Cần hiểu khái niệm hình tượng nghệ thuật vì cũng như các loại hình nghệ thuật khác, tác phẩm văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. Cùng là khám phá, nhận thức cuộc sống, nếu như khoa học sử dụng những khái niệm, định nghĩa, công thức, định lí… thì văn học và các ngành nghệ thuật dùng hình tượng nghệ thuật. Đây chính là điểm thống nhất chung giữa văn học và các ngành nghệ thuạt, giúp cho việc chuyển thể tác phẩm từ văn học thuận lợi.

 

Câu 2: “Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình…”.

Em hiểu mục đích ấy như thế nào? Hãy làm sáng tỏ:

  • Văn học nhận thức và cắt nghĩa đời sống như thế nào? Cách nhận thức và cắt nghĩa đời sống của văn học có gì khác với các ngành khoa học?
  • Phân tích một số tác phẩm văn học có trong sách Ngữ văn lớp 12 để làm rõ mục đích “thể hiện tư tưởng và tình cảm” của tác giả. 

Bài làm chi tiết:

Câu nói “Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình...”, em hiểu mục đích của câu nói này là nói lên mục đích của việc sáng tạo nghệ thuật. Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật không chỉ để thể hiện tài năng của bản thân mà còn để phản ánh và diễn giải cuộc sống xung quanh họ. Tác phẩm nghệ thuật là cách mà nghệ sĩ thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc và quan điểm của mình về thế giới. Điều này có thể bao gồm việc nhìn nhận về những vấn đề xã hội, những trải nghiệm cá nhân hoặc những khám phá về con người và cuộc sống. Vì vậy, mỗi tác phẩm nghệ thuật không chỉ là một sản phẩm của sự sáng tạo, mà còn là một phần của chính nghệ sĩ – một cách họ nhìn nhận và cảm nhận thế giới.

Văn học nhận thức và cắt nghĩa đời sống theo cách riêng của nó. Đối tượng của văn học là con người – con người trong học tập, lao động, chiến đấu, con người trong tình yêu và những mối quan hệ xã hội khác, con nười trong không gian thời gian với thiên nhiên, vũ trụ. Văn học không chỉ phản ánh đời sống con người mà còn phải nhận thức con người và đời sống con người, nói lên những ước mơ, khát vọng, những tâm tư, tình cảm của con người trong chiều sâu tâm hồn với sự đa dạng, phong phú.

Văn học nhận thức đời sống bằng tư duy hình tượng, nhận thức thế giới bằng mối quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, cái chung và cái riêng, giữa những cái có nghĩa và vô nghĩa đan cài chồng chéo lên nhau. Văn học nhận thức và thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật.

Cách nhận thức và cắt nghĩa đời sống của văn học khác với các ngành khoa học: Khoa học nhận thức và cắt nghĩa đời sống thông qua việc sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, bao gồm quan sát, thí nghiệm, phân tích dữ liệu. Khoa học tìm kiếm những quy luật khách quan của thế giới tự nhiên và xã hội, và cố gắng giải thích chúng một cách rõ ràng và chính xác.

Một số tác phẩm văn học trong sách Ngữ văn 12 thể hiện rõ mục đích “tư tưởng và tình cảm” của tác giả:

  • Tác phẩm “Tây Tiến”: Bài thơ là một bức tranh sinh động về cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Tác giả đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật để tái hiện lại những khắc khoải, gian khổ của cuộc chiến, qua đó thể hiện tình yêu quê hương, nỗi nhớ nhà, lòng yêu tổ quốc và niềm tin vào chiến thắng. 
  • Tác phẩm “Đất nước”: Bài thơ là sự cảm nhận sâu sắc về đất nước Việt Nam qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lí, văn hóa. Tác giả đã dùng ngôn ngữ nghệ thuật để thể hiện tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước.

 

Câu 3: Dẫn ra một số tác phẩm văn học cụ thể theo các yêu cầu sau:

  • Tác phẩm tồn tại dưới hình thức truyền miệng
  • Tác phẩm tồn tại dưới hình thức văn bản nghệ thuật được ghi giữ qua văn tự
  • Tác phẩm tự sự
  • Tác phẩm trữ tình
  • Tác phẩm kịch (kịch bản văn học)

Bài làm chi tiết:

Một số tác phẩm văn học cụ thể:

  • Tác phẩm tồn tại dưới hình thức truyền miệng: Các tác phẩm văn học dân gian như truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, hát ru…
  • Tác phẩm tồn tại dưới hình thức văn bản nghệ thuật được ghi giữ qua văn tự: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lão Hạc của Nam Cao…
  • Tác phẩm tự sự: Những ngày thơ ấu, Tôi đi học… 
  • Tác phẩm trữ tình: Núi đôi, Lá diêu bông, Người lái đò sông Đà
  • Tác phẩm kịch (kịch bản văn học): Bệnh sĩ, Trưởng giả học làm sang, Hồn Trương Ba da hàng thịt..

