Giải chi tiết Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều mới bài 14: An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí

Giải bài 14: An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí sách Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Vì sao phải tuân thủ nội quy an toàn lao động trong sản xuất cơ khí? Vì sao phải bảo vệ môi trường sản xuất cơ khí?

Hướng dẫn trả lời:

Việc thực hiện nguyên tắc an toàn lao động là việc cần thiết ở tất cả các ngành nghề và sản xuất cơ khí cũng vậy. Đảm bảo chấp hành những nguyên tắc an toàn lao động sẽ đem lại các lợi ích sau:

  • Đảm bảo an toàn lao đông trong quá trình sản xuất
  • Giảm thiểu tối đa các mối nguy hiểm tron sản xuất, hạn chế tối đa tai nạn nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người lao động
  • Đảm bảo qua strinfh sản xuất ổn định, đạt hiệu qủa năng suất lao động
  • Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

I. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT CƠ KHÍ

1. An toàn lao động và nguyên nhân gây mất an toàn

Câu 1: Nguyên nhân gây ra tai nạn trong sản xuất cơ khí là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Các nguyên nhân chính như:

  • Thiếu thiết bị bảo hộ cho người lao động
  • Máy móc không đảm bảo cách điện hoặc thiếu thiết bị bảo hiểm
  • Người lao động vi phạm quy trình sử dụng máy an toàn và nộ quy an toàn của xưởng
  • Điều kiện an toàn, vệ sinh công nghiệp không đảm bảo

Câu 2: Quan sát hình 14.2, 14.3 và phân tích nguyên nhân gây ra tại nạn đối với người công nhân

hình 14.2, 14.3

Hướng dẫn trả lời:

Các nguyên nhân ở hình 14.2, 14.3 là: Thiếu thiết bị bảo hộ an toàn cho người lao động cụ thể là thiếu kính bên cạnh đó thì người lao động vi phạm quy trình sử dụng máy an toàn và nội quy an toàn của xưởng do không nội quy về trang phục.

Câu 3: Người công nhân ở hình 14.1 đã dùng biện pháp gì để đảm bảo an toàn? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Người công nhận đã sử dụng các thiết bị bảo hộ như áo, kính, găng tay 

2. Một số biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí

Câu 1: Nêu các biện pháp chính để đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cơ khí

Hướng dẫn trả lời:

Các biện pháp như:

  • Mỗi thiết bị sản xuất phải có hồ sơ hướng dẫn về cấu tạo, hoạt động và cách thức lắp ráp, vận hành, sửa chữa, bảo quản. Tại nơi lắp đặt thiết bị phải có bản quy tắc làm việc với thiết bị đó
  • Cảnh bảo vùng nguy hiểm có  nguy cơ gây ra tai nạn lao động để người lao động biết và đề phòng
  • Nhà xưởng phải có cửa sổ hoặc cửa trời ( bằng kính và có lười bảo vệ) để thông gió và chiếu sáng tự nhiên. Bố trí sắp xếp nhà xưởng, đường vận chuyển hợp lý, thuận tiện.
  • Trang bị đầy đủ các đồ dùng bảo hộ lao động cần thiết cho người lao đông
  • Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về an toàn lao động cho công nhân, xây dựng phương án dự phòng khi có sự cố bất thường
  • Người lao động thực hiện đày đủ và nghiêm túc các yêu cầu,quy định về an toàn lao động trong sản xuất cơ khí.

Câu 2: Quan sát hình 14.5 và cho biết các biển cảnh báo này được đặt ở các vùng nguy hiểm nào?

hình 14.5

Hướng dẫn trả lời:

Các biển bảo này được đặt ở các vùng nguy hiểm như thân máy, lười dao của máy, thân máy hàn, trước cửa phòng làm việc chứa khí độc hại..........

II. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT CƠ KHÍ

Câu 1: Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất cơ khí

Hướng dẫn trả lời:

Do khí thải và bụi:

  • Ô nhiễm không khí trong quá tình hàn, cắt kim loại....
  • Bụi kim loại và hạt mài sinh ra trong quá trình cắt gọt kim loại, mài....
  • Bụi sơn phát sinh trong quá trình sơn sản phẩm

Nước thải: dung dịch bôi trơn, làm mát sủ dụng khi gia công cắt gọt

TIếng ồn: Tiếng ồn từ các máy gia công

Chất thải rắn: mảnh vụn kim loại, giẻ lau, bao bì, cặn dầu nhớt, thùng chứa hóa chất thiết bị hư hỏng.........

