Giải chi tiết Chuyên đề sinh học 11 Chân trời mới bài 6: Một số dịch bệnh phổ biến ở người

Giải bài 6: Một số dịch bệnh phổ biến ở người sách Chuyên đề Sinh học 11 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, loài người đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do các loại bệnh dịch (sốt xuất huyết, cúm, Covid-19,...) gây ra. Tác nhân nào đã gây nên những bệnh dịch nguy hiểm này? Các em hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay nhé!

I. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH BỆNH

Câu hỏi 1: Phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh dịch

Hướng dẫn trả lời:

- Bệnh truyền nhiễm là bệnh có khả năng lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua trung gian truyền bệnh. Nếu không được kiểm soát có thể lây lan và bùng dịch. Sau khi mắc bệnh, sẽ trải qua 5 giai đoạn: ủ bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh và hồi phục. 

- Bệnh dịch là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan mạnh trong cộng đồng và tạo thành dịch, gây những tổn hại lớn về sức khỏe, kinh tế - xã hội.

Câu hỏi 2: Khi nào một bệnh truyền nhiễm trở thành dịch, đại dịch?

Hướng dẫn trả lời:

Bệnh truyền nhiễm trở thành dịch, đại dịch khi số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định. Nếu dịch lây lan sang các châu lục khác hoặc trên toàn thế giới thì đó là đại dịch

II. TÁC NHÂN GÂY BỆNH DỊCH Ở NGƯỜI

1. Vi khuẩn

2. Kí sinh trùng

3. Nấm

4. Virus

Câu hỏi 3: Đọc thông tin ở các Bảng 6.1, 6.2, 6.3 và 6.4, hãy kể tên những tác nhân đã từng gây nên bệnh dịch ở địa phương em.

Hướng dẫn trả lời:

Những tác nhân gây nên bệnh dịch ở địa phương em:

- Vi khuẩn Yersinia pestis gây nên dịch hạch

- Trùng sốt rét Plasmodium falciparum gây nên bệnh sốt rét

- Nấm Candida albicans gây nên bệnh viêm đường âm đạo, nấm móng

- Virus Influenza gây bệnh cúm

- Virus Paramyxovirus gây dịch sởi

- Virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid 19

- Virus quai bị Rubulavirus gây bệnh quai bị

Luyện tập: Vì sao đa số bệnh dịch ở người là do virus gây ra?

Hướng dẫn trả lời:

Vì virus có cấu tạo đơn giản nên chúng dễ bị biến đỏi dẫn đến phát sinh các chủng mới. Virus có thể gây bệnh bằng cách phá hủy tế bào, mô, một số gây đột biến gene nên vì thế virus trở thành tác nhân gây bệnh nguy hiểm và gây nhiều bệnh truyền nhiễm

III. MỘT SỐ BỆNH DỊCH PHỔ BIẾN Ở NGƯỜI

1. Bệnh lao phổi

Câu hỏi 4: Vì sao người mắc bệnh lao phổi thường có triệu chứng ho kéo dài?

Hướng dẫn trả lời:

Vì khi mắc bệnh lao phổi, các tế bào ở phổi và đường hô hấp bị tổn thương gây nên triệu chứng ho keo dài

2. Bệnh dịch tả

Câu hỏi 5: Vi khuẩn Vibrio cholerae gây bệnh dịch tả bằng cách nào? Khi mắc bệnh sẽ gây ra những hậu quả gì?

Hướng dẫn trả lời:

- Vi khuẩn Vibrio cholerae gây bệnh dịch tả bằng cách:

+ Đầu tiên một lượng lớn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, một phần sẽ bị tiêu diệt bởi pH acid ở dạ dày, một phần nhỏ sống sót đến ruột non

+ Các vi khuẩn tiết enzyme mucinase và dựa vào khả năng di chuyển giúp chúng vượt qua được lớp màng nhầy của niêm mạc ruột non, tiếp xúc với các tế bào niêm mạc ruột. 

+ Tại đây vi khuẩn liên kết với thụ thể trên bề mặt tế bào nhờ các protein cố định trên thành tế bào của chúng, giúp chúng có khả năng bám dính ruột non, phát triển và tiết ra độc tố. Môi trường thuận lợi giúp số lượng vi khuẩn gia tăng.

