Giải chi tiết Địa lý 11 kết nối mới bài 11 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á

Giải bài 11 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á, sách Địa lí 11 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài

Hình thành kiến thức mới

I. Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí

Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin mục I và hình 11.1, hãy:

CH 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á.

CH 2: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Hướng dẫn giải

Câu 1.

Vị trí địa lí:

  • Nằm ở phía đông nam châu Á, trong khu vực nội chí tuyến.
  • Phía bắc giáp khu vực Đông Á, phía tây giáp khu vực Nam Á và vịnh Ben-gan, phía đông giáp Thái Bình Dương, phía nam giáp Ô-xtray-li-a và Ấn Độ Dương.
  • Có vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a, nơi giao thoa của các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng.

Phạm vi lãnh thổ:

  • Kéo dài từ 10 độ N đến 28 độ B và 92 độ Đông đến 152 độ Đông.
  • Bao gồm 11 quốc gia: hệ thống bán đảo, đảo và quần đảo đan xen biển và vịnh phức tạp
  • Diện tích: khoảng 4,5 triệu km2.

Câu 2. 

Thuận lợi:

  • Có nguồn tài nguyên phong phú, thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế.
  • Có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua, đặc biệt có eo biển Ma-lắc-ca là một trong những đầu mối hàng hải lớn, góp phần vận chuyển hàng hoá từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á đến Đông Á và ngược lại.
  • Có vị trí địa - chính trị quan trọng, là nơi giao thoa của các nền văn hoá lớn khiến khu vực có nền văn hoá đa dạng và đặc sắc.

Khó khăn: 

  • Thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tai như bão, động đất, núi lửa, sóng thần,...
  • Sự đa dạng về văn hóa gây ảnh hưởng trực tiếp đến vấn để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng trong khu vực.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Nhiệm vụ 2: Dựa vào thông tin mục II và hình 11.1, hãy:

CH 1: Trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á.

CH 2: Phân tích ảnh hưởng của một trong các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Hướng dẫn giải

Câu 1. 

Đặc điểm tự nhiên:

Đông Nam Á lục địa:

  • Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Bắc – Nam, xen giữa núi là các thung lũng rộng, ven biển có đồng bằng phù sa màu mỡ.
  • Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • Mạng lưới sông ngòi dày đặc với nhiều sông lớn như sông Mê Công, Mê Nam,... chế độ nước theo mùa.

 Đông Nam Á biển đảo:

  • Nhiều đảo với nhiều núi lửa, ít sông lớn nên ít đồng bằng lớn.
  • Khí hậu xích đạo và nhiệt đới ẩm. 
  • Sông thường ngắn và có nhiều nước.

 Tài nguyên thiên nhiên:

  • Sinh vật: Phong phú, đa dạng bậc nhất thế giới với 2 hệ sinh thái chính là rừng nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa. Có niều loài gỗ quý, trữ lượng lớn.
  • Khoáng sản: đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn như thiếc, than đá, sắt, bô-xít, dầu mỏ, khí tự nhiên,...
  • Biển: Có vùng biển rộng, giàu hải sản, khoáng sản, nhiều bãi biển đẹp và nhiều vinh biển có thể xây dụng các cảng nước sâu,... => Phát triển kinh tế biển.

Câu 2. Ảnh hưởng của khí hậu đến phát triển kinh tế:

  • Đại bộ phận khu vực Đông Nam Á nằm trong các đới khí hậu xích đạo và nhiệt đới => Nhiệt độ cao (trung bình từ 21°C đến 27°C), độ ẩm lớn (trung bình trên 80%), lượng mưa nhiều (trung bình từ 1 000 mm đến 2 000 mm).
  • Đông Nam Á lục địa và phần lớn lãnh thổ Phi-líp-pin có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa là chủ yếu. Khu vực Đông Nam Á hải đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu xích đạo và cận xích đạo. Ngoài ra, khí hậu còn có sự phân hoá theo đai cao.

=> Khí hậu trong khu vực thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, du lịch và cư trú. Tuy nhiên, khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt,... Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng đang trực tiếp ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, đặc biệt ở các khu vực ven biển.

III. Dân cư và xã hội

1. Dân cư

Nhiệm vụ 3: Dựa vào thông tin mục 1 và hình 11.4, hãy:

CH 1: Nêu đặc điểm dân cư nổi bật của khu vực Đông Nam Á.

CH 2: Phân tích tác động của đặc điểm dân cư tới phát triển kinh tế - xã hội khu vực.

Hướng dẫn giải

Câu 1.