Câu 2: Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí.

Hướng dẫn trả lời:

  • Thay đổi công nghệ sản xuất với các nhiên liệu sạch, trang bị những dây chuyền, thiết bị sản xuất không làm ô nhiễm môi trường....
  • Xử lí các chất thải trong quá trình sản xuất trước khi thải ra môi trường
  • Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường làm việc, tiết kiệm nguyên vật liệu

Luyện tập

Câu 1: Trình bày nguyên nhân gây ra các tai nạn lao động trong sản xuất cơ khí dưới đây.

a, Bóng khí cất bình nhiên liệu của xe cũ

b, Dây xích của bộ truyền xích văng ra đập vào người

c, Điện giật khi chạm vào phần kim loại của máy

Hướng dẫn trả lời:

a, Máy móc không được đảm bảo, sửa chữa, bảo trì đúng thời điểm.

b, Máy móc không được đảm bảo, sửa chữa, bảo trì đúng thời điểm. hoăc chưa trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động, hay trang bị bị hỏng, không hoạt động.

c, Thiếu trang thiết bị bảo hộ lao động, hoặc có trang bị nhưng không đủ chất lượng an toàn như: giày bảo hộ cơ khí, nón, kính, quần áo, găng tay,…,  Người lao động không tuân thủ các nguyên tắc và quy trình sản xuất để bảo đảm an toàn. Người lao động không tuân thủ đúng nội quy an toàn trong công ty, nhà máy, phân xưởng.

Câu 2: Trình bày nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp trong sản xuất cơ khí dưới đây:

a, Bệnh về hô hấp

b, Suy giảm thính lực

Hướng dẫn trả lời:

a,  Làm việc trong môi trường bị ô nhiễm không khí, tiếp xúc với các khí, chất độc hại

b, Làm việc trong điều kiện thiết quạt gió, thông gió, quá ồn, thiếu ánh sáng.

Vận dụng

Câu hỏi: Tìm hiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường trong một cơ sở sản xuất cơ khí đang hoạt động ở địa phương em.

Hướng dẫn trả lời:

Ví dụ 1: Formosa Hà Tĩnh. Ngày 12/7/2021 truyền thông đưa tin phát hiện hàng trăm tấn chất thải màu đen, có mùi hôi và hắc xuất xứ từ công ty gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh được chở thẳng đến một trang trại nằm trong một khu rằng tràm để chôn lấp. Tính toán sơ bộ cho thấy sự cố do công ty Formosa gây ra đã ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 100.000 người do không có việc làm, thiệt hại sản lượng hải sản khai thác ven bờ và vùng lộng ước tính khoảng 1.600 tấn/ tháng, diên tích nuôi tôm bị chết hoàn toàn là 5,7 ha tương đương 9 triệu tôm giống và khoảng 7 tấn tôm thương phẩm sắp đến kỳ thu hoạch. Có trên 3.000 ha nuôi tôm thâm canh bị nhiễm độ mặn cao, do môi trường ô nhiễm nên tôm xuất hiện bệnh và trên 350 ha tôm chết rải rác. Có 1.613 lồng cá chết tương đương 140 tấn, 67 tấn ngao chết và 10 ha nuôi cua chết do chất thải từ Formoma

Các biện pháp đề ra: 

-Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường

  • Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hoá bảo vệ môi tường. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường. Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư
  • Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách Nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách Nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường. Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường. Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghê xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường. Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật
  • Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường. Thực hiện sàng lọc sự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư. Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội

- Nghiêm cấm các hành vi:

  • Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt chuẩn quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường. Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân đô;c hại khác đối với sức khoẻ con người, sinh vật và tự nhiên. Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí. Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức. Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế
  • Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan. Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hai cho sức khoẻ con người, sinh vật và tư nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ozon theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ozon mà nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên. Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

- Xử lý triệt để các vi phạm bằng cách xử phạt

Tìm kiếm google: Giải Công nghệ cơ khí 11 CD bài 14: An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí, giải Công nghệ cơ khí 11 cánh diều bài 14: An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí, giải sách giáo khoa Công nghệ cơ khí 11 cánh diều bài 14: An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất cơ khí

Xem thêm các môn học

Giải công nghệ cơ khí 11 Cánh diều mới

PHẦN I: CƠ KHÍ CHẾ TẠO

CHỦ ĐỀ 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO

PHẦN II: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

CHỦ ĐỀ 5. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com