Giải chi tiết HĐTN 4 Chân trời bản 2 mới chủ đề 9 tuần 32

Giải chủ đề 9 Tìm hiểu nghề truyền thống ở địa phương tuần 32 sách Hoạt động trải nghiệm 4 Chân trời sáng tạo bản 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

HOẠT ĐỘNG DƯỚI CỜ

Ca ngợi người lao động

Câu 1. Tham gia tiết mục tập thể "Ca ngợi người lao động".

Hướng dẫn trả lời:

HS có thể tham gia hát, múa hoặc diễn tiểu phẩm với chủ đề "Ca ngợi người lao động"

Câu 2. Nghe chuyên gia nói chuyện về vai trò của người giữ kỉ luật lao động trong đảm bảo an toàn cho người lao động

Hướng dẫn trả lời:

Nghe chuyên gia nói chuyện về vai trò của người giữ kỉ luật lao động trong đảm bảo an toàn cho người lao động: Những người giữ được kỉ luật lao động giúp hạn chế được những thiệt hại về tài sản cũng như tính mạng. Ngoài ra sẽ rèn luyện người lao động có tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

Giới thiệu về nghề truyền thống và trải nghiệm công việc theo sự hướng dẫn của nghệ nhân.

Hoạt động 1. Trao đổi với nghệ nhân về nghề truyền thống

Câu 1. Quan sát nghệ nhân giới thiệu về một số nghề truyền thống. 

Hướng dẫn trả lời:

Giới thiệu về một số nghề truyền thống:

- Nghề làm nón lá: Nghề làm nón lá hình thành và phát triển ở Huế từ hàng trăm năm nay, với rất nhiều làng nón nổi tiếng như: Dạ Lê, Phú Cam,... Để có được chiếc nón ưng ý, các nghệ nhân làm nón Huế phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi sự cần mẫn, khéo léo của người thợ. Từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, đến chằm hoàn thiện chiếc nón và cuối cùng là đánh bóng bảo quản.

- Nghề làm gốm sứ: Nghề gốm phát triển rải rác trải dài từ Bắc vào Nam, một số làng nghề gốm sứ nổi tiếng ở nước ta có thể kể đến như: làng gốm Chu Đậu, Bát Tràng... Để có được một sản phẩm hoàn chỉnh đòi hỏi người nghệ nhân phải tỉ mẩn, khéo léo. 

Câu 2. Trao đổi với nghệ nhân về giữ an toàn khi làm nghề truyền thống.

Hướng dẫn trả lời:

Trao đổi với nghệ nhân về giữ an toàn khi làm nghề truyền thống: Những nghề truyền thống thường là làm thủ công bằng tay nên người thợ cần phải giữ an toàn nhất là đôi bàn tay. Những sự cố như bị lá cắt vào tay khi làm nón lá hay bị bỏng khi làm gốm sứ thì vẫn thường xảy ra. Vì thế đòi hỏi người nghệ nhân cần hết sức cẩn trọng.

Câu 3. Chia sẻ cảm nghĩ của em sau khi nghe nghệ nhân giới thiệu về nghề truyền thống.

Hướng dẫn trả lời:

Chia sẻ cảm nghĩ của em sau khi nghe nghệ nhân giới thiệu về nghề truyền thống: Nghề truyền thống chủ yếu là làm bằng tay, rất tốn sức và vất vả. Những người có thể làm được những nghề này đòi hỏi phải hết sức khéo léo, tỉ mẩn, không phải ai cũng có thể làm được.

Hoạt động 2. Trải nghiệm một số công việc theo sự hướng dẫn của nghệ nhân.

Câu 1. Quan sát hướng dẫn của nghệ nhân.

Hướng dẫn trả lời:

Ví dụ nghề làm gốm sứ sẽ có các công đoạn như sau, HS quan sát kĩ từng bước. 

Ví dụ nghề làm gốm sứ sẽ có các công đoạn như sau, HS quan sát kĩ từng bước.

Câu 2. Thực hiện một số công việc phù hợp.

Hướng dẫn trả lời:

 Với sự hướng dẫn của nghệ nhân, HS thực hiện một số công việc phù hợp. Trong nhũng bước trên em thấy mình có thể làm được ở nhũng bước nào hay là muốn thử làm toàn bộ quá trình để cho ra một sản phẩm. 

SINH HOẠT LỚP

Chia sẻ về trải nghiệm nghề truyền thống. 

Câu 1. Chia sẻ cảm nghĩ, hứng thú của em khi được trải nghiệm một số công việc của nghề truyền thống?

Hướng dẫn trả lời:

Khi được trải nghiệm một số công việc của nghề truyền thống, ví dụ nhu nghề gốm sứ, em thấy để có được một sản phẩm hoàn chỉnh cần trải qua rất nhiều công đoạn, có công đoạn khó có công đoạn dễ và cũng mất khá nhiều thời gian. Khi em bắt tay vào trải nghiệm, mỗi lúc em càng thấy có hứng thú hơn. Tuy rất mệt nhưng khi nhìn lại thành phẩm mình làm ra, em thấy rất vui. 

Câu 2. Nêu những cách giữ an toàn khi em trải nghiệm với một số công việc của nghề truyền thống.

Hướng dẫn trả lời:

Những cách giữ an toàn khi em trải nghiệm với một số công việc của nghề truyền thống: Tùy vào từng công đoạn mà người thợ có thể là đeo dụng cụ bảo vệ tay hoặc không, đeo mắt kính rộng để chống bụi bay vào mắt...

HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI

Câu hỏi: Tìm hiểu nghệ nhân tiêu biểu ở địa phương em. 

Hướng dẫn trả lời:

Ở địa phương có nghề làm chổi đót. Và có cụ Lê Văn Bảy là người nổi tiếng nhất trong nghề. Cụ năm nay đã 72 tuổi nhưng thao tác của cụ vẫn còn rất nhanh và gọn. Sản phẩm chổi đót cụ làm ra chắc, bền, cầm nhẹ tay. Mỗi ngày cụ có thể làm được 20 cái chổi. 

Tìm kiếm google: Giải HĐTN 4 CTST bản 2 chủ đề 9 tuần 32, giải Hoạt động trải nghiệm 4 CTST bản 2 chủ đề 9 tuần 32, giải sách giáo khoa HĐTN 4 Chân trời sáng tạo bản 2 chủ đề 9 tuần 32

Xem thêm các môn học

Giải hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 CTST BẢN 1

CHỦ ĐỀ 1: EM LỚN LÊN CÙNG MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU

CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG CỦA EM

CHỦ ĐỀ 3: BIẾT ƠN THẦY CÔ. YÊU QUÝ BẠN BÈ

CHỦ ĐỀ 4: EM YÊU TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

CHỦ ĐỀ 5: CHÀO NĂM MỚI VÀ CHI TIÊU TIẾT KIỆM

CHỦ ĐỀ 7: GẮN KẾT GIA ĐÌNH. QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ

CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 4 CTST BẢN 2

CHỦ ĐỀ 1: TỰ HÀO VỀ BẢN THÂN

CHỦ ĐỀ 2: GẮN KẾT YÊU THƯƠNG TRONG GIA ĐÌNH

CHỦ ĐỀ 3: PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ VỚI THẦY CÔ VÀ BẠN BÈ

CHỦ ĐỀ 7: RÈN LUYỆN TƯ DUY KHOA HỌC VÀ TỰ LỰC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

CHỦ ĐỀ 8: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

CHỦ ĐỀ 9: TÌM HIỂU NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com