Giải chi tiết chuyên đề Ngữ văn 12 CTST CĐ 3: Yêu cầu và cách thức thuyết trình về phong cách sáng tác của một trường phái văn học (cổ điển, lãng mạn hoặc hiện thực)

Giải CĐ 3: Yêu cầu và cách thức thuyết trình về phong cách sáng tác của một trường phái văn học (cổ điển, lãng mạn hoặc hiện thực) chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa chuyên đề mới. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

C. PHẦN THỨ BA: YÊU CẦU VÀ CÁCH THỨC THUYẾT TRÌNH VỀ PHONG CÁCH SÁNG TÁC CỦA MỘT TRƯỜNG PHÁI VĂN HỌC (CỔ ĐIỂN, LÃNG MẠN HOẶC HIỆN THỰC)

I. Cách thức thuyết trình giới thiệu về một phong cách sáng tác của một

trường phái văn học

II. Một số đề thực hành

- Biểu hiện của phong cách sáng tác cổ điển trong tác phẩm của một trong những tác giả văn học trung đại Việt Nam tiêu biểu (Nguyễn Trãi, Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương,...).

- Phong vị cổ điển và tính hiện đại trong một/ một số bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.

- Đóng góp về phong cách nghệ thuật của một nhà Thơ mới (1932 — 1945).

- Đóng góp về phong cách nghệ thuật của một nhà văn hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 — 1945.

Bài làm chi tiết:

Chọn đề: Biểu hiện của phong cách sáng tác cổ điển trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo của tác giả Nguyễn Trãi. 

Gợi ý: 

   Nguyễn Trãi là một nhà thơ, một nhà chính trị tài ba. Hầu hết các tác phẩm của ông đều được viết bằng chữ Nôm và chữ Hán. Thơ trữ tình của ông chân thực, giản dị, mang hơi thở cuộc sống và rất gần gũi với thực tế, qua đó khắc họa được hình tượng người anh hùng vĩ đại, yêu nước thương dân. Ông luôn đặt lợi ích đát nước lên trên hết. Đây cũng chính là nét đặc trưng trong phong cách sáng tác cổ điển trong văn học. 

    Nguyễn Trãi (1380 – 1442) sống trong thời đại xã hội nhiều biến động, loạn lạc - mâu thuẫn nội bộ trong triều đình phong kiến, đất nước có giặc ngoại xâm, đời sống nhân dân cơ cực và các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp nơi. Bình Ngô Đại Cáo ra đời nhằm nêu cao chủ nghĩa yêu nước, ca ngợi cuộc chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì đạo lí chính nghĩa. Ông đặt lợi ích cá nhân sau lợi ích của đất nước, đặt nền độc lập dân tộc lên hàng đầu. 

Nguyễn Trãi có nhiều tác phẩm có giá trị cho kho tàng văn học Việt Nam. Thơ văn của ông phong phú, đa dạng về đề tài, cảm hứng; giàu giá trị tư tưởng và đậm tính trữ tình. Nổi bật trong các tác phẩm của ông là tư tưởng nhân nghĩa, tình yêu thiên nhiên và những ưu tư về thế sự.

Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, những tác phẩm văn chính luận của ông có luận điểm vững chắc, lập luận chặt chẽ với giọng điệu linh hoạt. Tác phẩm Bình Ngô đại cáo với giọng văn đầy sự hào hùng, lời đanh thép, thuyết phục, ông ca ngợi chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn và hào khí thời đại. Tác giả đã khẳng định, đề cao sức mạnh của lòng yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa, ca ngợi cuộc kháng chiến anh hùng dân tộc, thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc.

Hầu hết các tác phẩm của ông đều được viết bằng chữ Nôm và chữ Hán. Thơ trữ tình của ông chân thực, giản dị, mang hơi thở cuộc sống và rất gần gũi với thực tế, qua đó khắc họa được hình tượng người anh hùng vĩ đại, yêu nước thương dân.

     Tác phẩm Bình Ngô đại cáo thể hiện tinh thần nhân đạo, quan niệm sức mạnh vô địch là bắt nguồn từ “chí nhân”, “đại nghĩa”, từ nhân dân. Bằng giọng văn đanh thép, Nguyễn Trãi đã vạch trần tội ác của giặc Minh. Đồng thời ông cũng rút ra những bài học lịch sử, khẳng định, chiến thắng chúng ta có được là nhờ sự kết hợp sức mạnh của thời đại và sức mạnh truyền thống dân tộc.

Tìm kiếm google:

Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo, Giải chuyên đề CĐ 3: Yêu cầu và cách thức thuyết SGK chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo, Giải chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời CĐ 3: Yêu cầu và cách thức thuyết

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề ngữ văn 12 CTST mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com