Giải chi tiết Địa lý 11 kết nối mới bài 15 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á.

Giải bài 15 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á, sách Địa lí 11 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài

Mở đầu

Khu vực Tây Nam Á nằm ở ngã ba của ba châu luch: châu Á, châu Âu và châu Phi. Khi vực Tây Nam Á có các hoang mạc rộng lớn, sở hữu trữ lượng dầu mỏ phong phú bậc nhất thế giới những còn tồn tại những vấn đề chính trị, xung đột tôn giáo và sắc tộc mang tính lịch sử. Các đặc điểm tự nhiên và dân cư , xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế- xã hội của khu vực?

Hướng dẫn giải

Tự nhiên:

Nhiều địa hình hiểm trở, chia cắt gây khó khăn cho giao thông. Đất chủ yếu là nâu đỏ xa van, có thể phát triển chăn nuôi gia súc. Đất đồng bằng màu mỡ thuận lợi cho nông nghiệp và cư trú.

Khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới có sự phân hóa bắc và nam thuận lợi cho trồng trọt và cư trú.

Các con sông thường ít nước, gây tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Khoáng sản sở hữu trên 50% trữ lượng dầu mỏ, nhiều khoáng sản như than đá, sắt,..  là động lực để phát triển kinh tế

Sinh vật nghèo nàn, nhiều hoang mạc và bán hoang mạc, có một số khu có giá trị phát triển du lịch như Đu- bai,..

Biển tiếp giáp nhiều như biển đen, Địa Trung Hải,.. thuận lợi phát triển kinh tế biển, thủy sản, du lịch.

Dân cư:

ít dân, tỉ lệ gia tăng tự nhiên khá cao, có cơ cấu dân số trẻ tạo lực lượng lao động dồi dào, nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế.

Xã hội:

Chất lượng cuộc sống dân cư trong khu vực ngành càng được nâng cao, có sự phân hóa giữa các nước,.

Hình thành kiến thức

I. Phạm vị lãnh thổ và vị trí địa lí

Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin mục I và hình 15.1, hãy:

CH1: Trình bày đặc điểm phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á.

CH2: Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Hướng dẫn giải

Câu 1:

Nằm ở phía Tây Nam châu Á.

- Tiếp giáp với 3 châu lục: Á – Phi – Âu.

- Tiếp giáp nhiều biển: A-ráp, Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đen, biển Caxpi.

- Tây Nam Á thuộc các đới khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới, được bao bọc bởi một số biển và vịnh biển
- Vị trí Tây Nam Á nằm trên đường giao thông quốc tế và giữa ba châu lục Á, Âu và Phi

Câu 2:

- Có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế, giao lưu, buôn bán với các nước trên thế giới.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Nhiệm vụ 2: Dựa vào thông tin mục II và hình 15.1, hãy:

CH1: Trình bày đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam Á.

CH2: Phân tích thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế- xã hội của khu vực.

Hướng dẫn giải

Câu 1: 

- Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, có 3 miền địa hình:

+ Phía đông bắc và tây nam: hệ thống núi cao và sơn nguyên.

+ Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà, được bồi đắp bởi phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát.

 

+ Phía tây nam: sơn nguyên A-rap.

- Khí hậu khô hạn.

- Cảnh quan thảo nguyên khô hạn, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.

-  Sông ngòi kém phát triển.

- Tài nguyên:

+ Trữ lượng dầu mỏ phong phú, phân bố chủ yếu ở các quốc gia A-rập Xê-ut, Iran, I-rắc, Cô-oét.

+ Là khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.

Câu 2: 

Nhiều địa hình hiểm trở, chia cắt gây khó khăn cho giao thông. Đất chủ yếu là nâu đỏ xa van, có thể phát triển chăn nuôi gia súc. Đất đồng bằng màu mỡ thuận lợi cho nông nghiệp và cư trú.

Khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới có sự phân hóa bắc và nam thuận lợi cho trồng trọt và cư trú.

Các con sông thường ít nước, gây tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Khoáng sản sở hữu trên 50% trữ lượng dầu mỏ, nhiều khoáng sản như than đá, sắt,..  là động lực để phát triển kinh tế

Sinh vật nghèo nàn, nhiều hoang mạc và bán hoang mạc, có một số khu có giá trị phát triển du lịch như Đu- bai,..

Biển tiếp giáp nhiều như biển đen, Địa Trung Hải,.. thuận lợi phát triển kinh tế biển, thủy sản, du lịch.

