Giải CĐ 3: Yêu cầu và cách thức tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phái văn học (cổ điển, lãng mạn hoặc hiện thực) chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa chuyên đề mới. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
I. Tìm hiểu các khái niệm: phong cách sáng tác, phong cách sáng tác của một
trường phái/ trào lưu văn học
II. Tìm hiểu và chỉ ra những nét độc đáo có giá trị thẩm mĩ trong sáng tác
văn học
Văn bản 1: Chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực
Câu 1: Tóm tắt những đặc điểm chính trong phong cách sáng tác của Chủ nghĩa cổ điển được đề cập ở văn bản. Theo văn bản trên, vì sao trong văn học Việt Nam không có Chủ nghĩa cổ điển theo kiểu phương Tây?
Bài làm chi tiết:
- Những đặc điểm chính trong phong cách sáng tác của Chủ nghĩa cổ điển được đề cập ở văn bản:
+ Đề cao lí tính và coi trọng chức năng giáo hoá đạo đức, chủ nghĩa cố điển trong
văn học phương Tây thế kỉ XVII khẳng định con người phải có nghĩa vụ đối với Nhà nước chuyên chế và xem điều đó cao hơn lợi ích cá nhân.
+ Cảm xúc, trí tưởng tượng không có vị trí quan trọng trong nghệ thuật vì nghệ thuật là sản phẩm chủ yếu xuất phát từ lí trí và được xây dựng trên lí tính.
+ Với chủ nghĩa cổ điển, cá nhân tan biến trong nguyên lí và cái cụ thể tan biến trong cái trừu tượng.
+ Tính cách nhân vật của chủ nghĩa cổ điển thường đơn nhất, tĩnh tại, thiếu sinh động vì ít có sự biến đổi.
+ Đề cao bi kịch và anh hùng ca, di sản văn hóa dân gian bị xem nhẹ.
+ Đầu thế kí XX, chủ nghĩa cổ điển Pháp đã đến nước ta qua con đường địch thuật, giới thiệu của các học giả theo Tây học. Như vậy là ba thế kỉ sau khi xuất hiện ở Tây Âu, chủ nghĩa cổ điển mới có ánh hưởng ở Việt Nam.
Theo văn bản trên, trong văn học Việt Nam không có Chủ nghĩa cổ điển theo kiểu phương Tây là vì: Ở Việt Nam, xã hội phong kiến thế kỉ XVIII — XIX tuy có dấu hiệu suy tàn, uy tín của chủ nghĩa quân chủ chuyên chế bị suy giảm nhưng chưa đến mức bị tranh giành thế lực bởi tầng lớp thường nhân và thị dân vốn manh nha trong nên kinh tế hàng hoá buổi phôi thai. Về mặt ý thức hệ, Nho giáo bị khủng hoảng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo, tư tưởng đuy lí chưa có vị trí đáng kể trong đời sống văn hoá.
Câu 2: Bạn hiểu thế nào về luật “tam duy nhất” trong sáng tác kịch cổ điển?
Bài làm chi tiết:
Luật “tam duy nhất” trong sáng tác kịch cổ điển:
+ Là chuẩn mực của kịch cổ điển.
+ Theo đó, thời gian dàn dựng vở kịch trên sân khấu phải thống nhất với thời gian diễn ra câu chuyện ngoài đời trong 24 giờ, vì vậy không thể dung nạp kết cấu phức tạp, da tuyến.
+ Địa điểm trong kịch thống nhất với địa điểm xảy ra câu chuyện.
+ Hành động kịch cũng phải thống nhất chứ không được mâu thuẫn với tính cách;
+ Chủ đề phải đơn giản, không có chi tiết thừa.
-> Qua luật tam duy nhất, chủ nghĩa cổ điển đồng nhất “cái giống như thật” với “cái thật” , dẫn đến sự hạn chế trong sáng tạo kich bản cúa tác giả.
