Hướng dẫn giải chi tiết bài 9 Vị phạm phép luật và trách nhiệm pháp lí bộ sách mới Công dân 9 chân trời sáng tạo. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.
Em hãy quan sát các hình ảnh sau và cho biết chủ thể có hành vi vi phạm gì và phải gánh chịu trách nhiệm như thế nào.
Bài làm chi tiết:
- Hình ảnh 1: Các bạn học sinh đã vi phạm giao thông khi không đội mũ bảo hiểm và kẹp 3 khi đi đường, sẽ phải chịu trách nhiệm bằng cách gửi thông báo về cho nhà trường để có hình thức xử lý và biện pháp giáo dục phù hợp
- Hình ảnh 2: Người đàn ông đã vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường khi đã xả nước thải ra sông, sẽ phải chịu trách nhiệm kỷ luật và nặng hơn là phạt tiền, ngồi tù
1. Em hãy quan sát sơ đồ, đọc thông tin trong bảng và các trường hợp để thực hiện yêu cầu
Trường hợp 1:
Bạn D (14 tuổi) thường trốn học để đi chơi điện tử. Tại tiệm Internet, bạn D bị anh T (20 tuổi) dụ dỗ sử dụng ma tuý. Trong một lần sử dụng ma tuý, bạn D và anh T bị công an bắt quả tang, lập biên bản, đưa về trụ sở công an cùng tang vật.
Trường hợp 2:
Anh G (16 tuổi) điều khiển xe máy trên 50 phân khối và chạy quá tốc độ quy định. Sau đó, anh G đã gây tai nạn cho chị M, khiến chị bị thương với tỉ lệ thương tật dưới 11%.
Trường hợp 3:
Ông V là công chức nhà nước. Trong giờ làm việc, ông V đã sử dụng xe của cơ quan ra ngoài để giải quyết việc riêng.
Dựa vào thông tin về các loại vi phạm, em hãy phân tích hành vi vi phạm của chủ thể trong các trường hợp 1, 2, 3 để xác định loại vi phạm pháp luật tương ứng
Bài làm chi tiết:
* Trường hợp 1:
- Bạn D (14 tuổi) thường trốn học để đi chơi điện tử, điều này có thể được coi là hành vi vi phạm của bạn D đối với quy định về việc đi học.
=> Vi phạm kỷ luật
- Bạn D và anh T bị bắt quả tang khi sử dụng ma túy, đây là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc sử dụng chất ma túy.
=> Vi phạm hình sự
* Trường hợp 2:
- Anh G (16 tuổi) điều khiển xe máy trên 50 phân khối và chạy quá tốc độ quy định, đây là hành vi vi phạm giao thông về việc điều khiển xe máy vượt quá dung tích xi lanh và chạy quá tốc độ quy định.
=> Vi phạm hành chính
- Anh G đã gây tai nạn cho chị M với tỷ lệ thương tật dưới 11%, hành vi này có thể được coi là vi phạm liên quan đến tai nạn giao thông và gây thương tích cho người khác.
=> Vi phạm hành chính
* Trường hợp 3:
Ông V là công chức nhà nước đã sử dụng xe của cơ quan ra ngoài để giải quyết việc riêng, đây là hành vi vi phạm đối với quy định về sử dụng tài sản công cộng cho mục đích cá nhân.
=> Vi phạm kỷ luật
2. Em hãy quan sát sơ đồ và đọc thông tin sau để thực hiện yêu cầu
- Dựa vào nội dung từ sơ đồ trên, em hãy xác định các loại trách nhiệm pháp lý mà chủ thể trong các trường hợp 1, 2, 3 ở hoạt động 1 phải gánh chịu là gì
- Từ thông tin trên, em hãy cho biết mục đích, ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý
Bài làm chi tiết:
- Trường hợp 1: bạn D phải chịu trách nhiệm kỷ luật, bạn D và anh T đều phải chịu trách nhiệm hành chính, ngoài ra anh T còn phải chịu trách nhiệm hình sự
- Trường hợp 2: anh G phải chịu trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự
- Trường hợp 3: ông V phải chịu trách nhiệm hành chính
- Mục đích, ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí là:
+ Giúp ngăn ngừa, giáo dục, cải tạo đối với những hành vi vi phạm pháp luật
+ Giúp giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng, chấp hành đúng theo quy định pháp luật
+ Giúp củng cố niềm tin của người dân vào pháp luật
Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với các nhận định dưới đây? Vì sao?
