Giải địa lí 9 bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo - trang 135 địa lí 9. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 9 bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

I. Biển và đảo Việt Nam

1. Vùng biển nước ta

  • Nước ta có bờ biển dài 3260km
  • Vùng biển nước ta rộng khoảng 1 triệu km2
  • Gồm:
    • Vùng nội thủy
    • Vùng lãnh hải
    • Vùng tiếp giáp lãnh hải
    • Vùng đặc quyền kinh tế
    • Vùng thềm lục địa

2. Các đảo và quần đảo

  • Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
  • Các đảo ven bờ: Cái Bầu, Cát Bà, Lí Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc…
  • Các đảo xa bờ: Bạch Long Vĩ, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa…

II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển

1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản

  • Tiềm năng:
    • Vùng biển rộng, bờ biển dài
    • Số lượng giống loài hải sản lớn, giá trị kinh tế cao
    • Có 4 ngư trường lớn
  • Sự phát triển:
    • Sản lượng cho phép khai thác hàng năm là 1,9 triệu tấn
    • Chủ yếu đánh bắt ven bờ
  • Hạn chế:
    • Ven bờ bị cạn kiệt
    • Phương tiện đánh bắt thô sơ
    • Môi trường bị ô nhiễm
    • Cơ sở chế biến chậm phát triển, nuôi trồng ít.
  • Phương hướng:
    • Đánh bắt xa bờ
    • Phát triển nuôi trồng (ven biển, trên biển, ven đảo)
    • Phát triển đồng vộ và hiện đại công nghiệp chế biến.

2. Du lịch biển – đảo

  • Tiềm năng:
    • Bờ biển dài, có nhiều bãi tắm đẹp
    • Có đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn
    • Sự phát triển: Xây dựng nhiều khu du lịch, khu nghỉ dưỡng
  • Những hạn chế:
    • Chủ yếu tập trung khai thác hoạt động tắm biển
    • Môi trường biển ô nhiễm
  • Phương hướng phát triển:
    • Đẩy mạnh và phát triển đa dạng các loại hình du lịch biển.
    • Chú ý tới vấn đề môi trường biển.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Quan sát hình 38.1, hãy nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta.

Trả lời:

Vùng biển nước ta gồm có 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.

  • Nội thủy: vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển. Đường cơ sở là đường nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất trơ ra.
  • Lãnh hải: có chiều rộng 12 hải lí. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới quốc gia trên biển; trên thực tế, đó là đường song song và cách đều đường cơ sở về phía biến 12 hải lí.
  • Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của đất nước. Vùng tiếp giáp lãnh hải cũng được quy định là 12 hải lí. Trong vùng này, nước ta có quyền thực hiện các biện pháp đế bảo vệ an ninh, kiếm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, di cư, nhập cư,...
  •  Vùng đặc quyền kinh tế: tiếp liền lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở. ơ vùng này, nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt các ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không (như Công ước quốc tế về Luật Biển quy định).
  • Thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biền thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Nơi nào bề ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lí thì thềm lục địa nơi ấy được tính cho đến 200 hải lí. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.

Câu 2: Tìm trên hình 38.2 các đảo và quần đảo lớn ở nước ta.

Trả lời:

Các đảo ở nước ta:

  • Các đảo ven bờ: Cái Bầu, Cát Bà, Lí Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc…
  • Các đảo xa bờ: Bạch Long Vĩ, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa…

Câu 3: Dựa vào hình 38.3 và kiến thức đã học, hãy nêu những điều kiện thuận lợi...

Dựa vào hình 38.3 và kiến thức đã học, hãy nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kỉnh tế biển ở nước ta.

Trả lời:

Khai thác và nuôi trồng hải sản: Vùng biển nước ta giàu có: hơn 2.000 loài cá, trong đó khoảng 110 loài có giá trị kinh tế (cá nục, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá hồng,...), 100 loài tôm (có giá trị xuất khẩu cao: tôm he, tôm hùm, tôm rồng). Tống trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn (95,5% là cá biển), hàng năm khai thác khoảng 1,9 triệu tấn. Dọc bờ biển có nhiều vụng, vịnh, đầm phá, cửa sông, vùng rừng ngập mặn,... thuận lợi cho nuôi trồng hải sản.

  • Du lịch biến - đảo: Dọc bờ biển có 120 bãi cát rộng, dài, đẹp. Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú.
  • Khai thác và chế biến khoáng sản biển: Các mỏ dấu khí trữ lượng lớn, nhất là ở thềm lục địa phía Nam. Biển mặn, nhiều nắng, thuận lợi cho nghề làm muối, đặc biệt ở ven biển Nam Trung Bộ…
  • Giao thông vận tải biền:  Gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng. Ven biển có nhiều vũng, vịnh, cửa sông xây dựng cảng.

Câu 3: Tại sao cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ?

Trả lời:

Nước ta có vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2 với bờ biển dài 3260km. Đây là lợi thế đối với việc phát triển khai thác hải sản.

Vùng biển nước ta có trữ lượng hải sản rất lớn, dự tính có thế khai thác được 4 triệu tấn. Tuy nhiên, từ trước đến nay, ngư dân nước ta chủ yếu đánh bắt gần bờ, do đó lượng hải sản gần bờ đã gần cạn kiệt. Vì vậy, để khai thác được hết những tiềm năng của biển mang lại, chúng ta cần phải đánh bắt xa bờ để thu lại được kết quả cao hơn.

Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa thực sự được phát triển ở nước ta do các vấn đề về vốn, phương tiện kĩ thuật hiện đại và tay nghề cao….

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?

Trả lời:

Nước ta có nhiều nguồn tài nguyên biển: nguồn lợi thủy sản, tài nguyên dầu khí, tài nguyên trong lòng biển, tài nguyên du lịch biển,….

Việc phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển tạo điều kiện cho các  ngành kinh tế khác phát triển, khai thác tốt tiềm năng  tài nguyên thiên nhiên nước ta, đồng thời tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngành kinh tế, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Phát triển tổng hợp kinh tế biển làm thay đổi mạnh mẽ kinh tế của vùng.

Câu 2: Công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển sẽ có tác động như thế nào...

Công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản?

Trả lời:

Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hóa (sản phẩm thủy sản được bảo quản tốt, vận chuyển đi xa hơn).

Câu 3: Nêu tên một số bãi tắm và khu du lịch hiển ở nước ta (mà em biết)...

Nêu tên một số bãi tắm và khu du lịch hiển ở nước ta (mà em biết) theo thứ tự từ Bắc vào Nam

Trả lời:

Một số bãi tắm nổi tiếng ở nước ta:

  • Bãi Cháy (Quảng Ninh)
  • Đồ Sơn (Hải Phòng)
  • Sầm Sơn (Thanh Hóa)
  • Cửa Lò (Nghệ An)
  • Mỹ Khê (Đà Nẵng)
  • Nha Trang (Khánh Hòa)
  • Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Các khu du lịch biển:

  • Kì quan vịnh Hạ Long
  • Vườn quốc gia Cát Bà (Đảo Cát Bà – Hải Phòng)
  • Cù Lao Chàm (Hội An – Quảng Nam)
  • Hòn Mun (Nha Trang)…
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Địa lí lớp 9


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com