Câu 3: Kẻ bảng sau vào vở, tóm tắt đặc điểm phong cách sáng tác của Chủ nghĩa lãng mạn và phong cách sáng tác của Chủ nghĩa hiện thực được để cập trong văn bản:
Bài làm chi tiết:
Đặc điểm | Phong cách sáng tác lãng mạn | Phong cách sáng tác hiện thực |
1. Nguyên tắc chung | - Đưa người đọc trở về với tự nhiên, lí tưởng hoá trạng thái nguyên thuỷ, tin vào đức hạnh và phẩm chất con người chưa bị xã hội làm cho suy đổi. | - Phản ánh trung thành hiện thực cả về bản chất lẫn hiện tượng và mang tinh thần tôn trọng sự thật khách quan về hoàn cảnh xã hội và thời đại lịch sử. |
2. Đặc điểm về nội dung, cảm hứng | - Đề cao giá trị của dân tộc gắn liền với giá trị cá nhân. - Đào sâu thế giới nội tâm, thể hiện một cách tế vi những biểu hiện của tâm trạng | - Là cảm hứng về sự thật. - Khi miêu tả con người, chủ nghĩa hiện thực luôn chú ý bản chất xã hội và các nhân tố lịch sử khách quan vốn quy định và chi phối sự phát triển của tính cách nhân vật. - Khi phân tích tâm lí và tình cảm con người, các nhà văn hiện thực để cao chủ nghĩa lịch sử, quy luật nhân quá và logic nội tại của tính cách. - Phân tích thực trạng đen tối của xã hội, đồng thời hướng người đọc đến lí tưởng tích cực và khát vọng về hoàn thiện đạo đức. |
3. Đặc điểm về hình thức, phương tiện biểu đạt | - Nghệ thuật mang tính chất cụ thể, phóng túng và sinh động. - Phương thức biểu đạt: + Văn xuôi lãng mạn xây đựng những hình tượng lí tưởng, khắc hoạ những tính cách phí thường, cao cả, những cá tính độc đáo, nhiều khi là hoá thân những ước nguyện của chính tác giả. + Nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn có sức ám ảnh hơn nhưng lại thiếu tính phổ biến và khái quát. | - Phương thức biểu đạt: + Tiểu luận, hài kịch. + Bên cạnh những nhân vật cơ hội, thâm hiểm, giảo hoạt đủ loại, chủ nghĩa hiện thực đã xây dựng được những hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ, đầy khát vọng nhân văn.
|
4. Biểu hiện trong văn học Việt Nam | - Văn học Việt Nam thế kỉ XX chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn phương Tây, đặc biệt là chủ nghĩa lãng mạn Pháp, - Đến những năm 1932 - 1945, chủ nghĩa lãng mạn thực sự trở thành một trào lưu với phong trào Thơ mới. - Phong trào Thơ mới cho thấy cảm hứng chủ đạo của chủ nghĩa lãng mạn kết hợp với yếu tố tượng trưng và siêu thực, truyền thống thơ ca của dân tộc kết hợp với thơ Pháp, thơ Đường. | - Ở Việt Nam, từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, trong một số tác phẩm văn học đã xuất hiện những yếu tố của khuynh hướng hiện thực, qua những búc tranh miêu tả xã hội phong kiến suy đôi với tỉnh thân phê phán. - Đến cuối thế kỉ XIX, văn học Việt Nam phác hoạ bức tranh xã hội nhiễu nhương buổi giao thời, cất lên tiếng cười chế giểu tầng lớp ăn trên ngồi trốc. - Đến đầu thế kỉ XX, văn học hiện thực mới phát triển mạnh mẽ. |
Câu 4: Chia sẻ một số hiểu biết của bạn về văn học lãng mạn hoặc văn học hiện thực / hiện thực phê phán trong văn học Việt Nam (chẳng hạn: về trào lưu/ phong cách sáng tác văn học; về thể loại / tác giả / tác phẩm tiêu biểu;...).
Bài làm chi tiết:
* Văn học hiện thực 1930 – 1945:
- Nội dung:
+ Tạo nên bức tranh đậm nét về đời sống xã hội, đem lại giá trị nhận thức cao cho người đọc.
+ Phê phán, phanh phui, bóc trần bộ mặt xã hội đương thời.
Tác giả: xuất thân từ tầng lớp trung lưu, thậm chí trong những gia đình nghèo, vất vả kiếm sống. Tiêu biểu: Nam Cao, Ngô Tất Tố, Kim Lân, Vũ Trọng Phụng….
Nhân vật trong văn học được lấy từ trong đời thật.
Nghệ thuật: Văn học hiện thực 1930 - 1945 đã tạo dựng được những chân dung nhân vật có tầm khái quát cao, lại rất chân thực và sinh động, vừa mang ý nghĩa xã hội vừa có giá trị thẩm mĩ độc đáo, đó là nhân vật điển hình.
