Giải chi tiết HĐTN 8 Chân trời bản 2 mới chủ đề 3 Xây dựng và giữ gìn các mối quan hệ

Giải chủ đề 3 Xây dựng và giữ gìn các mối quan hệ sách Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 Chân trời sáng tạo bản 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

HOẠT ĐỘNG 1

Xây dựng và giữ gìn tình bạn

Câu hỏi 1. Chia sẻ về những điều mà tình bạn đã mang lại cho em.

Hướng dẫn trả lời:

 Tình bạn có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống: Một tình bạn đẹp sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chãi và là điểm tựa của mỗi con người trong những lúc gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, người bạn tốt là người giúp đỡ ta bằng năng lực của họ để ta vượt qua khó khăn. Ngoài ra, chúng ta có thể học hỏi nhiều điều hay lẽ phải từ những người bạn chân chính, cùng nhau phát triển hơn. 

Câu hỏi 2. Chia sẻ những khó khăn trong việc xây dựng và giữ gìn tình bạn

Hướng dẫn trả lời:

  • It chia sẻ với bạn
  • Khó khăn trong cách diễn đạt để dẫn đến hiểu lầm
  • Ít tham gia các hoạt động tập thể

Câu hỏi 3. Trao đổi về những việc làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn.

Hướng dẫn trả lời:

  • Cùng nhau học tập vui chơi:

- Chủ động chào hỏi vui vẻ, thân thiện, cởi mở với bạn.

- Nói lời xin lỗi khi mắc lỗi và sửa lỗi một cách chân thành.

-Thể hiện lòng biết ơn trước tấm lòng của bạn.

- Tổ chức học nhóm.

  • Tôn trọng , chân thành:

-Tôn trọng những thói quen, sở thích, không gian riêng của bạn.

- Luôn lắng nghe tâm tư, tình cảm của bạn.

-Giữ lời hứa, lời hẹn và luôn giữ liên lạc.

- Bình tĩnh, nhường nhịn, luôn nhìn về mặt tích cực của bạn.

  • Quan tâm, chia sẻ giúp đỡ bạn bè

- Quan tâm đến những thói quen, sở thích, suy nghĩ của bạn.

- Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, động viên, khích lệ bạn.

- Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn, lo lắng trong học tập, cuộc sống.

  • Chấp nhận con người bạn

-Tự nguyện, vui vẻ, bình đẳng với nhau.

- Chấp nhận sự khác biệt của bạn, không ép bạn thay đổi theo ý mình.

- Hi vọng và đặt niềm tin vào bạn.

- Biến niềm tin thành suy nghĩ tốt đẹp, thể hiện sự yêu mến, ủng hộ, tạo động lực cho bạn.

Câu hỏi 4. Sắm vai thể hiện những việc làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn trong các tình huống sau:

Tình huống 1: Bạn trách em vì không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra

Tình huống 2: Bạn thường xuyên  nhắc đến những khuyết điểm của em để bàn luận và đùa giỡn trước mọi người

Tình huống 3: Bạn muốn em hủy tham gia một hoạt động mà em yêu thích để cùng đi chơi với bạn ấy.

Hướng dẫn trả lời:

  • Tình huống 1: Em nên giải thích cho bạn về việc tại sao em làm như vậy, giờ kiểm tra là để kiểm tra kiến thức mọi người cần tự lực học để làm bài kiểm tra.
  • Tình huống 2: Bạn nên giải thích với bạn việc nói xấu như vậy là sai và bạn không nên nói xấu mình như vậy, nếu ai đó nói sấu bạn thì bạn có buồn không.
  • Tình huống 3: Bạn đã sai, em nên giải thích với bạn chúng ta cần phải hòa đồng với mọi người

HOẠT ĐỘNG 2

Rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.

Câu hỏi 1. Chia sẻ các tình huống bắt nạt học đường em đã gặp hoặc chứng kiến

Hướng dẫn trả lời:

Năm em lên lớp 6, bởi vì yêu cầu công việc của bố mẹ nên gia đình em đã chuyển từ quê ra thành phố sinh sống. Khi em đến ngôi trường mới, có một nhóm bạn trong lớp liên tục vây quanh chế giễu em và nói những lời xúc phạm em chỉ vì em không phải là người thành phố. Các bạn đó còn sai em đi mua đồ ăn vặt, làm trực nhật cho các bạn ấy nếu không các bạn sẽ đánh em.