+ Độc tố sinh ra gắn vào tế bào niêm mạc ruột làm các tế bào này tiết chất điện giải vào ruột, dẫn đến mất nước và giảm huyết áp. Đặc biệt người mắc bệnh tả bị mất nhiều bicarbonate và potassium nên làm mất pH máu.

- Khi mắc bệnh sẽ gây ra những hậu quả : chủ yếu là nôn và tiêu chảy với số lượng lớn, người bệnh dễ dẫn đến mất nước và điện giải trầm trọng, gây sốc nặng. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong

Luyện tập: Tại sao bù nước là yếu tố quan trọng hàng đầu trong điều trị bệnh dịch tả?

Hướng dẫn trả lời:

Vì khi bị bệnh tả sẽ có biểu hiện nôn và tiêu chảy, gây mất nước. Bù nước và điện giải oresol chứa glucose và chất điện giải, qua đó thúc đẩy quá trình tái hấp thu sodium nhằm cải thiện tình trạng mất nước

3. Bệnh sốt rét

Câu hỏi 6: Dựa vào Hình 6.8, hãy cho biết trùng sốt rét gây bệnh như thế nào?

Câu hỏi 6: Dựa vào Hình 6.8, hãy cho biết trùng sốt rét gây bệnh như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Trong cơ thể muỗi, giao bào tử đực và cái kết hợp tạo thành noãn rồi chui qua thành dạ dày và tạo thành kén, phát triển tạo thành hàng nghìn ký sinh trùng non. Ký sinh trùng non di chuyển lên hướng tuyến nước bọt của muỗi và tập trung tại đây để có cơ hội xâm nhập vào người khác. Ký sinh trùng khi vào máu sẽ tiến đến gan, phát triển trong tế bào gan qua các giai đoạn từ thể tư dưỡng đến thể phân liệt và làm vỡ tế bào gan giải phóng ký sinh trùng non vào máu. Tại mạch máu, ký sinh trùng non thâm nhập hồng cầu non, phá vỡ hồng cầu để giải phóng ký sinh trùng non gây sốt rét. Ký sinh trùng non lại có 2 thể: thể vô tính quay trở lại xâm nhập hồng cầu để phát triển, thể hữu tính gồm giao bào đực và giao bào cái. Giao bào không xâm nhập vào hồng cầu mà chờ muỗi hút máu người bệnh để quay lại vòng đời mới. 

Câu hỏi 7: Bệnh sốt rét gây ra những hậu quả gì đối với người bênh?

Hướng dẫn trả lời:

Sự phá vỡ các tế bào hồng cầu theo chu kì 48 hoặc 72 giờ gây hiện tượng sốt rét cách nhật (có biểu hiện rét run và sốt cao), tủy xương bị ức chế, thiếu máu, huyết áp giảm,... Bệnh có thể biến chứng thành sốt rét ác tính dẫn đến suy hô hấp, thiếu máu nặng, giảm pH máu, gây rối loạn chức năng của các cơ quan, suy đa tạng dẫn đến tử vong

4. Bệnh sởi

Câu hỏi 8: Tại sao trong các giai đoạn đầu của bệnh sởi, bệnh nhân có hiện tượng suy giảm miễn dịch tạm thời?

Hướng dẫn trả lời:

- Virus sởi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Tại đây, virus nhân lên ở tế bào biểu mô của đường hô hấp và ở các hạch bạch huyết lân cận. Sau đó, virus vào máu (nhiễm virus máu lần thứ nhất). Thời kì này tương ứng với thời kì nung bệnh.

- Từ máu, theo các bạch cầu, virus  đến các phủ tạng (phổi, lách, hạch, da…) gây tổn thương các cơ quan và cac triệu chứng lâm sàng thời kì toàn phát. Ban ở da và niêm mạc chính là hiện tượng đào thải virus của cơ thể đã phản ứng miễn dịch bệnh lí.

Câu hỏi 9: Ở trẻ bị thiếu hụt tế bào lympho T, khi nhiễm virus sởi sẽ gây nguy hiểm như thế nào? Giải thích.

