Giải chi tiết Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều mới bài 16: Một số ngành nghề liên quan đến cơ khí động lực

Giải bài 16: Một số ngành nghề liên quan đến cơ khí động lực sách Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Thợ sửa ô tô, xe máy có phải là người làm nghề cơ khí động lực không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Thợ sửa ô tô, xe máy không phải là người làm nghề cơ khí động lực .Vì người làm nghề này cần phải qua đào tạo chuyên ngành theo quy định. Phải có kiến thức chuyên môn về cơ khí, máy động lực và các phần mềm máy tính để hỗ trợ cho công việc thiết kế

I. THIẾT KẾ KĨ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Câu 1: Thiết kế cơ khí động lực gồm những công việc gì?

Hướng dẫn trả lời:

Thiết kế cơ khí động lực là thực hiện công việc xây dựng cac bản vẽ, tính toán, mô phỏng...... các sản phẩm máy móc,thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí động lực

Câu 2: Vì sao sử dụng được các phần mềm CAD, CAE là một lợi thế cho người làm thiết kế kĩ thuật?

Hướng dẫn trả lời:

Sử dụng được các phần mềm CAD, CAE là một lợi thế cho người làm thiết kế kĩ thuật vì làm nghề này bên cạnh việc có kiến thức chuyên môn thì việc có kiến thức về các phần mềm máy tính giúp hỗ trợ cho công việc thiết kế.

II. CHẾ TẠO MÁY, THIẾT BỊ CƠ KHÍ

Câu hỏi: Vì sao kiến thức, kĩ năng của ngành cơ khí là nền tảng cơ bản để chế đạo máy, thiết bị cơ khí động lực?

Hướng dẫn trả lời:

Kiến thức, kĩ năng của ngành cơ khí là nền tảng cơ bản để chế đạo máy, thiết bị cơ khí động lực vì chế tạo máy, thiết ị cơ khí chủ yếu thực hiện các công việc gia công, chế tạo.... các máy móc, thiết bị. Nếu không có kiến thức, kĩ năng cơ bản thì sẽ không thể hiểu và thực hiện được công việc chế tạo.

III. LẮP RÁP MÁY, THIẾT BỊ CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Câu hỏi: Nghề lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực thực hiện những công việc gì?

Hướng dẫn trả lời:

Nghề lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực thực hiện lắp ráp các chi tiết, cụm chi tiết để tạo thành cụm lắp ráp hoặc các máy hoàn chỉnh.

IV. BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY, THIẾT BỊ CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Câu 1: Nghề bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực thực hiện những công việc gì?

Hướng dẫn trả lời:

Nghề bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực thực hiện các công việc kiểm tra, chuẩn đoán, sửa chữa, thay thế, điều chỉnh ....... các bộ phận của máy, thiết bị cơ khí động lực. Công việc bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực gồm:

  • Bảo dưỡng nhằm đề phòng, hạn chế các hư hỏng trước thời hạn hoặc bất thường của chi tiết máy
  • Sửa chữa nhằm khắc phục các hư hỏng để khôi phục khả năng làm việc bình thường của chi tiết máy

Câu 2: Vì sao máy, thiết bị cơ khí động lực cần phải được bảo dưỡng định kì?

Hướng dẫn trả lời:

 Để đề phòng, hạn chế các hư hỏng trước thời hạn hoặc các bất thường của chi tiết máy và khắc phục những hư hỏng giúp khôi phục khả năng làm việc bình thường của chi tiết máy

Luyện tập

Câu 1: Cho biết vị trí làm việc (nơi làm việc) của những người làm công việc thiết kế, chế tạo, lắp ráp hoặc bảo dưỡng máy, thiết bị cơ khí

Hướng dẫn trả lời:

  • Người làm công việc thiết kế thường được làm việc tịa phòng thiết kế của các viện nghiên cứu, nhà máy sản xuất
  • Người làm công việc chế tạo, làm việc tại các phân xưởng, nhà máy sản xuất
  • Người làm công việc lắp ráp thường làm việc tại các dây chuyền lắp ráp của nhà máy sản xuất
  • Người làm công việc bảo dưỡng làm việc tại các trạm hoặc phân xưởng bảo dưỡng

Câu 2: Em thích nghệ nào trong các nghề cơ khí động lực kể trên? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Em thích nghề thiết kế trong các nghề cơ khí động lực trên vì có thể sáng tạo ra các loại hình mới bên cạnh đó được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.