 

Câu 4: Em hiểu thế nào là “hình tượng nghệ thuật”? Hãy chỉ ra một số biểu hiện cụ thể của hình tượng nghệ thuật.

Bài làm chi tiết:

Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của hình tượng, hư cấu nghệ thuật. Nó không chỉ là bức tranh đời sống, những hình ảnh mà còn mang những ý nghĩa khác ngoài nó, những ý nghĩa mới, kết tinh, chứa đựng tư tưởng tình cảm của con người.

 Một số biểu hiện của hình tượng nghệ thuật: 

  • Hình tượng là một khách thể mang tính tinh thần: Nghệ sĩ là người mang hồn mình thổi vào hình ảnh để tạo thành hình tượng riêng trong tác phẩm
  • Hình tượng mang tính tạo hình và biểu hiện: Hình tượng nghệ thuật thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình, giúp con người thể nghiệm ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mọi quan hệ có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh
  • Tính quy ước và sáng tạo của hình tượng: Hình tượng nghệ thuật không phải sao chép y nguyên những hiện tượng có thật, mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng tượng và tài năng của nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại được ấn tượng sâu sắc.
  • Hình tượng chứa đựng tình cảm xã hội và lí tưởng thẩm mĩ: Hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung các giá trị nhân học và thẩm mĩ của nghệ thuật
  • Tính nghệ thuật của hình tượng: Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lặp lại, lại vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ.

 

Câu 5: Phân tích những điểm chung và điểm khác biệt giữa hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học và hình tượng thuộc các ngành nghệ thuật khác.

Bài làm chi tiết:

Những điểm chung và điểm khác biệt giữa hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học và hình tượng thuộc các ngành nghệ thuật khác:

  • Điểm chung
  • Tạo hình và biểu hiện: cả hai đều tạo ra hình tượng để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình.
  • Tính tinh thần: hình tượng trong cả hai trường hợp đều là một khách thể mang tính tinh thần
  • Tính quy ước và sáng tạo: hình tượng trong cả hai trường hợp đều có tính quy ước và sáng tạo
  • Tính nghệ thuật: hình tượng trong cả hai trường hợp đều có tính nghệ thuật
  • Điểm khác biệt
  • Chất liệu và phương tiện: hình tượng nghệ thuật trong văn học được tạo ra bằng ngôn từ, trong khi hình tượng trong các ngành nghệ thuật khác được tạo ra bằng chất liệu và phương tiện khác nhau.
  • Phương thức giao tiếp: hình tượng nghệ thuật trong văn học là phương thức giao tiếp đặc biệt giữa nhà văn và độc giả
  • Tính cụ thể và khái quát: hình tượng nghệ thuật trong văn học vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lặp lại, lại vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ.
  • Tính trực quan: hình tượng nghệ thuật trong văn học không chỉ thưởng thức bức tranh hiện thực mà còn thưởng thức cả nét vẽ, màu sắc, cả nụ cười, sự suy tư ẩn trong bức tranh ấy.

 

Câu 6: “Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lặp lại, vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ bản chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ.”

Hãy phân tích một hình tượng văn học để làm rõ đặc điểm trên của hình tượng nghệ thuật.

Bài làm chi tiết:

Để minh họa cho đặc điểm của hình tượng nghệ thuật, hình tượng lão Hạc trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao là một minh chứng cho điều đó.

Trước hết hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt, không lặp lại. Lão Hạc là một hình tượng đặc sắc, không lặp lại trong văn học Việt Nam. Ông là một người nông dân già yếu, sống trong cảnh nghèo khó, bị gia đình và xã hội ruồng bỏ. Những nét cụ thể, cá biệt của lão hạc như sự cô đơn, sự tuyệt vọng, sự khốn khổ… được Nam Cao khắc họa một cách sâu sắc, tạo nên một hình tượng đầy bi kịch.

Ngoài ra, hình tượng nghệ thuật vừa có khả năng quan sát, làm bộc lộ bản chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của người nghệ sĩ. Mặc dù lão Hạc là một nhân vật cụ thể, nhưng qua hình tượng này, Nam Cao đã khái quát lên bức tranh đời sống khốn khổ của người nông dân thời bấy giờ. Lão Hạc không chỉ đại diện cho chính mình, mà còn đại diện cho hàng triệu người nông dân khác, sống trong cảnh nghèo khổ, bị xã hội ruồng bỏ. Qua hình tượng Lão Hạc, Nam Cao đã bộc lộ bản chất của một quá trình đời sống, một thực trạng xã hội cụ thể.

Như vậy hình tượng Lão Hạc trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao đã thể hiện rõ đặc điểm của hình tượng nghệ thuật: Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lặp lại, vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ bản chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ. Đây chính là sức mạnh của nghệ thuật và sự sáng tạo của nghệ sĩ.

Tìm kiếm google:

Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều, Giải chuyên đề CĐ 2: Tác phẩm văn học và tác SGK chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều, Giải chuyên đề Ngữ văn 12 cánh diều CĐ 2: Tác phẩm văn học và tác

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề ngữ văn 12 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net