Điều đó khiến cho em rất sợ hãi mối khi đến trường, trên lớp học không thể tập trung vào bài giảng vì lo lắng không biết các bạn sẽ bắt mình làm gì, thường xuyên mơ thấy ác mộng khiến cho cơ thể mệt mỏi.

Câu hỏi 2. Trao đổi về các biểu hiện của bắt nạt học đường

Hướng dẫn trả lời:

  • Tác động vật lí lên bạn;
  • Chiểm đoạt, huỷ hoại tài sản của bạn;
  • Cô lập bạn;
  • Lan truyền những thông tin tiêu cực về bạn trên mạng xã hội;
  • Thế hiện thái độ, lời nói khinh thường bạn.

Câu hỏi 3. Trao đổi về cách phòng tránh, bắt nạt học đường.

Hướng dẫn trả lời:

  • Tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của bắt nạt học đường;
  • Điều chỉnh cảm xúc và có phản ứng phù hợp khi có nguy cơ bị bất nạt;
  • Chia sẻ thông tin với người tin cậy khi có nguy cơ bị bắt nạt hoặc đã bị bắt nạt;
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ khí bản thân bị bắt nạt hoặc chứng kiến người khác bị bắt nạt.

Câu hỏi 4. Sắm vai thực hành xử lí các tình huống sau để rèn luyện kĩ năng phòng, tránhbắt nạt học đường.

Tình huống 1: Trong giờ ra chơi, một nhóm các bạn tranh luận về trận bóng đá diễn ra hôm trước. G cũng đưa ra ý kiến của mình nhưng các bạn không quan tâm và nói: "Cậu không được ý kiến trong nhóm này!"

Nếu là G, em sẽ xử lí như thế nào?

Tình huống 2: M là học sinh giỏi, hiển lành và ít nói, một nhóm bạn trong lớp yêu cầu M chỉ bài trong giờ kiếm tra, nếu không sẽ bị cô lập. Nếu là M, em sẽ xử lí như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

- Tình huống 1: Nếu là G em sẽ nói chuyện với các bạn rằng chúng ta ai cũng có quyền được ý kiến, bạn không nên ngăn cấm mình như vậy.

- Tình huống 2: Nếu là M em sẽ nói với bạn khi kiểm tra cần sự thành thật, bạn không nên làm như vậy. Nếu bạn vẫn cố tình thì em sẽ nói với cô về việc này.

HOẠT ĐỘNG 3

Thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống

Câu hỏi 1. Chia sẻ những biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống

Hướng dẫn trả lời:

  • Chủ động tham gia các hoạt động tập thế ở trường, cộng đồng đề xáy dựng mối
  • quan hệ với thấy có và các bạn mới;
  • Kiểm soát được cảm xúc, hành vị của bản thân trong mối quan hệ;
  • Tự đánh giá thái độ, hành vị sau mỗi việc làm và rút ca bài học cho bản thân;
  • Thương lượng để tìm ra cách giải quyết khi xảy ra bất đồng ý kiến.

Câu hỏi 2. Kể về những tình huống mà em đã thế hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống.

Hướng dẫn trả lời:

Khi gặp bài toán khó, em kiên trì tìm tòi lời giải đến cùng, nếu vẫn chưa thể tìm ra đáp án em sẽ tìm đến bạn bè, thầy cô hỏi phương pháp rồi chủ động về tự giải.

Câu hỏi 3. Thực hiện những cách phù hợp thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống ở những tình huống sau:

Tình huống 1: N có vẻ ngoài lầm lì, ít nói và thường không chủ động kết bạn với người khác. Tuy vậy, S thích chơi với N vì N là một người bạn biết lắng nghe và thường cho S nhiều lời khuyên hữu ích về việc học tập. Một số bạn khác trong lớp không thích N nên kéo S lại và nói: “Bọn tớ nghĩ cậu đừng chơi với N nữa"

Tình huống 2: P có một nhóm bạn thân và thường tham gia nhiều hoạt động cùng nhau. Dạo này, P thấy các bạn trong nhóm thường rủ nhau chơi trò chơi điện tử và không tập trung học tập. P phân vân không biết nên làm thế nào.

