Giải chi tiết chuyên đề Ngữ văn 12 CTST CĐ 3: Yêu cầu và cách thức viết bài giới thiệu về một phong cách sáng tác của một trường phái văn học (cổ điển, lãng mạn hoặc hiện thực)

Giải CĐ 3: Yêu cầu và cách thức viết bài giới thiệu về một phong cách sáng tác của một trường phái văn học (cổ điển, lãng mạn hoặc hiện thực) chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa chuyên đề mới. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

B. PHẦN THỨ HAI: YÊU CẦU VÀ CÁCH THỨC VIẾT BÀI GIỚI THIỆU VỀ MỘT PHONG CÁCH SÁNG TÁC CỦA MỘT TRƯỜNG PHÁI VĂN HỌC (CỔ ĐIỂN, LÃNG MẠN HOẶC HIỆN THỰC)

I. Những lưu ý chung về yêu cầu, cách thức viết bài giới thiệu về một phong cách sáng tác của trưởng phái cô điên, lãng mạn hoặc hiện thực.

Văn bản: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện Chí Phèo.

Câu 1: Vẽ sơ đồ tóm tắt nội dung của văn bản. Xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài và cho biết các phần này trong văn bản đã đáp ứng yêu cầu của việc viết bài giới thiệu về một phong cách sáng tác của một trường phái văn học như thế nào.

Bài làm chi tiết:

*Vẽ sơ đồ tóm tắt nội dung của văn bản:

- Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo.

- Phong cách sáng tác:

+ Chủ nghĩa hiện thực: tính cách điển hình, hoàn cảnh điển hình, đặc sắc của bút pháp hiện thực của Nam Cao.

+ Chủ nghĩa nhân đạo:  đi kèm với chủ nghĩa hiện thực. 

- Đánh giá lại tác phẩm Chí Phèo.

* Xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài:

- Mở bài: Từ đầu đến bộc lộ sâu sắc hơn cả: Giới thiệu tác phẩm Chí Phèo và phong cách sáng tác của tác phẩm.

- Thân bài: Chủ nghĩa hiện thực đến tiếng gọi thiết tha của sự sống: Phân tích phong cách sáng tác và những điểm nổi bật của tác phẩm.

- Kết bài: Đoạn còn lại: Nhận định lại về sự thành công của tác phẩm 

-> Như vậy, bài viết đã gồm đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. Đặc biệt ở phần thân bài đã phân tích được những nét đặc trưng tiêu biểu của trường phái hiện thực. 

Câu 2: Nhận xét về cách chọn đề tài/ vấn đề cho bài viết, cách đặt nhan đề, cách nêu vấn đề (trong đoạn mở đầu), cách đặt đề mục và sắp xếp các đề mục trong văn bản.

Bài làm chi tiết:

Nhận xét:

  • Đề tài: Tác giả chọn đề tài cụ thể. 

  • Nhan đề: Thông qua nhan đề của văn bản, người đọc có thể hiểu được nội dung chính mà văn bản nói đến. 

  • Cách nêu vấn đề: tác giả đưa ra vẫn đề ngay ở phần đầu rồi sau đs, đi sau vào phân tích. 

  • Cách đặt đề mục và sắp xếp các đề mục: có trật tự, rõ ràng. 

Câu 3: Tính cách điển hình của hai nhân vật chính (Chí Phèo, Bá Kiến) được phân tích bằng các lí lẽ, băng chứng nào? Các lí lẽ, bằng chứng đó có thuyết phục không? Vì sao?

Bài làm chi tiết:

- Tính cách điển hình của hai nhân vật chính (Chí Phèo, Bá Kiến) được phân tích bằng các lí lẽ, bằng chứng:

 

Lí lẽ

Bằng chứng

Chí Phèo

- Là điển hình của bần cố nông ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ những năm trước thảm hoạ nạn đói 1945

 

 

- Hoàn toàn không có sở hữu, không có năng lực làm chủ, cực kì dốt nát do đó đễ bị lưu manh hoá, và sau khi lưu manh hoá thì mất năng lực lao động, xây dựng, chỉ còn năng lực phá phách.

Rạch mặt ăn vạ, cướp giật, đâm chém, trả thù, say rượu.

