Giải địa lí 9 bài 11: Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 11: Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp - trang 39 địa lí 9. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 9 bài 11: Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

1. Các nhân tố tự nhiên

  • Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
  • Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
  • Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo thế mạnh khác nhau của từng vùng.

=> Là các nhân tố tiền đề cơ bản ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp.

2. Các nhân tố kinh tế - xa hội.

2.1. Dân cư và lao động

  • Nước ta có số dân đông, nhu cầu, thị hiếu có nhiều thay đổi
  • Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật và thu hút đầu tư nước ngoài.

2.2. Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng.

  • Trình độ công nghiệp thấp, chưa đồng bộ
  • Chỉ phân bố tập trung ở một số vùng
  • Cơ sở hạ tầng đang từng bước cải thiện, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm.

2.3. Chính sách phát triển công nghiệp

  • Chính sách công nghiệp hóa và chính sách đầu tư
  • Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và đổi mới các chính sách khác.

2.4. Thị trường

  • Ngày càng mở rộng và đang cạnh tranh quyết liệt
  • Sức ép trên thị trường xuất khẩu.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Nhận xét về ảnh hưởng của sự phân bố tài nguyên khoáng sản  tới phân bố...

Nhận xét về ảnh hưởng của sự phân bố tài nguyên khoáng sản  tới phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm?

Trả lời:

Các tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

Sự phân bố các loại tài nguyên khác nhau để tạo ra các thế mạnh về kinh tế khác nhau của từng vùng.

Các ngành khai thác khoáng sản tài nguyên đóng vai trò quan trọng để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp như luyện kim đen , luyện kim màu . Nếu nơi nào gần mỏ nào thì có ngành công nghiệp của mỏ đó.

Câu 2: Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào với phát...

Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào với phát triển công nghiệp?

Trả lời:

Giao thông là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của ngành công nghiệp. Khi hệ thống giao thông phát triển sẽ đảm bảo cho việc chở nguyên liệu, nhiên liệu cũng như các sản phẩm công nghiệp đến các cơ sở sản xuất cũng như đến nơi tiêu thụ. Khi quá trình vận chuyển thuận lợi, nhanh chóng thì nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp.

Có thể nói, hầu hết, các nguồn tài nguyên của nước ta đều tập trung ở vùng núi, vùng sâu vùng xa. Vì vậy, để khai thác nguồn tài nguyên này thì hệ thống giao thông phải được đảm bảo để việc khai thác được thuận lợi hơn.

Câu 3: Thị trường có ý nghĩa như thế nào đối với  phát triển công nghiệp?

Trả lời:

Không chỉ đối với ngành công nghiệp mà bất cứ ngành nào cũng vậy, cũng cần có thị trường. Có thị trường thì mới có điều kiện phát triển, mới có khả năng mở rộng quy mô và sản xuất ra đa dạng các loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người. Vì vậy, thị trường là một yếu tố quan trọng đối với việc phát triển kinh tế.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Hãy sắp xếp các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội ( được nêu trong bài ) tương ứng...

Hãy sắp xếp các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội ( được nêu trong bài ) tương ứng với các yếu tố đầu vào  và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?

Trả lời:

các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội

Câu 2: Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, ngư nghiệp đối với ngành...

Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?

Trả lời:

Nông nghiệp và ngư nghiệp là hai ngành chính cung cấp nguyên, nhiên liệu cho ngành chế biến lương thực, thực phẩm. Chính sự phát triển của nông nghiệp và ngư nghiệp đã mang lại cho ngành công nghiệp đa dạng các nguồn nguyên liệu khác nhau. Để từ quá trình chế biến và sản xuất mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm đảm bảo chất lượng, tiện dụng và dễ bảo quản. Khi các nguồn nguyên liệu nông nghiệp và ngư nghiệp càng đa dạng thì ngành công nghiệp càng chế biến và tạo ra được nhiều sản phẩm.

Ví dụ:

  • Mía cho công nghiệp đường mía.
  • Chè, cà phê cho công nghiệp chế biến chè, cà phê
  • Bò thịt, bò sữa cho ngành sản xuất thịt hộp, sữa hộp…
  • Cá, tôm… cho công nghiệp chế biến thủy sản (đồ hộp, đồ đông lạnh, đồ khô…)
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Địa lí lớp 9


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com