Hướng dẫn trả lời:

Nếu thiếu hụt tế bào lympho T, virus sẽ xâm nhập vào da, phổi, khí quản, lách, đường tiêu hóa,... gây tổn thương cho các cơ quan và dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản, tiêu chảy, viêm tai giữa,... thậm chí tử vong

5. Bệnh sốt xuất huyết

Câu hỏi 10: Quan sát Hình 6.12, hãy nhận xét về thực trạng mắc bệnh sốt xuất huyết trong những năm gần đây. Vì sao bệnh có sự gia tăng vào mùa mưa?

Câu hỏi 10: Quan sát Hình 6.12, hãy nhận xét về thực trạng mắc bệnh sốt xuất huyết trong những năm gần đây. Vì sao bệnh có sự gia tăng vào mùa mưa?

Hướng dẫn trả lời:

- Trong những năm gần đây ở Việt Nam, Thực trạng mắc bệnh sốt xuất huyết biến động thất thường. Năm 2010-2013, 2015 và 2021 có tỉ lệ khá bằng nhau, năm 2014 và 2016 tỉ lệ giảm. Nhưng từ năm 2017 đến nay, tỉ lệ mắc bệnh tăng mạnh, đặc biệt là năm 2022 đã có khoảng hơn 300000 người mắc, là con số thống kê cao nhất.

- Bệnh gia tăng vào mùa mưa vì vào mùa này số lượng muỗi sinh sôi rất nhiều, tăng nguy cơ mắc bệnh

Câu hỏi 11: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phát ban ở bệnh nhân mắc bênh sốt xuất huyết là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Nguyên nhân: Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus gây nên tình trạng tăng tính thấm, tổn thương thành mạch máu dẫn đến xuất huyết và rối loạn đông máu, biểu hiện như triệu chứng phát ban

6. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

Câu hỏi 12: Sức khỏe của người nhiễm HIV thường có biểu hiện như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

- Khi nhiễm HIV giai đoạn sơ nhiễm cơ thể thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ như sốt, phát ban, viêm hạch

Câu hỏi 13: Dựa vào Hình 6.14 và kiến thức đã học, hãy mô tả quá trình nhân lên của HIV trong tế bào lympho T

Câu hỏi 13: Dựa vào Hình 6.14 và kiến thức đã học, hãy mô tả quá trình nhân lên của HIV trong tế bào lympho T

Hướng dẫn trả lời:

- Sự hấp phụ lên bề mặt tế bào: HIV bám vào bề mặt tế bào cảm thụ nhờ sự phù hợp giữa Receptor tế bào với GP120 của nó. Trong đa số các trường hợp, các receptor này là các phân tử CD4 của lympho T hỗ trợ hoặc một số tế bào khác như bạch cầu đơn nhân lớn, đại thực bào và 1 số tế bào lympho.

- Sự xâm nhập vào tế bào: Sau khi đã bám vào các receptor của tế bào vật chủ , phân tử gp41 của HIV cắm sâu vào màng tế bào. Nhờ đó genom của HIV chui vào bên trong của tế bào. Vì vậy giai đoạn này còn gọi là ‘cắm neo và hoà màng’.

- Sự nhân lên trong tế bào:

+ Phiên mã sớm: nhờ RT, ADN bổ sung của HIV đã được tạo thành (đã được tạo thành) từ khuôn mẫu ARN của nó. Lúc đầu là sản phẩm lai ARN_ADN, sau đó nhờ Enzym ARN_ase tách ARN khỏi ADN và sợi ADN bổ sung mới được tổng hợp, tạo thành phân tử ADN chuỗi kép.

+ Tổng hợp: Sau khi tổng hợp ADN kép tạo thành dạng vòng khép kín và chui vào nhân tế bào chủ. Sau đó nó tích hợp vào ADN nhờ integrase. Nhờ tổng hợp, HIV đã tránh được sự bảo vệ cơ thể, tác dụng của thuốc và gây bệnh chậm. Sau khi tích hợp, AND của HIV có toàn tại ở một trong 2 trạng thái:
Không hoạt động và nằm im như tiền virus. Trạng thái tiềm tàng này có thể trở thành hoạt động như những virus độc lực dưới các tác động của môi trường.
ADN bổ sung của HIV được sao chép thành hạt virion mới. Này là trạng thái nhân lên của HIV với các bước tiếp theo như sau:

+ Sao mã muộn: ADN bổ sung của HIV được sao mã thành ARN genom và ARN thông tin cho nó (mARN)

+ Dịch mã: Nhờ mARN được tạo thành ở giai đoạn trên, các protein cần của HIV được tổng hợp.

