Giải chi tiết Chuyên đề sinh học 11 Cánh diều mới bài 5: Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người

Giải bài 5: Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người sách Chuyên đề Sinh học 11 Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Mở đầu

Kể tên một số bệnh dịch ở địa phương em trong thời gian gần đây. Nêu các nguyên nhân lây nhiễm của các bệnh dịch đó

Hướng dẫn trả lời:

Virus corona có thể lây lan cho bạn theo các phương thức:

- Tiếp xúc với virus được phát tán vào không khí khi người bệnh hắt hơi, ho mà không che miệng.

- Bắt tay, chạm vào người bệnh.

- Tiếp xúc trực tiếp với vật thể, bề mặt vật thể chứa virus Corona rồi chạm vào các bộ phận mắt, mũi, miệng của chính mình.

- Ngoài ra, 1 số ít trường hợp, bạn cũng có thể bị nhiễm virus khi tiếp xúc với phân của người bệnh.

Hình thành kiến thức, kĩ năng

I. SỰ NHIỄM BỆNH DỊCH Ở NGƯỜI

Câu hỏi 1: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh dịch ở người

Hướng dẫn trả lời:

Hiểu biết các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh dịch ở người giúp chúng ta biết được nguồn gốc của tác nhân gây bệnh, các con đường có thể gây ra nhiễm bệnh từ đó có các biện pháp tiêu diệt, ngăn chặn các tác nhân, lối sống lành mạnh, hợp lí hơn

Luyện tập 1: Hiểu biết các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh dịch ở người có ý nghĩa gì đối với việc phòng tránh bệnh

Hướng dẫn trả lời:

Hiểu biết các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh dịch ở người giúp chúng ta biết được nguồn gốc của tác nhân gây bệnh, các con đường có thể gây ra nhiễm bệnh từ đó có các biện pháp tiêu diệt, ngăn chặn các tác nhân, lối sống lành mạnh, hợp lí hơn

II. CÁC PHƯƠNG THỨC LÂY TRUYỀN BỆNH DỊCH Ở NGƯỜI

Câu hỏi 2: Phân biệt phương thức lây truyền trực tiếp và gián tiếp

Hướng dẫn trả lời:

- Lây truyền trực tiếp: tác nhân trực tiếp từ môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí,...) vào trong cơ thể. Tuy nhiên đa số trường hợp tác nhân gây bệnh lây truyền trực tiếp từ người hoặc sinh vật bị bệnh sang người khỏe. Trong trường hợp này tác nhân gây bệnh không cần phát triển trong môi trường hay bất kì vật chủ trung gian nào.

- Lây truyền gián tiếp: là quá trình tác nhân gây bệnh lây truyền từ người hoặc sinh vật bị bệnh sang người khỏe khi không có bất kì sự tiếp xúc trực tiếp nào, có thể qua không khí, đồ dùng, vật chủ trung gian,...

Luyện tập 2: Hãy sắp xếp các phương thức lây truyền với các tác nhân gây bệnh cho phù hợp

Luyện tập 2: Hãy sắp xếp các phương thức lây truyền với các tác nhân gây bệnh cho phù hợp

Hướng dẫn trả lời:

1-a, e

2-b, d

3-d

4-c

5-a, b, e

6-b

III. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH BỆNH

1. Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong cơ thể

2. Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài cơ thể

Câu hỏi 3: Khả năng kháng bệnh của từng cá thể phụ thuộc chủ yếu vào những yếu tố nào?