 

- Tính cách bị quy định bởi cuộc đời

Ra đời như một đứa con hoang, không có gia đình thân thích…

 

- Tính cách chi phối cuộc đời

Y kết liễu cuộc đời bằng việc đâm chết Bá Kiến và tự đâm chết mình…

 

- Số phận của Chí Phèo có tính quy luật.

Ở đoạn kết, tác giả cho ta thấy đời sống nông thôn không thay đổi thì những Chí Phèo sẽ tiếp tục ra đời ở làng Vũ Đại: sau khi được tin Chí Phèo chết, Thị Nở có lúc nhìn xuống bụng mình và nghĩ đến “cái lò gạch bó không” (Chí Phèo ra đời, bị vứt bỏ ở một cái lò gạch như vậy).

 

Bá Kiến

- Là tính cách điển hình cho tầng lớp địa chủ - cường hào ở nông thôn thời bấy giờ

- Độc ác, tính mọi cách để bóc lột và

lường gạt nông dân, sẵn sàng cấu kết với nhau để bóc lột người nghèo nhưng luôn

tìm cách xâu xé, hãm hại nhau;

- Một nét nữa khá đặc sắc là tính chất nham hiểm: đối xử với Chí Phèo khi thì nạt nộ, hăm doa, khi thì mềm mỏng nói những lời ngọt xớt, bày mưu để Đội Tảo và Chí Phèo diệt nhau.

- Các lí lẽ và bằng chứng rất thuyết phục vì: qua các lí lẽ và bằng chứng đó, độc giả hiểu được tường tận những tính cách điển hình của nhân vật mà từ đó, không nhầm lẫn được với các nhân vật khác. Các bằng chứng bổ trợ cho lí lẽ khá hiệu quả.  

Câu 4: Theo bạn, văn bản có giúp người đọc nhận thấy được mối quan hệ giữa tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình hay không? Hãy nói rõ ý kiến của bạn.

Bài làm chi tiết:

Theo em, văn bản có giúp người đọc nhận thấy được mối quan hệ giữa tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình vì: tính cách của hai nhân vật hoàn toàn khác nhau tương ứng với hai hoàn cảnh sống khác nhau. Tác giả miêu tả tính cách 2 nhân vật nhưng nhìn vào cuộc sống thì ta thấy mỗi nhân vật đó, đại diện cho một hoàn cảnh sống riêng. Để rồi khi nhắc đến Chí Phèo là người ta nhớ đến tinh cách của tầng lớp cố nông. Khi nhắc đến Bá Kiến là người ta lại nhớ đến tầng lớp địa chủ - cường hào. Và rồi khi nhắc đến tầng lớp cố nông hay địa chủ- cường hào, người ta lại nghĩ đến những con người đó sẽ có tính cách tương ứng giống như Chí Phèo và Bá Kiến vậy. 

Câu 5: Mục C. Đặc sắc của bút pháp hiện thực của Nam Cao và phần II. Chủ nghĩa nhân đạo có thật sự cần thiết trong một văn bản giới thiệu một phong cách sáng tác hiện thực hay không? Vì sao?

Bài làm chi tiết:

Theo em, các mục này đều cần thiết vì: 

  • Nhà văn Nam Cao nổi tiếng với phong cách sáng tác hiện thực. Thế nên khi nói đến đặc sắc của bút pháp hiện thực của ông thì cũng có nghĩa là ta đang nói đến đặc sắc của bút pháp hiện thực của phong cách sáng tác hiện thực. 

  • Khi đưa mục II. Chủ nghĩa nhân đạo vào bài văn, có nghĩa là đang bổ sung thêm một khía cạnh khác trong phong cách sáng tác hiện thực. Bởi vì: ở các tác phẩm hiện thực, chủ nghĩa hiện thực luôn kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo. 

Câu 6: Bạn rút ra được những lưu ý gì khi tìm hiểu và viết bài giới thiệu về phong cách một tác giả thuộc trường phái văn học hiện thực Việt Nam 1930 — 1945?

Bài làm chi tiết:

Khi tìm hiểu và viết bài giới thiệu về phong cách một tác giả thuộc trường phái văn học hiện thực Việt Nam 1930 — 1945, em rút ra được những lưu ý: 

  • Cần tìm hiểu một tác giả cũng tác phẩm tiêu biểu của họ thuộc trường phái này. Ví dụ: là tác giả Nam Cao, với tác phẩm Chí Phèo. 