Cảm hứng: Trào phúng, cảm hứng bi kịch…
Tác phẩm tiêu biểu: Lão Hạc, Chí Phèo, Đời thừa….
Thơ ca thời kì này miêu tả một thế giới tinh thần lí tưởng, thống nhất hài hòa giữa khách quan và chủ quan
Văn bản 2: Thi pháp thơ cổ điển
Câu 1: Giải thích nhận định: “Thơ ca cổ điển không nghiêng về miêu tả thế giới khách quan như thơ ca hiện thực, cũng không nghiêng về biểu hiện cảm xúc chủ quan như thơ ca lãng mạn”.
Bài làm chi tiết:
Giải thích:
Các nhà thơ cổ điển chưa có ý thức tách bạch chủ thể và khách thể để nhìn thế giới từ một trong hai phía.
Câu 2: Kẻ bảng sau vào vở, tóm tắt các đặc điểm chính của thí pháp thơ cổ điển được trình bày trong văn bản:
Bài làm chi tiết:
Đặc điểm | Thi pháp thơ cổ điển |
1. Nguyên tắc chung thể hiện cái nhìn nghệ thuật về thế giới, con người. |
|
2. Cái tôi/ chủ thể trữ tình. |
|
3. Những hình thức, phương tiện biểu đạt ưa chuộng. |
|
Câu 3: Chỉ ra điểm khác biệt và tương đồng (nếu có) giữa hai khái niệm “thơ cổ điển” (hay “văn chương cổ điển”) được đề cập trong văn bản Thi pháp thơ cổ điển (Trân Đình Sử) và khái niệm “Chủ nghĩa cổ diển” được để cập trong văn bản Chủ nghĩa cổ điển, Chủ nghĩa lãng mạn, Chủ nghĩa hiện thực (Huỳnh Như Phương).
Bài làm chi tiết:
*Điểm tương đồng: Đều đề cao lợi ích của nhà nước.
*Điểm khác biệt:
- Văn bản Chủ nghĩa cổ điển, Chủ nghĩa lãng mạn, Chủ nghĩa liện thực (Huỳnh Như Phương):
+ Coi nghĩa vụ với nhà nước cao hơn lợi ích cá nhân.
+ Đề cao bi kịch và anh hùng ca, xem nhẹ giá trị di sản văn hóa dân gian.
- Văn bản Thi pháp thơ cổ điển:
+ Khái niệm “cổ điển” ở đây không đơn giản là thơ thời cổ xưa hay thơ của trường phái cổ điển chủ nghĩa mà là thơ thuộc loại hình cổ điển.
+ Nghệ thuật cổ điển đạt đến sự hài hòa lí tưởng giữa cái chung và cái riêng, giữa hình thức và nội dung.
+ Đặc điểm của thơ ca cổ điển là sáng tạo những tác phẩm đẹp, toàn vẹn, hoàn chỉnh.
Câu 4: Văn bản Thi pháp thơ cổ điển gợi cho bạn những lưu ý gì khi tìm hiểu phong cách sáng tác cổ điển trong thơ ca trung đại Việt Nam?
Bài làm chi tiết:
Văn bản Thi pháp thơ cổ điển gợi cho bạn những lưu ý khi tìm hiểu phong cách sáng tác cổ điển trong thơ ca trung đại Việt Nam:
Cái nhìn trong thơ cổ điển siêu cá thể, như là không của ai cả, vì không giới hạn trong cái nhìn trực tiếp của chủ thể trong thơ, hơn nữa lại là cái nhìn của cả thế giới, nhìn theo cái biết hơn là thị giác.
Mọi vật được miêu tả trong các thuộc tính chung, phổ biến.
Hứng thú cuả thơ cổ điển không chỉ ở chi tiết cá biệt được miêu tả, mà ở sự gặp gỡ, cơ ngộ giữa tình cảnh tương đồng, tương phản, … làm cho các hình ảnh trở thành biểu tượng.
Nhìn mọi vật hiện tại từ góc nhìn hôm qua, lịch sử vừa tiến lên vừa lặp lại.
Sử dụng phép đối ngẫu.
Thể hiện cách cách chơi chữ, chơi hình thức thuần túy có tính trang sức của người xưa.