+ Lắp ráp các hạt virion mới: Từ các thành phần đã được tổng hợp, các hạt HIV mới được lắp ráp ở bào tương tế bào.

+ Giải phóng các hạt HIV mới: Từ các vị trí lắp ráp các hạt HIV gần màng nguyên sinh chất, các màng này nảy chồi và các hạt HIV được giải phóng. Chúng tiếp tục gây nhiễm cho tế bào mới, còn tế bào đã giúp chúng nhân lên thì bị diệt.

Câu hỏi 14: Dựa vào Hình 6.15, hãy giải thích mối quan hệ giữa nồng độ tế bào lympho T hỗ trợ và nồng độ HIV tương đối trong cơ thể người nhiễm HIV không được điều trị

Câu hỏi 14: Dựa vào Hình 6.15, hãy giải thích mối quan hệ giữa nồng độ tế bào lympho T hỗ trợ và nồng độ HIV tương đối trong cơ thể người nhiễm HIV không được điều trị

Hướng dẫn trả lời:

Nồng độ HIV tương đối càng tăng cao thì nồng độ tế bào lympho T hỗ trợ càng giảm, mức tăng và giảm diễn ra rất nhanh ở giai đoạn tiềm tàng và đến giai đoạn AIDS thì nồng độ lympho T hỗ trợ gần như bằng 0

Luyện tập: Tại sao nói:"Người nhiễm HIV không chết vì HIV mà chết vì các loại virus hoặc sinh vật gây bệnh khác".

Hướng dẫn trả lời:

HIV (Human Immunodeficiency Virus) là tên gọi của một loại virus gây suy giảm hệ miễn dịch. HIV làm cho cơ thể người mất dần sức đề kháng với các vi sinh vật gây bệnh, tạo ra các nhiễm trùng cơ hội và điều kiện phát triển ung thư cũng như nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

7. Bệnh cúm

Câu hỏi 15: Hãy dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong các trường hợp sau. Giải thích

a, Một chủng virus cúm ở động vật bị biến đổi gene dẫn đến có khả năng lây truyền từ người sang người.

b, Một chủng virus cúm ở người có khả năng tổ hợp vật chất di truyền với virus cúm ở động vật

Hướng dẫn trả lời:

Virus cúm động vật, như cúm gia cầm hoặc cúm lợn, thường lây lan ở động vật nhưng cũng có thể lây truyền sang người. Người bị nhiễm virus chủ yếu thông qua tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm bệnh hoặc môi trường bị ô nhiễm. Nhiễm virus cúm gia cầm, cúm lợn và các loại virus cúm khác ở người có thể gây ra nhiễm trùng đường hô hấp từ nhẹ như chỉ sốt và ho, đến nặng như viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tính (khó thở), sốc và thậm chí tử vong. Viêm kết mạc (mắt đỏ), các triệu chứng đường tiêu hóa, viêm não cũng đã được báo cáo ở các mức độ khác nhau phụ thuộc các phân týp của virus cúm. Mặc dù cácvirus cúm gia cầm được xác định gần đây hiện không dễ dàng truyền từ người sang người, nhưng sự lưu hành liên tục của các virus này ở gia cầm đặc biệt đáng lo ngại, vì các virus này gây bệnh nặng ở người và có khả năng biến đổi thành bệnh lây truyền từ người sang người.

Cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường lưu hành khi thời tiết chuyển mùa, do các chủng virus cúm phổ biến như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 gây nên. Trong đó, chủng A/H7N9 và A/H5N1 là những chủng virus cúm thường lưu hành ở gia cầm, có khả năng lây nhiễm sang người và tạo thành dịch

8. Bệnh Covid-19

Câu hỏi 16: Tại sao bệnh Covid-19 có khả năng lây lan nhanh chóng khắp toàn cầu chỉ trong một thời gian ngắn

Hướng dẫn trả lời:

Nhờ trên bề mặt có những protein gai (spike protein) giúp virus bám vào đường hô hấp. Sau khi bám, nó sẽ nhảy sang tế bào biểu mô và nhân bản, sau đó thoát ra khỏi tế bào cũ để xâm nhập vào tế bào mới và lây cho cộng đồng qua đường mũi, miệng. Nếu sự biến đổi gen làm các “xúc tu” protein gai này hút chặt hơn thì tất yếu dẫn tới lây nhiễm nhanh hơn.