  • Trong trường phái văn học hiện thực, chủ nghĩa hiện thực luôn đi kèm, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo. 

  • Văn học hiện thực miêu tả một nhân vật những sẽ đại diện cho cả một tầng lớp, một nhóm người. 

II. Cách viết bài giới thiệu vẻ một phong cách sáng tác của một trường phái

văn học (có điển, lãng mạn hoặc hiện thực)

III. Thực hành

Bài tập 1: Tóm tắt quy trình viết bài giới thiệu về tác giả văn học theo mẫu sau:

Bài làm chi tiết:

Quy trình viết

Thao tác cần làm

Điều cần lưu ý

Bước 1: Chuẩn bị viết

- Xác định đề tài, mục đích viết, đối tượng người đọc. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu thập tài liệu

- Chính là đề bài của một tác giả đại diện cho phong cách sáng tác của trường phái đó.

- Tìm được mối liên hệ giữa phong cách sáng tác trong tác phẩm với phong cách sáng tác của trường phái. 

- Người đọc: thầy cô, bạn bè…

- Lập danh mục tài liệu tham khảo, 

Bước 2: Tìm ý lập dàn ý

- Tìm ý

 

 

 

- Lập dàn ý

- Thực hiện phiếu thông tin về tác giả, tác phẩm, trường phái / trào lưu văn học. 

- Sắp xếp, bổ sung, tổ chức các ý đã tìm được thành dàn bài

Bước 3: Viết bài

 

- Trong từng đoạn, cần có những câu nêu rõ luận điểm. 

- Dùng từ phổ thông, ngôn ngữ khách quan. 

- Nhan đề ngắn gọn

- Có thể trích dân một số ý kiến đánh giá của các nhà phê bình văn học có uy tín về tác giả, tác phẩm. 

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa.

Sau khi làm xong cần đọc lại bài và rà soát các ý cũng như các lỗi để chỉnh sửa nếu cần thiết.

Xem xét bài đã được trình bày rõ ràng, các lập luận đã thuyết phục, trích dẫn có phù hợp hay không.

Bài tập 2: Viết bài phân tích, so sánh hai tác phẩm Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lý Bạch) và Tống biệt hành (Thâm Tâm), chỉ ra một số điểm khác biệt về phong cách sáng tác giữa hai bài thơ này.

Bài làm chi tiết:

Gợi ý: 

Lý Bạch và Thâm Tâm là hai nhà thơ nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung Quốc. Đây là hai nhà thơ đại diện cho hai phong cách sáng tác khác nhau. Phân tích tác phẩm Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lý Bạch) và Tống biệt hành (Thâm Tâm), ta sẽ thấy rõ điều đó. 

Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740) là một nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường, là người bạn thân thiết của Lí Bạch. Bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng được viết khi Lí Bạch tiễn bạn về Quảng Lăng, thuộc thể thơ tứ tuyệt. Không gian, thời gian khá rõ ràng: Vào một buổi sáng tháng ba mùa thu trong sáng, đẹp trời, tại lầu Hoàng Hạc Châu Dương, hai người bạn chia tay nhau. Mối quan hệ giữa không gian , thời gian, con người là mối quan hệ vừa đối lập lại vừa hòa hợp để tạo ra một khung cảnh chia ly buồn và đẹp. Hai câu thơ tả cảnh mà tình lại man mác, ngậm ngùi. Hai câu thơ tiếp là nỗi lòng của người đưa tiễn, đó là sự cô đơn, lẻ loi. Nỗi buồn dường như lan toả lên cảnh vật.  Thơ của Lý Bạch thấm đẫm phong cách lãng mạn, trữ tình, và phong thái siêu trần. Qua bài thơ ta thấy có một Lý Bạch đằm thắm, ân tình. Tình bạn giữa Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên là một tình bạn đẹp, chân thành, thắm thiết.