III. Thực hành
Bài tập 1: Tìm hiểu các phong cách sáng tác được đề cập trong chuyên đề và chỉ ra một số đặc điểm của mỗi phong cách sáng tác theo các khía cạnh sau:
a. Những nét độc đáo trong cái nhìn, cách nhìn thế giới, con người (đặc điểm nội dung).
b. Những nét độc đáo trong việc lựa chọn, sử dụng các phương thức / phương tiện
biểu đạt chủ đề, cảm hứng, tư tưởng cúa tác phẩm (đặc điểm hình thức: thể loại,
nhân vật, cốt truyện, cách kể chuyện; kết cấu, từ ngữ, hình ảnh, vân, luật, nhịp điệu, biện pháp tu từ; xung đột, không gian, thời gian, hành động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, bàng thoại,...).
Bài làm chi tiết:
a. Những nét độc đáo trong cái nhìn, cách nhìn thế giới, con người:
* Chủ nghĩa cổ điển:
Luôn đề cao nghĩa vụ với nhà nước hơn là lợi ích cá nhân.
Lấy lí trí, trật tự, sự trong sáng là chuẩn mực của sáng tác văn học.
Lí trí đại diện cho nhà nước, tình cảm đại diện cho cá nhân. Khi lí trí và tình cảm xung đột thì buộc phải chọn lí trí.
Luật tam duy nhất là chuẩn mực của kịch cổ điển -> hạn chế trong sáng tạo kịch bản của tác giả.
Tính cách của nhân vật trong chủ nghĩa cổ điển thường đơn nhất, tĩnh tại, thiếu sinh động vì ít có sự biến đổi.
Đề cao bi kịch và anh hùng ca, xem nhẹ di sản văn hóa dân gian
* Chủ nghĩa lãng mạn:
Lí tưởng hóa trạng thái nguyên thủy, tin vào đức hạnh và phẩm chất của con người chưa bị xã hội làm cho suy đồi.
Đề cao giá trị của dân tộc gắn liền với giá trị cá nhân.
Đào sâu thế giới nội tâm, thể hiện tế vi những biểu hiện của tâm trạng. Coi thiên nhiên là bạn.
Văn xuôi lãng mạn xây dựng những hình tượng nhân vật lí tưởng -> Nhân vật có sức ám ảnh, nhưng lại thiếu tính phổ biến và khái quát.
* Chủ nghĩa hiện thực:
Phản ánh trung thành hiện thực cả về bản chất lẫn hiện tượng và mang tinh thần tôn trọng sự thật khách quan về hoàn cảnh xã hội và sự thật lịch sử.
-> Phản ánh được thực trạng đen tối của xã hội. Văn học tố cáo những phương diện xấu xa, tiêu cực của đời sống, đồng thời đặt ra những vẫn đề đạo đức.
-> Thông qua những bức tranh đời màu xám, các nhà văn gián tiếp hướng người đọc đến lí tưởng tích cực và khát vọng về sự hoàn thiện đạo đức.
Tính cách nhân vật bị chi phối bởi bản chất xã hội và các nhân tố lịch sử khách quan. Bên cạnh những nhân vật nham hiểm, giảo hoạt thì cũng có những nhân vật nhân văn.
Khi phân tích tâm lí, tình cảm con người, đề cao chủ nghĩa lịch sử, quy luật nhân quả và logic nội tại của tính cách.
b. Những nét độc đáo trong việc lựa chọn, sử dụng các phương thức / phương tiện
biểu đạt chủ để, cảm hứng, tư tưởng cúa tác phẩm:
* Chủ nghĩa cổ điển:
Thể loại: Kịch
Nhân vật: tính cách đơn nhất, tĩnh tại, thiếu sinh động vì ít có sự biến đổi.
Cốt truyện: xoay quanh đời thực.
Chủ đề: đơn giản, không có chi tiết thừa.
Xung đột: thường là xung đột giữa lí trí và tình cảm; xung đột gia tộc.
Thời gian dàn dựng vở kịch trên sân khấu phải thống nhất với thời gian diễn ra câu chuyện ngoài đời trong 24 giờ.
Địa điểm trong kịch phải thống nhất với địa điểm xảy ra câu chuyện.
Hành động phải thống nhất, không được mâu thuẫn với tính cách
* Chủ nghĩa lãng mạn:
Thể loại: Thơ, văn xuôi
Nhân vật: được lí tưởng hóa, tính cách phi thường, cá tính độc đáo.