Vận dụng

Câu hỏi: Tìm hiểu về các công việc chính trong một nhà máy sản xuất ô tô, xe máy.

Hướng dẫn trả lời:

Dây chuyền tự động nhờ robot.  Có thể khẳng định, con người không thể nào chế tạo ra một chiếc ô tô hoàn chỉnh nếu không có sự can thiệp, hỗ trợ đắc lực của dây chuyền sản xuất ô tô. Cụ thể, nó được lắp đặt trong các nhà máy sản xuất ô tô để thực hiện các công đoạn lắp ráp sau:

- Phụ tùng xe:

Một chiếc ô tô hoàn chỉnh cần đến rất nhiều các thiết bị, phụ tùng, linh kiện được nhập từ nhiều đơn vị, đối tác, cung ứng khác nhau. Dưới sự hỗ trợ của các loại máy móc, thiết bị tự động và con người, các loại phụ tùng được lắp ráp, gia công một cách tỉ mỉ, chính xác nhằm sản xuất ra một chiếc ô tô mới.

- Khung xe:

Được đặt trên dây chuyền sản xuất và kẹp cố định vào băng tải để thợ cơ khí lắp ráp các bộ phận, chi tiết lần lượt. Ngày nay, công đoạn này được thực hiện bởi các cánh tay robot tự động. Nhờ được cấu tạo từ hệ thống dẫn hướng thanh trượt vuông, thanh trượt tròn, các loại cánh tay robot đảm bảo cho việc lắp ráp, hàn khung một cách chính xác, đúng vị trí. 

- Thân xe:

Các cánh tay robot được dùng để ghép nối các mối hàn một cách chính xác, giúp thay thế con người thực hiện các công đoạn khó khăn, nặng nhọc và độc hại.

- Sơn xe:

Nhờ hệ thống phun sơn tự động, đảm bảo quá trình phun sơn với độ chính xác cao. Ở một số nhà máy sản xuất ô tô quy mô lớn, robot với khả năng dẫn hướng hiệu quả còn được sử dụng để thay thế con người thực hiện công việc phun sơn này.

- Lắp ráp nội thất:

Ở công đoạn này, tất cả các nội thất bên trong xe ô tô như dây điện, hệ thống ghế ngồi, hệ thống đèn xe, bảng điều khiển, loa, kính chắn gió...đều được lắp ráp. Các loại robot công nghiệp cùng với công nhân thực hiện quá trình này.

- Lắp khung gầm vào vỏ xe:

Ở bước quy trình sản xuất ô tô này, khung gầm sẽ được lắp ráp vào thân xe ở gần cuối của dây chuyền sản xuất ô-tô. Sử dụng cánh tay robot để nâng thân vỏ ô tô lên khung, thợ lắp ráp sẽ bắt vít chặt vào khung và thân, tạo ra một chiếc xe hoàn chỉnh. Đồng thời, lắp ráp các bộ phận như phanh, bánh xe...

- Kiểm tra chất lượng

Sau khi thực hiện quá trình lắp ráp ô tô trên dây chuyền sản xuất, xe sẽ được kiểm tra, thử nghiệm để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Nếu phát hiện bất kỳ lỗi, khuyết điểm nào đều được xử lý kịp thời.

Tìm kiếm google: Giải Công nghệ cơ khí 11 CD bài 16: Một số ngành nghề liên quan đến cơ khí động lực, giải Công nghệ cơ khí 11 cánh diều bài 16: Một số ngành nghề liên quan đến cơ khí động lực, giải sách giáo khoa Công nghệ cơ khí 11 cánh diều bài 16: Một số ngành nghề liên quan đến cơ khí động lực

Xem thêm các môn học

Giải công nghệ cơ khí 11 Cánh diều mới

PHẦN I: CƠ KHÍ CHẾ TẠO

CHỦ ĐỀ 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO

PHẦN II: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

CHỦ ĐỀ 5. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com