  • Đông Nam Á có số dân đông, chiếm khoảng 8% số dân thế giới (năm 2020)
  • Mật độ dân số trung bình của khu vực Đông Nam Á là: 148 người/km2.
  • Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trước đây khá cao, hiện nay đã có xu hướng giảm (cao hơn mức trung bình châu Á và thế giới).
  • Ngôn ngữ phổ biến của các nước Đông Nam Á chủ yếu là sử dụng tiếng Anh, tiếng Hoa và tiếng Mã Lai.
  • Có số lượng dân tương đối trẻ, số dân trong độ tuổi lao động cao với nguồn lao động khoẻ mạnh và dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, giao thoa giữ các nền văn hoá phát triển kinh tế dễ dàng.
  • Do sự phân bố dân số không đồng đều, nên chủ yếu dân cư tập trung tại các khu đô thị lớn phát triển và đồng bằng, ven biển.
  • Indonexia là quốc gia có dân sô đông nhất, diện tích lớn.
  • Singapore là quốc gia có diện tích nhỏ nhất Đông Nam Á.

Câu 2.

  • Thuận lợi: Dân số đông, số lượng dân tương đối trẻ (số lượng người trong độ tuổi lao động cao chiếm trên 50%), nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, thị trường tiêu thụ lao động rộng lớn, có nhiều khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.
  • Khó khăn: Trình độ lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn thấp. Do kinh tế chậm phát triển nên vấn đề về giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn.

2. Xã hội

Nhiệm vụ 4: Dựa vào thông tin mục 2, hãy:

CH 1: Nêu một số đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á.

CH 2: Cho biết ảnh hưởng của đặc điểm xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội khu vực.

Hướng dẫn giải

Câu 1

- Ở Đông Nam Á có sự xuất hiện của hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới như: Thiên chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo...

- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân các nước Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng.

- Mức sống của người dân các nước trong khu vực và giữa các bộ phận dân cư trong một nước vẫn còn chênh lệch nhiều. Xingapo, Brunây là những nước có mức sống cao nhất trong khu vực.

- Khu vực Đông Nam Á có tình hình chính trị, xã hội tương đối ổn định.

Câu 2:

 * Dân cư:

- Nguồn lao động dồi dào nhưng có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế.

- Dân đông, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Phân bố dân cư không đều, tập trung ở đồng bằng châu thổ của các con sông lớn, vùng ven biển và một số vùng đất đỏ badan, thưa thớt ở vùng núi ⟶ chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa miền núi và đồng bằng.

* Xã hội:

- Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước.

- Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,…

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập

CH 1: Thiên nhiên nhiệt đới có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp khu vực Đông Nam Á?

CH 2: Dựa vào bảng 11.2, hãy so sánh và rút ra nhận xét về số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên của một số nước Đông Nam Á.

Hướng dẫn giải

Câu 1.

Nhân tố

Đặc điểm

Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Địa hình, đất đai

- Địa hình đồi núi.

- Địa hình đồng bằng.

- Đất đai: đất feralit và đất phù sa.

- Địa hình đồi núi kết hợp với đất feralit: trồng cây công nghiệp: cà phê, hồ tiêu, chè, cao su, điều,…

- Địa hình đồng bằng và đất phù sa: phát triển nông nghiệp lúa nước và trồng cây hằng năm: lúa mỳ, ngô,…

Khí hậu

- Nhiệt độ cao: 21oC – 27oC.

- Độ ẩm lớn: > 80%

- Lượng mưa trung bình: 1 000 mm - 2 000 mm.

- Đông Nam Á lục địa: khí hậu nhiệt đới gió mùa.

- Đông Nam Á hải đảo: khí hậu nhiệt đới gió mùa, xích đạo và cận xích đạo.

- Thuận lợi: phát triển nông nghiệp nhiệt đới.

Sông ngòi

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

- Chế độ nước theo mùa

- Cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

Câu 2. Số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên của các quốc gia Đông Nam Á có sự gia tăng rõ rệt trong giai đoạn 2000-2020. Cụ thể:

  • Ở Mi-an-ma: Số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên năm 2020 là 6,4 năm, tăng gần gấp đôi so với năm 2000 (3,5 năm).
  • Ở Việt Nam: Số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên năm 2020 là 8,4 năm, tăng 1,5 lần so với năm 2000.
  • Ở Lào: Số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên năm 2020 là 5,4 năm, tăng gần 1,4 lần so với năm 2000.

=> Quốc gia có số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên tăng nhanh nhất là Mi-an-ma; Quốc gia có số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên cao nhất là Xin-ga-po (11,9 năm) và thấp nhất là Lào (5,4 năm).

Tuy nhiên, nhìn chung, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên của các quốc gia Đông Nam Á còn thấp so với mức trung bình của thế giới.

Vận dụng

CH: Sưu tầm thông tin về điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội của một nước ở khu vực Đông Nam Á.