Hướng dẫn trả lời:

- Tình huống 1: Nếu là N em sẽ nói chuyện với các bạn rằng S là người bạn rất tốt, rất quan tâm với bạn bè và chúng ta không nên xa lánh bạn.

- Tình huống 2: Nếu là P, em sẽ khuyên các bạn hạn chế chơi trò chơi điện tử lại vì chúng là phương thức giải trí chứ không phải để nghiệm để lạm dụng chúng để thường xuyên chơi như vậy.

HOẠT ĐỘNG 4

Thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội

Câu hỏi 1.Xác định những vấn đề có thể nảy sinh trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.

Hướng dẫn trả lời:

  • Bình luận thiếu thiện chí
  • Chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng
  • Không xem xét kĩ trước khi chấp nhận lời mời kết bạn

Câu hỏi 2. Xác định những việc em đã làm để thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ

Hướng dẫn trả lời:

  • Không chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng
  • Tìm hiểu thông tin trước khi quyết định kết bạn hoặc từ chối lời mời kết bạn.

Câu hỏi 3. Thảo luận cách thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội.

Hướng dẫn trả lời:

  • Chọn lọc thông tìn trước khi đăng trên trang cá nhân;
  • Kiểm tra kĩ tính xác thực của nguồn thông tin trước khi chía sẻ với mọi người;
  • Sử dụng cách nói phù hợp để bình luận bài đăng của bạn;
  • Không kết bạn với những tài khoản có hành vị và lời nói thiếu chuẩn mực;
  • Không làm theo những hành vì khiêu khích, gây tốn thương danh dự của ngườ khác trên mạng.

Câu hỏi 4. Đóng vai nhân vật trong các tình huống sau để thể hiện sự tự chủ của em trên mạng xã hội.

Tình huống 1: N nhận được tín nhần từ một bạn trong lớp với để nghị N tiếp tục

chia sẻ tin nhắn này cho nhiều tài khoản khác.

Tình huống 2: Dòng trạng thái trên trang cá nhân của H nhận được rất nhiều bình luận khiêu khích

Tình huống 3: Hai nhóm bạn trong lớp tranh luận gay gắt trên mạng xã hội và lôi kéo em tham gia để ủng hộ cho quan điểm của nhóm mình.

Hướng dẫn trả lời:

- Tình huống 1: Nếu là N em sẽ không chuyển tiếp những tin nhắn như vậy và sẽ báo cáo tin nhắn đó vì nó có thể là tin nhắn hack tài khoản.

- Tình huống 2: Nếu là H em sẽ tắt chế độ bình luận hoặc báo cáo bình luận đó chứ không cãi nhau với họ trên mạng xã hội.

- Tình huống 3: Em sẽ không tham gia vì trên mạng xã hội mọi thứ đều là ảo chỉ có ảnh hưởng là thực, chúng ta không nên cãi nhau trên đó, điều này còn làm ảnh hưởng tới nhiều người.

HOẠT ĐỘNG 5

Rèn luyện kĩ năng từ chối trong một số tình huống

Câu hỏi 1. Xác định những tình huống cần từ chối

Hướng dẫn trả lời:

  • Khi các bạn trong lớp yêu cầu em thực hiện những việc vượt quá khả năng của mình
  • Khi nhóm bạn trên mạng xã hội yêu cầu em chia sẻ về một thông tin có thể gây hại tới người khác. 

Câu hỏi 2. Thảo luận những cách từ chối khéo.

Hướng dẫn trả lời:

  • Ví dụ được đề nghị làm những việc vượt quá khả năng của mình

Cách từ chối:

"Mình không thể làm nó vì nó quá sức với bản thân mình"

  • Ví dụ bị dụ dỗ làm những việc gây tổn hại đến mình và người khác

Cách từ chối:

"Mình nhất định không làm những việc gây tổn hại đến người khác".

Câu hỏi 3. Đóng vai để thực hành từ chối trong các tình huống sau:

Tình huống 1: Anh trai bỏ dở việc nhà mà bố mẹ giao để đi chơi. Đến chiều tối, bố mẹ sắp về mà công việc được giao vẫn chưa hoàn thành. Anh trai nhờ em làm giúp để không bị bố mẹ mắng.