a) Trách nhiệm pháp lí là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật
b) Mọi hành vi trái với quy định của pháp luật đều vi phạm pháp luật
c) Trẻ em dù có phạm tội cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự
d) Công dân phải đủ 18 tuổi trở lên thì mới được xem là chủ thể của vi phạm pháp luật
e) Chủ thể của vi phạm pháp luật có thể chịu đồng thời nhiều trách nhiệm pháp lí cùng lúc
Bài làm chi tiết:
a) Đồng tình vì bất cứ ai vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí
b) Không đồng tình vì không phải tất cả hành vi trái với quy định của pháp luật đều bị coi là vi phạm pháp luật
c) Không đồng tình vì trẻ em đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, và trẻ em từ 14 đến 16 tuổi có thể phải chịu trách nhiệm hình sự đối với một số tội danh
d) Không đồng tình vì trẻ em đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
e) Đồng tình vì một người phạm tội vừa có thể bị phạt tiền, vừa có thể phải ngồi tù, tùy theo loại, mức độ vi phạm và các tình tiết tăng nặng
Câu 2: Em hãy xác định các hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể dưới đây và cho biết trách nhiệm pháp lí mà họ phải chịu là gì
a) Ông B tự ý xây nhà cao tầng khi chưa có Giấy phép xây dựng
b) Anh K (25 tuổi) thực hiện hành vi cướp giật điện thoại di động của người đi đường
c) Chị H vay của bà V số tiền 200 triệu đồng, nhưng sau đó, vì không có khả năng chi trả nên chị ấy đã bỏ trốn
d) Anh N sau khi uống rượu bia, đã điều khiển xe máy trên đường, đâm vào xe của chị T, gây hư hỏng nặng
Bài làm chi tiết:
a) Ông B vi phạm hành chính khi tự ý xây nhà cao tầng khi chưa có Giấy phép xây dựng, phải chịu trách nhiệm hành chính
b) Anh K vi phạm luật dân sự khi cướp giật điện thoại di động của người đi đường, phải chịu trách nhiệm dân sự
c) Chị H vi phạm hành chính khi vay số tiền 200 triệu nhưng không trả và hình sự khi bỏ trốn, phải chịu trách nhiệm hành chính và hình sự
d) Anh N đã vi phạm hành chính khi uống rượu bia nhưng vẫn lái xe và vi phạm dân sự khi đâm vào xe chị T gây hư hỏng nặng, anh G phải chịu trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự
Câu 3: Em hãy xác định dấu hiệu vi phạm, loại vi phạm và trách nhiệm pháp lí tương ứng với các trường hợp dưới đây:
Bài làm chi tiết:
Trường hợp | Dấu hiệu vi phạm | Loại hình vi phạm | Trách nhiệm pháp lí |
1. Đội quản lí thị trường số 4 của tỉnh H đã tổ chức kiểm tra đột xuất trên địa bàn và phát hiện hộ kinh doanh của anh K 35 tuổi, có khả năng nhận thức tốt, không bị tâm thần, đang tàng trữ, buôn bán nhiều mặt hàng giả. | Tàng trữ, buôn bán hàng giả | Vi phạm hành chính | Trách nhiệm hành chính |
2. Sau khi được chị B cho mượn xe, anh H 20 tuổi, có khả năng nhận thức tốt, không bị tâm thần, đã đem chiếc xe ấy đến cửa hàng mua bán xe máy và bán với giá 5 triệu đồng. | Bán xe được cho mượn | Vi phạm hình sự | Trách nhiệm hình sự |
Anh M 30 tuổi, có khả năng nhận thức tốt, không bị tâm thần, kí hợp đồng thỏa thuận việc bán cho chị V toàn bộ sản lượng tôm nuôi của mùa vụ chính. Tuy nhiên, do giá thị trường tăng cao, anh M đã thay đổi quyết định và không bán cho chị V | Vi phạm hợp đồng buôn bán | Vi phạm dân sự | Trách nhiệm dân sự |
Chị K 29 tuổi, có khả năng nhận thức tốt, không bị tâm thần, là viên chức của một cơ quan hành chính sự nghiệp. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, chị K đã có lời lẽ, cử chỉ xúc phạm ông T. | Xúc phạm khách hàng | Vi phạm hành chính, vi phạm kỉ luật | Trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật |
Em hãy lập kế hoạch tổ chức một buổi tuyên truyền pháp luật (có thể chọn pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật về giao thông, pháp luật về hành chính,...) trong phạm vi lớp học
Bài làm chi tiết:
* Tên sự kiện: Buổi Tuyên Truyền Pháp Luật
* Thời gian và địa điểm:
- Thời gian: 2 tiếng (có thể điều chỉnh tùy theo lịch học của lớp)
- Địa điểm: Phòng học của lớp
* Mục tiêu:
- Hiểu biết về các quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến chủ đề được tuyên truyền.
- Nhận thức về tầm quan trọng của tuân thủ pháp luật trong cuộc sống hàng ngày.
- Khuyến khích học sinh tham gia và đặt câu hỏi để giải đáp mọi thắc mắc về pháp luật.
* Các hoạt động:
- Giới thiệu về mục đích của buổi tuyên truyền.
- Trình bày về các quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến chủ đề được chọn. Ví dụ: nội dung của pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao thông, hành chính, v.v.
- Tổ chức các trò chơi hoặc câu hỏi về kiến thức pháp luật đã được trình bày.
- Khuyến khích học sinh tham gia và trả lời các câu hỏi để kiểm tra và củng cố hiểu biết của họ về pháp luật.
Giải Công dân 9 chân trời sáng tạo, Giải bài 9 Vị phạm phép luật và trách Công dân 9 CTST, giải công dân 9 chân trời bài 9 Vị phạm phép luật và trách