Khác với Lý Bạch, phong cách sáng tác của Thâm Tâm đi theo khuynh hướng hiện thực, trung thành phản ánh hiện thức một cách sinh động và sâu sắc. Tống biệt hành là bài thơ được sáng tác bởi Thâm Tâm để tiễn một người bạn ra đi theo chí lớn. Cũng là khung cảnh chia tay nhưng chia tay người bạn ra trận thì cũng coi như tiễn biệt, không nghĩ đến ngày gặp lại khác với Lý bạch tiến Tống Hạo Nhiên, còn có ngày gặp lại. Tống biệt hành là một trong những bài thơ của trào lưu Thơ mới. Ở nhan đề bài thơ Tống biệt là tiễn đưa, hành là một thể thơ cổ điển của Trung Quốc vừa trữ tình vừa tự sự, hình thức tương đối tự do, không theo niêm luật chặt chẽ như thơ Đường. Ngôn ngữ của bài thơ rất sâu sắc và đầy tình cảm. Thâm Tâm đã sử dụng những hình ảnh tượng trưng và biểu cảm sắc sảo để miêu tả cảm xúc của mình, tạo ra một bức tranh rất sâu sắc về sự ra đi của người bạn thân. Bài thơ viết về cuộc tiễn đưa và tình li biệt. Nó mang dáng dấp của một bài thơ cổ, phảng phất dư âm ngàn xưa. 

Như vậy, Lý Bạch và Thâm Tâm có phong cách sáng tác khác nhau. Mặc dù cũng viết về đề tài tiễn bạn nhưng mỗi người đều có cách thể hiện riêng. Nhưng dù là ai là phong cách nào đi chăng nữa thì họ cũng đã để lại dấu ấn riêng trong lòng độc giả.

Bài tập 3: Chọn một trong hai đề a hoặc b:

a. Viết bài phân tích biểu hiện của phong cách sáng tác lãng mạn trong một tác

phẩm truyện thuộc văn học lãng mạn Việt Nam 1930 — 1945.

b. Viết bài phân tích biểu hiện của phong cách sáng tác hiện thực trong một tác

phẩm truyện thuộc văn học hiện thực Việt Nam 1930 - 1945.

Bài làm chi tiết:

Chọn đề b. Viết bài phân tích biểu hiện của phong cách sáng tác hiện thực trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố. 

Gợi ý: 

   Ngô Tất Tố là nhà văn nghệ thuật bậc thầy trong làng văn học hiện thực Việt Nam trong những năm trước 1945. Trong tác phẩm của ông, ta thấy hình ảnh người nông dân nghèo khó, túng quẫn, bị xô đẩy tới đường cùng. “Tắt đèn”  là một tác phẩm như vậy. Tác phẩm nói về cuộc sống khốn khổ của người nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. 

   Giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Tắt đèn” thể hiện qua việc tác giả khắc họa nhân vật vô cùng chi tiết. Có hai nhân vật nổi bật trong tác phẩm là chị Dậu và Tên cai lệ. Chị Dậu đại diện cho tầng lớp nông dân khốn khổ, lam lũ quanh năm tần tảo bán mặt cho trời bán lưng cho đất nhưng không đủ ăn, cuộc sống lam lũ, cơ cực luôn đeo bám. Tên cai lệ  lộng hành, hống hách, đè đầu cưới cổ người nông dân dù hắn chỉ là một kẻ tay sai với chức sắc vô cùng nhỏ bé. Hình ảnh tên cai lệ chính là hình ảnh của giai cấp bóc lột tầng lớp chính quyền thực dân phong kiến luôn chà đạp lên quyền sống quyền hạnh phúc của người nông dân khốn khổ.  Tác giả đã khắc họa nhân vật vô cùng thành công, vừa phản ánh được hiện thực xã hội lúc bấy giờ vừa tố cáo tội ác của chính quyền thực dân phong kiến. Bọn chúng không những xâm lược nước ta mà còn biến dân ta thành nô lệ, sống cuộc sống vô cùng lầm than nghèo đói, không bằng cuộc sống của loài vật.

  “Tắt đèn” là tác phẩm rất thành công trong phong cách sáng tác văn học hiện thực phê phán. Thông qua tác phẩm, độc giả có thể hiểu được hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ khổ cực, lầm than đến nhường nào. Nhân vật trong tác phẩm khá ít nhưng phần nào đã thể hiện đầy đủ thành phần trong xã hội bao gồm nông dân, địa chủ - cường hào. 

Tìm kiếm google:

Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo, Giải chuyên đề CĐ 3: Yêu cầu và cách thức viết SGK chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo, Giải chuyên đề Ngữ văn 12 chân trời CĐ 3: Yêu cầu và cách thức viết

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề ngữ văn 12 CTST mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com