Ngoài ra virus mang bệnh có thể tồn tại ở ngoài không gian ở một số thời gian xác định tùy vào bề mặt bám. Con đường lây nhiễm quá dễ dàng. Và thời điểm bùng phát chưa có vaccine phòng bệnh

Câu hỏi 17: Tại sao người bị nhiễm SARS-CoV-2 lại có nguy cơ tử vong rất cao?

Hướng dẫn trả lời:

SARS-CoV-2 sau khi xâm nhập vào cơ thể có thể tấn công các tế bào niêm mạc ở đường hô hấp và nhiều cơ quan khác, đặc biệt là phổi gây nên hiện tượng nhiễm trùng, viêm đường hô hấp, phù nề ở phổi, tổn thương phế nang,... Khi số lượng virus tăng cao, chúng gây tổn thương các tế bào ở phổi dẫn đến sự rò rỉ từ các mạch máu nhỏ trong phổi, các dịch này tích trữ trong phổi hoặc phế nang làm cản trở sự vận chuyển oxygen vào phổi gây hiện tượng khó thở, suy hô hấp. 

Bên cạnh đó, SARS-CoV-2 còn xâm nhập vào các đại thực bào, tế bào bạch cầu ở phổi, kích thích các tế bào này giải phóng cytokine là tín hiệu để kích hoạt tế bào đáp ứng miễn dịch. Cytokine được sản sinh nhanh chóng và phát tán khắp cơ thể gây nên "bão cytokine" dẫn đến phản ứng viêm quá mức diễn ra khắp nơi trong cơ thể, kết quả nhiều cơ quan khác bị tổn thương gây suy đa tạng, các tế bào nội mạc mạch máu tổn thương gây rối loạn quá trình đông máu; bệnh chuyển biến nặng cuối cùng gây tử vong

Luyện tập: Tại sao việc theo dõi nồng độ bão hòa oxygen trong máu (SpO2) đóng vai trò rất quan trọng đối với các bệnh nhân mắc Covid-19

Hướng dẫn trả lời:

Việc chủ động đo SpO2 hàng ngày là cần thiết, nó giúp phát hiện sớm tình trạng tổn thương phổi, nguy cơ suy hô hấp và các biến chứng nguy hiểm khác ở người bệnh do oxy máu giảm ngay cả khi người bệnh không có triệu chứng cảnh báo

Vận dụng: Hãy kể tên một số dịch do virus cúm A gây ra ở địa phương em. Hậu quả của những bệnh đó là gì? Tại sao virus cúm A là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và thiệt hại cho nền kinh tế - xã hội?

Hướng dẫn trả lời:

- Cúm A/H1N1 có khả năng gây bội nhiễm, viêm phổi nặng, suy đa tạng hoặc thậm chí là tử vong ở một số người có bệnh mãn tính.

- Cúm A/H5N1 đã giết chết hàng chục triệu gia cầm

- Cúm A/H7N9 hầu hết đều được ghi nhận mắc viêm phổi. Đối với những trường hợp nặng, không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

=> Virus cúm A liên tục thay đổi và có khả năng gây ra những trận đại dịch lớn. Hiện có rất nhiều chủng virus cúm A đang lưu hành trên toàn cầu, trong đó phổ biến nhất là các chủng A/H1N1, A/H5N1, A/H3N2, A/H7N9. Hậu quả của cúm A không chỉ với người mà còn cả động vật

Tìm kiếm google: giải chuyên đề sinh học 11 chân trời, giải chuyên đề sinh học 11 sách mới, giải chuyên đề sinh học 11 ctst, giải chuyên đề sinh học 11 chân trời chuyên đề 2, giải chuyên đề 2 bài 6 Một số dịch bệnh phổ biến ở người

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề sinh học 11 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net