Giải chi tiết chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều CĐ 3: Thuyết trình về phong cách sáng tác của một trường phái văn học

Giải CĐ 3: Thuyết trình về phong cách sáng tác của một trường phái văn học chuyên đề Ngữ văn 12 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa chuyên đề mới. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

IV. Thuyết trình về phong cách sáng tác của một trường phái văn học 

Câu 1: Phân biệt bài viết và bài thuyết trình về phong cách sáng tác của một trường phái văn học.

Bài làm chi tiết:

Bài viết về phong cách sáng tác của một trường phái văn học

Bài thuyết trình về phong cách sáng tác của một trường phái văn học

- Là văn bản trình bày những đặc điểm chung, nổi bật của tác giả, tác phẩm thuộc một trường phái hay trào lưu văn học.

- Bài biết cần trình bày được những biểu hiện đặc trưng, chủ đạo, phổ biến trong các sáng tác tiêu biểu của một trường phái văn học ở một hoặc một số phương diện như: đề tài, cảm hứng, tư tưởng, thể loại, giọng điệu, kết cấu...

- Bài viết có bố cục ba phần:

+ Mở đầu: Giới thiệu chung về trường phái văn học.

+ Thân bài: Trình bày các đặc điểm chung, nổi bật, đặc thù của trường phái văn học được lựa chọn.

+ Kết thúc: Nêu đánh giá chung về phong cách sáng tác và giá trị, đóng góp của trường phái văn học đối với tiến trình phát triển của giai đoạn hoặc thời kí, thậm chí nền văn học.

- Trình bày những hiểu biết của cá nhân hoặc nhóm về những điểm đặc trưng của trường phái, về các tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của tường phái.

- Việc trình bày được thực hiện bằng ngôn ngữ nói, nhưng cần sự hỗ trợ của các yếu tố phi ngôn ngữ (điệu bổ, cử chỉ, hành động,...) và các phương tiện kĩ thuật (tài liệu phát tay, máy tính, máy chiếu,...) để có được hiệu quả tốt hơn.

- Thuyết trình đòi hỏi người nói phải diễn giải, làm rõ nội dung được trình bày, đồng thời phải nêu bật được quan điểm, nhận xét, đánh giá bình luận của bản thân hoặc nhóm về trường phái văn học được giới thiệu.

 

Câu 2: Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa việc đọc và viết bài thuyết trình về phong cách sáng tác của một trường phái văn học qua một ví dụ cụ thể. 

Bài làm chi tiết:

Đọc và viết bài thuyết trình thường đi đôi với nhau trong quá trình tìm hiểu về phong cách sáng tác của một trường phái văn học. Khi phân tích tác phẩm từ một trường phái văn học, việc đọc sẽ giúp ta xác định được những đặc điểm chính của nó, như: chủ đề, cấu trúc, hình ảnh, ngôn từ.... Điều này giúp nâng cao khả năng nhận biết của người đọc để từ đó diễn đạt suy nghĩ của mình một cách hiệu quả hơn khi viết. Bằng cách kết hợp cả kỹ năng đọc và viết, chúng ta sẽ dễ cảm nhận và phân tích sâu hơn về  phong cách sáng tác của một trường phái văn học.

Ví dụ: Khi nghiên cứu về phong cách sáng tác của các bài thơ như Tiếng thu hay Đây thông Vĩ Dạ, chúng ta trước nhất phải đọc hiểu nội dung của các bài thơ để từ đó cảm nhận được các giá trị ẩn sau các câu từ và nhà thơ muốn truyền đạt. Sau khi đọc hiểu được khái quát nội dung bài, chúng ta mới có thể trình bày những suy nghĩ ấy thành bài viết. Từ những nội dung khái quát cảm nhận được khi đọc, chúng ta mới có thể đào sâu, phân tích chi tiết trong bài viết của mình.

 

Câu 3: Theo em, để thuyết trình về phong cách sáng tác của một trường phái văn học một cách hiệu quả, cần chú ý những vấn đề gì? Vì sao? 

Bài làm chi tiết:

Để thuyết trình về phong cách sáng tác của một trường phái văn học một cách hiệu quả, cần chú ý các bước cơ bản sau: 

  1. Xác định mục đích, yêu cầu của bài thuyết trình, đối tượng nghe thuyết trình

  2. Xem lại bài viết hoặc nội dung tìm hiểu về phong cách sáng tác của một trường phái văn học 

  3. Xây dựng đề cương thuyết trình 

  4. Xây dựng bài thuyết trình và lựa chọn các công cụ hỗ trợ 

  5. Thực hiện hoạt động thuyết trình 

 

Tìm kiếm google:

Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều, Giải chuyên đề CĐ 3: Thuyết trình về phong cách sáng SGK chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều, Giải chuyên đề Ngữ văn 12 cánh diều CĐ 3: Thuyết trình về phong cách sáng

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề ngữ văn 12 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net