Hướng dẫn trả lời:

Khả năng kháng bệnh phụ thuộc vào:

- Các yếu tố bên trong: tuổi, di truyền, khả năng miễn dịch, thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng

- Các yếu tố bên ngoài: điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội

Luyện tập 3: Phân biệt yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, yếu tố không thể thay đổi và yếu tố có thể thay đổi

Hướng dẫn trả lời:

- Yếu tố bên trong: bên trong cơ thể, các hành vi, lối sống của cá nhân

- Yếu tố bên ngoài: bên ngoài cơ thể: môi trường, xã hội tác động đến cá thể

- Yếu tố không thể thay đổi: tuổi, di truyền. Là các yếu tố có từ khi sinh ra đến khi chết đi

- Yếu tố có thể thay đổi: thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng. Là các yếu tố chủ động của con người, có thể thay đổi để thích nghi tốt hơn

Vận dụng

Câu hỏi 1: Đề xuất một số biện pháp giúp giảm nguy cơ lây truyền tác nhân gây bệnh thông qua phương thức lây truyền trực tiếp và gián tiếp

Hướng dẫn trả lời:

- Tiêm vaccine: là biện pháp chủ động tạo miễn dịch cho người có khả năng bị lây nhiễm khi tiếp xúc với mầm bệnh. Việc tiêm phòng phải được thực hiện khi người còn khỏe mạnh và theo lịch tiêm phòng chung. Tỷ lệ người tiêm phòng càng cao, số người có miễn dịch trong cộng đồng càng lớn và bệnh càng khó lây truyền.

- Giữ vệ sinh cá nhân: hàng ngày cần thực hiện rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với đồ vật. Giữ vệ sinh răng miệng. Tắm rửa thường xuyên phòng bệnh viêm nhiễm trên da. Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi đi đường và khi đến chỗ đông người. Thường xuyên ngủ màn.

- Vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn các thức ăn đã nấu chín, uống nước đã đun sôi, đã được lọc hoặc xử lý; bảo quản thức ăn đã chế biến một cách phù hợp (như bảo quản lạnh); ngăn không cho ruồi nhặng đậu vào thức ăn; không dùng chung các dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín. Các biện pháp này giúp ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tiêu hóa như: tả, lỵ, thương hàn,....

- Vệ sinh môi trường: nhằm ngăn ngừa sự lây truyền của các bệnh lây qua đường tiêu hóa, qua vết đốt côn trùng. Cần loại bỏ chỗ sinh sản của muỗi truyền sốt rét, sốt xuất huyết và các bệnh do muỗi truyền khác. Cung cấp nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt. Cần thu gom và xử lý rác thải, xử lý các chất thải của người và động vật hợp vệ sinh. Nuôi cá để diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi, ruồi; loại bỏ các dụng cụ chứa nước và các vật thải rắn để hạn chế nơi sinh sản của muỗi...

- Sống lành mạnh và quan hệ tình dục an toàn: sống chung thủy, không quan hệ với người bán dâm, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không tiêm chích ma túy. Sống lành mạnh giúp ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục (như giang mai, lậu, HIV,...) và các bệnh lây qua các dịch tiết cơ thể khác (viêm gan B, viêm gan C...).

- Khi bị mắc bệnh truyền nhiễm, người bệnh cần đến khám ở các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Việc điều trị sẽ giúp bệnh nhân chóng hồi phục, tránh diễn biến nặng và tránh nguy cơ tử vong, giảm sự lây truyền bệnh ra cộng đồng.

Câu hỏi 2: Sự bùng phát của bệnh dịch trong cộng đồng sẽ chịu tác động lớn nhất của yếu tố môi trường bên trong hay bên ngoài cơ thể? Giải thích

Hướng dẫn trả lời:

Sự bùng phát của bệnh dịch chịu tác động lớn nhất của yếu tố bên ngoài  (môi trường xã hội). Vì trong xã hội luôn luôn diễn ra sự trao đổi, giao tiếp thường xuyên, chính sự tiếp xúc, trao đổi này làm tăng ngy cơ lây truyền của các tác nhân gây bệnh, nếu khi bệnh dịch phát triển mạnh không có biện pháp dãn cách hoặc cách li thì nguy cơ lây truyền bệnh dịch sẽ tăng cao.

Ví dụ: Đại dịch Covid-19, dịch cúm, bệnh đậu mùa,...

Tìm kiếm google: iải chuyên đề sinh học 11 cánh diều, giải chuyên đề sinh học 11 sách mới, giải chuyên đề sinh học 11 cd, giải chuyên đề sinh học 11cánh diều chuyên đề 2, giải chuyên đề 2 bài 5 Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com