Hướng dẫn giải

Gợi ý: Tìm hiểu về đất nước Malaysia

1. Vị trí địa lý tự nhiên

- Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, giữa vĩ độ 1° và 7° Bắc bán cầu, trong khoảng 100° đến 119°  kinh tuyến đông, tạo thành hình lưỡi liềm, diện tích khoảng 329.733km² bao gồm 2 vùng:

  • Bán đảo Mã lai có diện tích 131,573 km², phía Bắc giáp Thái Lan, phía Nam giáp Singapore

  • Hải đảo, gồm 2 bang Sabah và Sarawak, có diện tích 73,711km² và 124.449 km² nằm ở phía Bắc đảo Borneo, phía Nam giáp Calimantan

- Mã lai có 4.675 km² đường bờ biển trải dài từ Biền Đông sang Ấn Độ dương.

- Thủ đô Kuala Lumpur.

2. Khí hậu

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và có độ ẩm cao 80%, lượng mưa trung bình trong năm vào khoảng từ 2.032 mm đến 2.540 mm, nhiệt độ trung bình trong ngày từ 21°C – 32°C; vùng núi nhiệt độ cao nhất 26°C, thấp nhấp 20°C, chịu ảnh hưởng qua lại của gió mùa Tây nam bắt đầu từ Ấn Độ Dương và gió mùa Đông Bắc từ Biển Đông (biển Nam Trung Hoa).

- Khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt, gió mùa, gió mùa Tây Nam giữa tháng 5 đến tháng 9, gó mùa Đông bắc từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

3. Dân số

- Dân số khoảng 26 triệu người, trong đó người Mã laichieems 59%, người Hoa 24%, người Ấn 8%, khoảng 8,2% còn lại là các dân tộc khác người như người Orang Asil ở bán đảo Mã lai, thổ dân vùng Sabah, Sarawak và người Châu Âu.

- Dân cư tập trung tại bờ biển Tây bán đảo Mã lai , nơi có nhiều thành phố lớn và khu công nghiệp. Khoảng 58,8% dân số Mã lai sinh sống tại các khu đô thị.

- Dân cư Malaysia phân bố không đều, vùng Sabah và Sarawak chỉ chiếm khoảng 23% tổng số dân, trong khi diện tích vùng này chiếm gần 60%.

  • Người Hoa sinh sống chủ yếu ở phía Tây, phía Nam bán đảo Mã lai và ở các thành phố.

  • Cộng đồng người Ấn độ sinh sống ở các vùng nông thôn lẫn thành thị, nhưng tập trung là ở vùng biển phía Tây bán đảo Mã lai, nơi có nhiều đồn điện cao su

- Malaysia là một dân tộc trẻ: 33,9% dân số dưới 14 tuổi, 62,2% trong độ tuổi từ 15 đến 64; 3,9% còn lại trên 65 tuổi; tỷ lệ tăng dân số là 2,4%/ năm. Tuổi thọ trung bình của nam là 69,8 tuổi, của nữ là 74,8 tuổi

- Malaysia đang thu hút 2 triệu lao động nước ngoài (chủ yếu là người Indonexia)

 4. Tôn giáo

- Malaysia là một xã hội đa tôn giáo và Đạo Hồi là tôn giáo chính thức của Malaysia.

- Theo cuộc Điều tra Dân số và Nhà cửa năm 2000, xấp xỉ 60.4% dân số theo Đạo Hồi; 19.2% theo Phật giáo; 9.1% theo Thiên chúa giáo; và 6.3% theo Hindu giáo. 5% còn lại được tính vào các đức tin khác, gồm thuyết duy linh, shaman giáo, Đạo Sikh, Bahá'í, Đạo giáo, Khổng giáo, và các tôn giáo truyền thống Trung Hoa khác

5. Ngôn ngữ: Là quốc gia đa dân tộc nên người Mã lai nói nhiều thứ tiếng khác nhau, nhưng tiếng Bahasa Malaisia (tiếng của người thổ dân Mã lai) là ngôn ngữ chính thức.

 6. Kinh tế

- Nền kinh tế phát triển mạnh chủ yếu dựa vào các ngành sản xuất: Cao su, dầu cọ, điện tử, công nghiệp chế tạo, dầu mỏ, nằm trong các nước đứng đầu thế giới về sản xuất gỗ và xuất khẩu dầu cọ, cao su.

- Thiếc và dầu mỏ là hai nguồn tài nguyên khoáng sản có giá trị của kinh tế Malaysia.Malaysia từng là nước sản xuất thiếc hàng đầu thế giới cho tới khi thị trường này sụp đổ đầu thập niên 1980.

- Trữ lượng dầu khí Malaysia ở mức 4.84 tỷ barrels còn trữ lượng khí thiên nhiên trên 89 nghìn tỉ Feet khối (2.500 km³). 

Tìm kiếm google: Giải Địa lí 11 Kết nối bài 11: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á, giải Địa lí 11 Kết nối tri thức, giải Địa lí 11 kntt, giải địa lí 11 KNTT bài 11, giải bài Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 11 KNTT mới

KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

KHU VỰC TÂY NAM Á

CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com