Giải chi tiết Địa lý 11 kết nối mới bài 4 Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

Giải bài 4 Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu, sách Địa lí 11 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài

Hình thành kiến thức mới

I. Một số tổ chức quốc tế và khu vực

Nhiệm vụ 1:

CH: Dựa vào thông tin mục I, hãy trình bày về một tổ chức quốc tế hoặc khu vực (năm thành lập, số thành viên, mục tiêu hoạt động).

Hướng dẫn giải

Ví dụ:

 

Năm thành lập

Số lượng

thành viên

Mục tiêu hoạt động

Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)

1944

190 (tính đến năm 2021)

  • Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ tài chính tạm thời cho các nước thành viên khi các nước này gặp khó khăn.
  • Bảo đảm sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế - hệ thống tỉ giá và hệ thống thanh toán toàn cầu để các quốc gia và mọi người dân giao dịch được với nhau và với công dân của nước khác.

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)

1989

21

  • Giữ vững sự tăng trưởng và phát triển trong khu vực.
  • Tăng cường hệ thống đa phương mở vì lợi ích của châu Á – Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác.
  • Phát huy những tác động tích cực của sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng của kinh tế khu vực và thế giới.

II. An ninh toàn cầu và bảo vệ hòa bình trên thế giới

Nhiệm vụ 2: Dựa vào thông tin mục II và hiểu biết của bản thân, hãy:

CH1: Trình bày về một vấn đề an ninh toàn cầu mà em quan tâm.

CH2: Nêu sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình trên thế giới.

Hướng dẫn giải

Câu 1. An ninh nguồn nước:

  • An ninh nguồn nước là việc đảm bảo số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động kinh tế; đảm bảo mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lí.
  • An ninh nguồn nước cũng có nghĩa là đảm bảo được khả năng ứng phó hiệu quả với các thảm hoa, thiên tai liên quan đến nước, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.
  • An ninh nguồn nước là vấn đề nổi lên hiện nay do việc sử dụng nước còn kém hiệu quả, lãng phí, ô nhiễm môi trường, biến đổi khi hậu,...
  • Để đảm bảo an ninh nguồn nước, các quốc gia cần thường xuyên phối hợp, nghiên cứu, thảo luận các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước. Bên cạnh đó, mỗi nước cũng cần chủ động bảo vệ nguồn nước, tránh tình trạng ô nhiễm nước, phát triển hệ thống thuỷ lợi và nâng cao công nghệ xử lí nước thải,... Các nước có chung nguồn tài nguyên nước cần chia sẻ, hợp tác và phối hợp kiểm soát nguồn nước.

Câu 2. Cần phải bảo vệ hòa bình trên thế giới vì:

  • Bảo vệ hòa bình giúp các nước giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu.
  • Bảo vệ hòa bình cũng là bảo vệ cho đất nước ngày càng thịnh vượng.

=> Mỗi quốc gia cần có trách nhiệm duy trì và bảo vệ hòa bình tại quốc gia, khu vực và trên toàn cầu.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập

CH1: Hoàn thành bảng theo mẫu sau về các tổ chức UN, WTO, IMF, APEC

Tên tổ chức

UN

WTO

IMF

APEC

Năm thành lập

?

?

?

?

Số thành viên

?

?

?

?

Mục tiêu hoạt động

?

?

?

?

Năm Việt Nam gia nhập

?

?

?

?

CH2: Phân tích mối liên hệ giữa một vấn đề an ninh toàn cầu với việc cần phải bảo vệ hòa bình trên thế giới.

Hướng dẫn giải

Câu 1.