-> Có sức ám ảnh nhưng thiếu tính phổ biển và ý nghĩa khái quát.
- Cốt truyện: đào sâu vào thế giới nội tâm, thể hiện tâm trạng nhân vật, lấy thiên nhên làm bạn.
* Chủ nghĩa hiện thực:
Thể loại: Tiểu luận, văn xuôi,
Phân loại: Chủ nghĩa hiện thực phong tục, chủ nghĩa hiện thực tâm lí, chủ nghĩa hiện thực trào phúng.
Nhân vật: tính cách nhân vật bị chi phối bởi bản chất xã hội và các nhân tố lịch sử khách quan. Có những nhân vật nham hiểm, giảo hoạt, và cũng có những nhân vật nhân văn.
Cốt truyện: tôn trọng sự thật khách quan về hoàn cảnh xã hội và thời đại lịch sử.
Cảm hứng chủ đạo: là cảm hứng về sự thật.
Chủ đề: phê phán hiện thực đen tối, tiêu cực để qua đó hướng người đọc đến lí tưởng tích cực và khát vọng về sự hoàn thiện đạo đức.
Bài tập 2: Hãy chỉ ra một số biểu hiện của phong cách cổ điển (Chủ nghĩa cổ điển phương Tây) trong tác phẩm của Mô-li-e như Trưởng giả học làm sang / Lão hà tiện,... hoặc trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten như Chó sói và chiên con / Ve và kiến,...
Bài làm chi tiết:
Một số biểu hiện của phong cách cổ điển (Chủ nghĩa cổ điển phương Tây) trong tác phẩm của Mô-li-e như Trưởng giả học làm sang:
Thể loại: Hài kịch
Phương thức biểu đạt: tự sự.
Nhân vật: tính cách lố lăng, ngờ nghệch, dốt nát.
Cốt truyện: Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho độc giả.
Chủ đề: Câu chuyện may lễ phục của nhân vật tên Giuốc-đanh.
Xung đột: xung đột giữa lí trí và tình cảm: nhân vật Giuốc-đanh nhận ra lỗi của cái áo là ngược hoa nhưng sau đó lại hài lòng với cách thuyết phục của người thợ may.
Bài tập 3: So sánh hai bài thơ Thu điếu (Nguyễn Khuyến) và Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), chỉ ra một số biểu hiện của phong cách sáng tác trong mỗi bài thơ.
Bài làm chi tiết:
So sánh hai bài thơ Thu điếu (Nguyễn Khuyến) và Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), chỉ ra một số biểu hiện của phong cách sáng tác trong mỗi bài thơ:
- Giống nhau:
+ Đều viết về đề tài là mùa thu
+ Đều lấy cái đẹp trong thiên nhiên để làm đối tượng thể hiện cảm xúc của mình.
+ Mùa thu trong cả hai bài thơ đều đẹp nhưng buồn.
- Khác nhau:
(1) Thu điếu:
+ Cảnh thu của làng quê với mọi hình ảnh, sắc màu, đường nét... đậm chất hương đồng cỏ nội.
+ Đường nét trong thơ viết về mùa thu của Nguyễn Khuyến là nét vẽ chấm phá, ước lệ tượng trưng tả canh, có sức khái quát cho hơn của mùa thu làng cảnh Việt Nam.
+ Đây là bút pháp cổ điển phương Đông, từ cao xuống thấp, từ gần đến xa.
+ Cảm nhận chủ yếu bằng thị giác và thính giác.
+ Thể thơ Đường luật với niêm luật khá chặt chẽ nhưng cách tân qua việc sử dụng hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt nên đạt giá trị thẩm mĩ cao.
+ Cảnh thu đẹp nhưng buồn, hiu quạnh
(2) Đây mùa thu tới:
+ Đây là bút pháp cổ điển phương Tây.
+ Cảm nhận chủ yếu bằng mắt và bằng tâm hồn.
+ Thể thơ: 7 chữ.
+ Cảnh thu đẹp, tuy cô đơn nhưng vẫn có bóng dáng của con người.
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo, Giải chuyên đề CĐ 3: Yêu cầu và cách thức tìm SGK chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo, Giải chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời CĐ 3: Yêu cầu và cách thức tìm