III. Dân cư và xã hội

1. Dân cư

Nhiệm vụ 3: Dựa vào thông tin mục 1 và hình 15.4, hãy:

CH1: Nêu đặc điểm dân cư của khu vực Tây Nam Á

CH2: Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm dân cư tới phát triển kinh tế - xã hội khu vực.

Hướng dẫn giải

Câu 1:

+ Quy mô: 402,5 triệu người (năm 2020), chủ yếu là người A-rập theo đạo Hồi.

+ Phân bố không đều, tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng Lưỡng Hà, nơi có nước ngọt.

+ Trước đây, đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp : trồng lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục và dệt thảm.

+  Dân thành phố ngày càng đông, tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 80 - 90% dân số, nhất là ở I-xra-en, Cô-oét. Li-băng.

Câu 2:

Ít dân, tỉ lệ gia tăng tự nhiên khá cao, có cơ cấu dân số trẻ tạo lực lượng lao động dồi dào, nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế.

2. Xã hội

Nhiệm vụ 4:

CH: Dựa vào thông tin mục 2, hãy phân tích ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á.

Hướng dẫn giải

Chất lượng cuộc sống dân cư trong khu vực ngành càng được nâng cao, có sự phân hóa giữa các nước,.

Khu vực có nhiều lễ hội, phong tục tập quán thuận lơi phát triển du lịch.

Luyện tập - vận dụng

Luyện tập

CH1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam Á thuận lợi để phát triển những ngành kinh tế nào?

CH2: Dựa vào bảng 15.2, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo tuổi của khu vực Tây Nam Á năm 2000 và 2020. Nêu nhận xét.

Hướng dẫn giải

- Dựa trên điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Tây Nam Á có thể phát triển các ngành kinh tế:

Về nông nghiệp: Trồng lúa mì, bông, chà là, chăn nuôi cừu =>Bởi vì ở đây có khí hậu khô khan, có nhiều các cao nguyên.
Về công nghiệp: Khai thác và chế biến dầu mỏ => Bởi vì ở đây là khu vực có trữ lượng dầu khí lớn.
Về dịch vụ: Phát triển giao thông, di lịch => Bởi vì  Tây Nam Á nằm có vị trí địa lí nằm thông thương giữa hai đại dương lớn qua biển Đỏ và Địa Trung Hải.

Vận dụng

CH: Sưu tầm thông tin, viết một bài giới thiệu ngắn về cảnh quan hoang mang hoặc một nền văn minh cổ đại Tây Nam Á.

Hướng dẫn giải

Lưỡng Hà là một trong những nền văn minh cổ đại và sớm nhất, xuất hiện tại vùng Trung Đông cách đây hàng nghìn năm. Đây là một trong bốn nền văn minh đồng bằng châu thổ nổi tiếng trên thế giới (ba nền văn minh còn lại là văn minh sông Nile - Ai Cập, văn minh đồng bằng sông Hằng - Ấn Độ và văn minh đồng bằng sông Hoàng Hà - Trung Quốc).

Đầu tiên phải kể đến ngôn ngữ và chữ viết độc lập như tiếng Sumer, Semit, Akkad... Phần lớn các ngôn ngữ này đều được sử dụng cho các mục đích hành chính, tôn giáo, văn học và khoa học.

Tiếng Sumer bắt đầu được viết bằng chữ hình nêm vì nó được viết bằng bút đầu hình tam giác khắc trên đất sét ướt. Một trong những bằng chứng về nền văn minh của Lưỡng Hà mà hậu thế biết đến đó là Sử thi Gilgamesh (The Epic of Gilgamesh) - một thiên anh hùng ca Lưỡng Hà, tác phẩm văn học cổ nhất còn tồn tại và là thư tịch tôn giáo lâu đời thứ hai chỉ sau Văn tự Kim tự tháp. Sử thi Gilgamesh khởi nguồn từ năm bài thơ Sumer về Bilgamesh (Gilgamesh), vua của Uruk, có niên đại từ triều đại thứ ba của Ur (2.100 TCN). Hiện còn khoảng hai phần ba trong số mười hai phiến đất sét ghi lại sử thi này đã được phục hồi.

Tìm kiếm google: Giải Địa lí 11 Kết nối bài 15 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á, giải Địa lí 11 Kết nối tri thức, giải Địa lí 11 kntt, giải địa lí 11 KNTT bài 15 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á.

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 11 KNTT mới

KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

KHU VỰC TÂY NAM Á

CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net