Tên tổ chức

UN

WTO

IMF

APEC

Năm thành lập

1945

1995

1944

1989

Số thành viên

193

164

190

21

Mục tiêu hoạt động

  • Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
  • Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia.
  • Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn để quốc tế.
  • Xây dựng UN là trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung.
  • Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển, ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường.
  • Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên.
  • Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyển và tiêu chuẩn lao động tối thiểu.
  • Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ tài chính tạm thời cho các nước thành viên khi các nước này gặp khó khăn.
  • Bảo đảm sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế - hệ thống tỉ giá và hệ thống thanh toán toàn cầu để các quốc gia và mọi người dân giao dịch được với nhau và với công dân của nước khác.
  • Giữ vững sự tăng trưởng và phát triển trong khu vực.
  • Tăng cường hệ thống đa phương mở vì lợi ích của châu Á – Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác.
  • Phát huy những tác động tích cực của sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng của kinh tế khu vực và thế giới.

Năm Việt Nam gia nhập

1977

2007

1976

1998

Câu 2. Ví dụ:

Chiến tranh, xung đột bùng nổ sẽ làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Tình hình an ninh lương thực của thế giới sẽ bị ảnh hưởng lớn. Mỗi quốc gia trên thế giới là một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Mỗi nước có một thế mạnh nông nghiệp riêng. Nếu nền hòa bình thế giới không được đảm bảo, người dân ở các quốc gia sẽ không thể tập trung sản xuất. Các lệnh trừng phạt, cấm vận lẫn nhau giữa các quốc gia sẽ hạn chế khả năng giao thương, từ đó, đẩy giá bán các sản phẩm thực phẩm thiết yếu lên cao do nguồn cung bị ảnh hưởng. Đây là nguyên nhân chính làm gia tăng tỉ lệ đói nghèo trên thế giới.

Vận dụng

CH: Sưu tầm thông tin, tìm hiểu về các hoạt động của một tổ chức quốc tế hoặc khu vực mà em quan tâm.

Hướng dẫn giải

Gợi ý: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

- Ngày thành lập: 8/8/1967 tại Băng-cốc bởi Bộ trưởng Ngoại giao các nước sáng lập là Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore.

- Số lượng thành viên: 10 quốc gia, bao gồm 5 quốc gia sáng lập (Cộng hoà Indonesia; Liên bang Malaysia; Cộng hoà Philippines; Cộng hòa Singapore; Vương quốc Thái Lan) và các quốc gia gia nhập sau (Vương quốc Brunei; CHXHCN Việt Nam; CHDCND Lào; Liên bang Myanma; Vương quốc Campuchia).

- Mục đích hoạt động: 

  • Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác để củng cố nền tảng cho một cộng đồng thịnh vượng và hòa bình của các quốc gia Đông Nam Á.
  • Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua việc tuân thủ, tôn trọng công lý và nguyên tắc của pháp luật trong quan hệ giữa các nước trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc;
  • Để thúc đẩy hợp tác tích cực và hỗ trợ lẫn nhau về những vấn đề quan tâm chung trong kinh tế, xã hội, văn hóa, kỹ thuật, lĩnh vực khoa học và hành chính;
  • Cung cấp hỗ trợ cho nhau dưới các hình thức đào tạo và nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên nghiệp, kỹ thuật và hành chính;
  • Phối hợp hiệu quả hơn cho việc tận dụng các ngành nông nghiệp và công nghiệp, mở rộng thương mại của các nước, bao gồm việc nghiên cứu các vấn đề thương mại hàng hóa quốc tế, cải thiện giao thông vận tải, các phương tiện truyền thông và nâng cao mức sống của người dân các nước;
  • Để thúc đẩy nghiên cứu về Đông Nam Á;
  • Để duy trì sự hợp tác chặt chẽ và có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực với mục tiêu và mục đích tương tự, và khám phá tất cả các con đường hợp tác gần gũi hơn với nhau.

ASEAN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong ổn định và phát triển khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.

Tìm kiếm google: Giải Địa lí 11 Kết nối bài 4 Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu, giải Địa lí 11 Kết nối tri thức, giải Địa lí 11 kntt, giải địa lí 11 KNTT bài 4, giải bài Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 11 KNTT mới

KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

KHU VỰC TÂY NAM Á

CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com