Tình huống 2: Một số bạn rủ em giấu đồ để trêu ghẹo một bạn trong lớp. Các bạn nói rằng: "Chỉ đùa thôi mà, không sao đâu.

Tình huống 3: Do ham chơi, em gái không kịp chuẩn bị bài thuyết trình của nhóm và có ý nhờ em làm giúp vì ngày mai hết hạn. Tuy nhiên, ngày mai em cũng có một bài kiếm tra nên cần thời gian để ôn bài.

Tình huống 4: Một nhóm bạn rủ em cùng tham gia vào nhóm kín trên mạng xã hội. Sau khi tìm hiếu, em đã đọc được một số bài viết về những vấn đề tiêu cực liên quan đến những thành viên của nhóm đó.

Hướng dẫn trả lời:

- Tình huống 1: Em sẽ từ chối anh và nói rằng: Đây là công việc bố mẹ kêu anh làm mà anh không hoàn thành trách nhiệm của mình đã đi chơi rồi, em không thể giúp anh.

- Tình huống 2: Em sẽ từ chối và nói rằng việc trêu đùa như này không hay gì cả, điều này làm bạn bị lo lắng để tìm đồ chúng ta không nên làm vậy.

- Tình huống 3: Em sẽ từ chối em gái việc làm hộ mà em chỉ làm cùng em để cho kịp bởi em còn phải ôn thi cho bài kiểm tra ngày mai.

- Tình huống 4: Em sẽ rời khỏi nhóm đấy và trước khi rời khỏi nhóm em sẽ nói với các bạn biêt rằng các bạn làm như vậy là không đúng, chúng ta không nên soi mói người khác rồi chê bai họ như vậy.

HOẠT ĐỘNG 6

Thực hiện các việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường

Câu hỏi 1. Nêu các việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

Hướng dẫn trả lời:

  • Tham gia phong trào xây dựng Trường học hạnh phúc;
  • Viết báo tường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam;
  • Tố chức cuộc thị sáng tác bộ ảnh về chủ đề Trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Câu hỏi 2. Thiết kế hoạt động phù hợp để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

Hướng dẫn trả lời:

Kế hoạch giáo dục truyền thống "Thi đua học tốt"

  • Mục tiêu: Học sinh tự hào về truyền thống học tập của các thế hệ đi trước và tích cực, chủ động học tập.
  • Nội dung giáo dục:
    • Quá trình gìn giữ, phát huy truyền thống học tập của các thế hệ học sinh.
    • Những biểu hiện của truyền thống “Thi đua học tốt”: Giá trị của truyền thống "Thi đua học tốt” đối với sự phát triển của nhà trường:
    • Cách thức giữ gìn, phát huy truyền thống “Thi đua học tốt”;
  • Hình thức tổ chức: Thăm phòng truyền thống, thuyết trình, phóng sự về những tấm gương học sinh tiêu biểu.
  • Phân công nhiệm vụ
    • Nhóm 1: Tìm kiếm tài liệu về lịch sử trường và những thành tích học tập nổi bật của các thế hệ học sinh.
    • Nhóm 2: Sưu tầm hình ảnh thể hiện sự thi đua học tập, tích cực học tập của học sinh trong các thời kì.
    • Nhóm 3: Trao đổi và đưa ra những biện pháp, cách thức, những việc học sinh nên thực hiện, rèn luyện để giữ gìn truyền thống:
  • Thời gian: Giờ sinh hoạt lớp tuần tiếp theo.
  • Địa điểm: Phòng truyền thống, lớp học
  • Kết quả dự kiến: Học sinh tăng thêm sự tự hào về nhà trường và có động lực phấn đấu học tốt, thể hiện ở việc học tập chủ động và tích cực.
Tìm kiếm google: Giải HĐTN 8 CTST bản 2 chủ đề 3 Xây dựng và giữ gìn các mối quan hệ , giải Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 CTST bản 2 chủ đề 3 Xây dựng và giữ gìn các mối quan hệ, giải sách giáo khoa HĐTN 8 Chân trời sáng tạo bản 2 chủ đề 3 Xây dựng và giữ gìn các mối quan hệ

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com