Giải chi tiết Chuyên đề sinh học 11 Cánh diều mới bài 9: Tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm, cách phòng và điều trị ngộ độc thực phẩm

Giải bài 9: Tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm, cách phòng và điều trị ngộ độc thực phẩm sách Chuyên đề Sinh học 11 Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Mở đầu

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới năm 2019, tổng thiệt hại về kinh tế liên quan đến các bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở các nước thu nhập thấp và trung bình khoảng 95,2 tỉ USD, trong đó, chi phí điều trị hằng năm cho các bệnh này là khoảng 15 tỉ USD. Vậy, mất vệ sinh an toàn thực phẩm đã gây ra những bệnh nguy hiểm gì? Gia đình em đã phòng và điều trị ngộ độc thực phẩm bằng cách nào? Giải thích ý nghĩa của những cách làm đó

Hướng dẫn trả lời:

- Các thực phẩm bị bẩn có thể gây nhiễm độc tiềm ẩn cho con người. Nó có thể gây ra các triệu chứng bệnh nhiễm độc cấp tính, bán cấp tính. Có thể bị nhiễm độc liên tục hoặc không liên tục. Cũng có thể gây những biến chứng nguy hiểm sau một thời gian như: ung thư, rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh, quái thai,…

- Để phòng tránh và xử lý đúng khi bị ngộ độc thực phẩm

+ Hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể bằng cách khẩn trương loại bỏ, tống xuất thức ăn nghi gây ngộ độc ra ngoài cơ thể bằng cách gây nôn. Với người bệnh là trẻ em, người lớn ngộ độc đã hôn mê thì không nên kích thích gây nôn vì dễ gây sặc, nghẹt thở.

+ Bù nước cho bệnh nhân. Sau khi gây nôn nên cho người bị ngộ độc uống 1 tuýp than hoạt hoặc uống nước oresol (ORS) bù điện giải. Nếu người bị ngộ độc nôn, tiêu chảy mất nước nhiều thì cần tăng lượng nước oresol hoặc nước lọc uống bù cho việc mất nước. Tuyệt đối không cho người bị ngộ độc uống thuốc cầm tiêu chảy vì việc nôn mửa và tiêu chảy để cơ thể loại bỏ độc tố.  

+ Cần lưu giữ thức ăn nghi gây NĐTP để giúp việc xác định nguyên nhân gây ngộ độc và định hướng tìm chất trung hòa độc tính (nếu có). Đối với tất cả các trường hợp bị ngộ độc, sau khi sơ cứu tại chỗ đều phải đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được nhân viên y tế xử trí kịp thời hoặc cho hướng dẫn phù hợp.

Hoạt động hình thành kiến thức, kĩ năng

I. TÁC HẠI CỦA MẤT VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Câu hỏi 1: Quan sát hình 9.1 và cho biết tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người

Quan sát hình 9.1 và cho biết tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người

Hướng dẫn trả lời:

Tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm:

- Gây ngộ độc

- Rối loạn tiêu hóa, thần kinh và một số khác như viêm gan, huyết áp thay đổi,...

- Lâu dài gây suy thận, bệnh tự nhiễm, ưng thư,...

Câu hỏi 2: Hoàn thành bảng 9.1

Đặc điểm

Bệnh cấp tính

Bệnh mạn tính

Thời gian khởi phát

?

?

Triệu chứng

?

?

Khả năng điều trị

?

?

Hướng dẫn trả lời:

Đặc điểm

Bệnh cấp tính

Bệnh mạn tính

Thời gian khởi phát

Đột ngột, khoảng 30 phút đến vài giờ hoặc vài ngày

Tồn tại thời gian dài nhiều tháng hoặc nhiều năm

Triệu chứng

Đau bụng, sốt cao, tiêu chảy,, buồn nôn, đau đầu, tim đập nhanh, chóng mặt, phân có máu,…

Viêm ruột, viêm màng nào, động kinh, suy thận, bệnh tự miễn, ung thư,…

Khả năng điều trị

Vài ngày đến 1 tháng nếu điều trị kịp thời

Lâu dài, khó điều trị khỏi hoàn toàn

Luyện tập: Bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm có thể phát hiện sớm được không? Tại sao?

Hướng dẫn trả lời:

Bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm có thể phát hiện sớm được nếu phát hiện mẫu thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, môi trường sinh sống có tác nhân lạ hoặc một số biểu hiện của cơ thể sau khi ăn như chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy,...

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

1. Phòng tránh ngộ độc do tác nhân vật lí

2. Phòng tránh ngộ độc do tác nhân hóa học

3. Phòng tránh ngộ độc thực phẩm do tác nhân sinh học

Câu hỏi 3: Nêu một số biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Hướng dẫn trả lời:

- Sử dụng máy móc, thiết bị theo khuyến cáo của nhà sản xuất

- Đảm bảo nguyên liệu, quy trình chế biến an toàn, phòng tránh các tác nhân vật lí nhiễm vào thực phẩm

- Không sử dụng các loại thực phẩm được khuyến cáo có chứa chất độc, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

- Chọn thực phẩm tươi sạch, không chứa các chất bảo quản,... không bị nấm mốc, sâu bệnh,...

- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, an toàn trong khâu chế biến và giữ vệ sinh cá nhân. 

III. ĐIỀU TRỊ ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

1. Nhận biết người bị ngộ độc thực phẩm

Câu hỏi 4: Trình bày các phương pháp nhận biết người bị ngộ độc thực phẩm

Hướng dẫn trả lời:

- Nhận biết triệu chứng ngộ độc thực phẩm: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, nhịp tim tặng, co giật,...

- Xác định nguồn gốc thực phẩm gây ra ngộ độc

- Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm

2. Điều trị đối với người bị ngộ độc thực phẩm

Câu hỏi 5: Trình bày các biện pháp điều trị ngộ độc thực phẩm

Hướng dẫn trả lời:

- Tại nhà:

+ Kích thích gây nôn để loại bỏ tác nhân gây ngộ độc

+ Bù nước điện giải

- Tại cơ sở y tế:

+ Khi người bệnh có dấu hiệu bất thường cần đưa ngay đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời

+ Cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng như tránh các thực phẩm khó tiêu. Nên ăn các thức ăn nhạt như nước cháo loãng, nước canh,...

+ Dành thời gian nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe, tránh tham gia các hoạt động mệt mỏi

Vận dụng

Câu hỏi 1: Nêu vai trò của các thành phần chứa trong gói oresol. Tại sao cần pha dung dịch oresol đúng liều lượng quy định

Hướng dẫn trả lời:

- 3 thành phần quan trọng trong Oresol:

+ Nước sạch: là nước đun sôi hay nước cất, vô trùng hay nước uống đóng chai.
+ Chất điện giải (hay còn gọi là các loại muối), là các chất mà cơ thể bạn cần để thực hiện các hoạt động sống.
+ Carbohydrates, tồn tại dưới dạng đường.

- Nếu uống orseol không được pha đúng tỷ lệ sẽ dẫn tới tăng natri (muối) trong máu, đây là dấu hiệu của mất nước trong tế bào, nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn tới biến chứng thần kinh nguy hiểm và có thể gây teo não.

Câu hỏi 2: Khi bị ngộ độc thực phẩm và bị tiêu chảy, người bệnh có nên tự dùng thuốc chống tiêu chảy không? Tại sao?

Hướng dẫn trả lời:

Trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, chất độc, dùng ngay thuốc cầm tiêu chảy là không có lợi, vì xét dưới góc độ phòng vệ thì đây là một phản ứng có lợi. Cơ thể cần tiêu chảy để tống chất độc ra khỏi cơ thể. Vì vậy, không nên dùng thuốc chống tiêu chảy ngay từ đầu.

Câu hỏi 3: Gia đình em đã có những biện pháp gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bảo quản và chế biến thực phẩm?

Hướng dẫn trả lời:

Một số giải pháp để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình em là:

- Lựa chọn thực phẩm an toàn

- Giữ vệ sinh cá nhân khi tham gia sơ chế, chế biến  thực phẩm.

- Nấu chín thức ăn

- Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác.

- Sử dụng nguồn nước sạch an toàn.

- Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn như bát đĩa.

Tìm kiếm google: giải chuyên đề sinh học 11 cánh diều, giải chuyên đề sinh học 11 sách mới, giải chuyên đề sinh học 11 cd, giải chuyên đề sinh học 11cánh diều chuyên đề 3, giải chuyên đề 3 bài 9 Tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm, cách phòng và điều trị ngộ độc thực phẩm

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net