Giải địa lí 9 bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ - trang 90 địa lí 9. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 9 bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

I. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Vị trí, giới hạn:

  • Là dải đất nhỏ hẹp kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận và vùng biển rộng với 2 quần đảo Hoàng Sa và TrườngSa.
  • Tiếp giáp :
    • Bắc giáp Bắc Trung Bộ
    • Tây giáp Lào và Tây Nguyên
    • Tây, Tây Nam giáp Đông Nam Bộ
    • Đông, Đông Nam giáp Biển đông với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ý nghĩa: Có ý nghĩa chiến lược trong giao lưu kinh với các vùng trong nước và đặc biệt là đảm bảo an ninh quốc phòng.

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1. Địa hình

  • Phía đông : Đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển
  • Phía tây :Là vùng núi - gò - đồi
  • Bờ biển khúc khỷu nhiều vũng vịnh, bãi tắm đẹp.

2. Khí hậu

  • Vùng có khí hậu khô hạn nhất cả nước .
  • Nhiệt độ trung bình năm 270c, lượng mưa 925 mm, độ ẩm không khí 77%, số giờ nắng cao từ 2500-3000 h / năm.

3. Tiềm năng kinh tế :

  • Thuận lợi :
    • Nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản, khai thác tổ chim yến
    • Đồng bằng hẹp ven biển trồng cây lương thực và cây công nghiệp
    • Nhiều vũng vịnh xây dựng hải cảng và phát triển du lịch
    • Phát triển nghề rừng và khai thác khoáng sản
  • Khó khăn :
    • Độ che phủ rừng thấp, ngày càng bị thu hẹp.
    • Bão, lũ lụt, hạn hán, hiện tượng sa mạc hoá ở các tỉnh cực nam của vùng.

III. Đặc điểm dân cư, xã hội

  • Dân cư phân bố không đều.
  • Phía đông, chủ yếu là người Kinh, một ít người Chăm.
  • Mật độ dân số cao, tập trung ở các thành phố, thị xã.
  • Phía Tây: Đại bộ phận các dân tộc ít người. Mật độ dân số thấp, tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao.
  • Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm; nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn (Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn,…)
  • Khó khăn: Đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng  có tầm quan trọng đặc biệt...

Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng  có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ?

Trả lời:

Bởi vì vùng Nam Trung Bộ là vùng có khí hậu khô hạn nhất cả nước, hiện tượng sa mạc hóa có xu thế mở rộng, cồn cát, đồi cát rộng chiếm 18% diện tích tỉnh Bình Thuận, các cồn cát đang di động với tác động của gió ảnh hưởng đến quỹ đất sản xuất của vùng nên công tác phát triển và bảo vệ rừng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với vùng duyên hải Nam Trung Bộ vì nó chống cát bay, cải tạo và bảo vệ đất, nguồn sinh thủy tốt, điều hòa khí hậu…

Câu 2: Căn cứ vào bảng 25.1, hãy nhận xét về sự khác biệt trong phân bố  dân cư,...

Căn cứ vào bảng 25.1, hãy nhận xét về sự khác biệt trong phân bố  dân cư, dân tộc và hoạt động kinh tế  giữa phía Đông và phía Tây vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

Trả lời:

Dân cư và hoạt động kinh tế đồng bằng ven biển:

  • Dân cư chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở thành phố thị xã.
  • Công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Dân cư và hoạt động kinh ế vùng đồi núi phía Tây:

  • Chủ yếu là các dân tộc ít người cư trú: Cơ tu, Raglai, Ba na, Ê đê….
  • Chăn nuôi gia súc là chủ yếu với số lượng lớn, trồng cây công nghiệp.

Câu 3: Dựa vào bảng 25.2, hãy nhận xét về tình hình dân cư, xã hội ở Duyên hải...

Dựa vào bảng 25.2, hãy nhận xét về tình hình dân cư, xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước.

Trả lời:

Qua bảng 25.2 ta thấy, một số chỉ tiêu dân cư, xã hội của vùng còn thấp hơn so với trung bình cả nước. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tỉ lệ dân thành thị cao hơn trung bình cả nước, vùng duyên hải Nam Trung Bộ đã đạt được những bước tiến đáng kể.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Trong phát triển kinh tế- xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ...

Trong phát triển kinh tế- xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?

Trả lời:

Những thuận lợi:

  • Vị trí địa lí nằm trên trục giao thông Bắc – Nam, giáp biển Đông với bở biển dài: thuận lợi giao lưu, hợp tác, thu hút đầu tư của trong và ngoài nước, phát triển nền kinh tế mở.
  • Vùng đồi trước núi có các đồng cỏ, thích hợp chăn nuôi trâu, bò đàn.
  • Rừng có một số loại gỗ quý và các đặc sản như: quế, trầm hương, sâm qui…
  • Đất nông nghiệp ở các đồng bằng tuy không lớn nhưng thích hợp để trồng lúa, ngô, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp như: dừa, mía, bông…
  • Vùng nước lợ, nước mặn ven bờ và các rạn san hô ven các đảo thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản.
  •  Vùng biển có nhiều bãi cá, bãi tôm, có các ngư trường Ninh thuân – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa với nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, cá thu, cá mực, tôm, mực, cua, ghẹ… và các đặc sản như tổ yến, tôm hùm…
  • Bờ biển và các đảo có nhiều bãi tắm tốt: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Ninh Chữ, Mũi Né…, nhiều cảnh quan đẹp: Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà.. có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch: tắm biển, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học…
  • Các sông tuy ngắn nhưng có giá trị về thủy lợi, thủy điện.
  • Khoáng sản không giàu nhưng có trữ lượng lớn về cát thạch anh, đá xây dựng. Ngoài ra, còn có titan, vàng, đá quý, vùng thềm lục địa ở cực nam có dầu khí.
  • Dân cư có đức tính cần cù trong lao động, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác các nguồn lợi kinh tế biển.
  • Có các đô thị ven biển, là hạt nhân phát triển kinh tế – xã hội của vùng.
  • Là địa bàn có nhiều di tích văn hóa – lịch sử, tiêu biểu như: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn là lợi thế để thu hút khách du lịch.

Những khó khăn:

  • Thường xuyên chịu tác động của bão, lũ, hạn. Quá trình sa mạc hóa có xu hướng mở rộng ở các tỉnh cực nam (Ninh Thuận, Bình Thuận).
  • Đồng bằng hẹp và bị chia cắt, đất canh tác có độ phì thấp.
  • Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
  • Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, phân bố dân cư tập trung nhiều ở vùng ven biển.
  • Thiếu vốn đầu tư.

Câu 2: Căn cứ vào bảng 25.1, hãy nhận xét về sự khác biệt trong phân bô...

Căn cứ vào bảng 25.1, hãy nhận xét về sự khác biệt trong phân bô dân tộc, dân cư và hoạt động kinh tế giữa vùng đồng bằng ven biển với vùng đồi núi phía tây.

Trả lời:

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có sự tương phản trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa đồng bằng ven biển và vùng núi, gò đồi phía tây.

Đồng bằng ven biển: chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã. Hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

Vùng đồi núi phía tây: chủ yếu là các dân tộc: Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đê,... Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao. Chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.

Phải đẩy mạnh công tác giảm nghèo ở vùng đồi núi phía tây vì ở đây tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao, đời sống các dân tộc cư trú ở đây còn gặp nhiều khó khăn.

Câu 3: Tại sao du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng?

Trả lời:

Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng duyên hải Nam Trugn Bộ vì đây là vùng có nguồn tài nguyên du lịch phong phú.

  • Về tài nguyên du lịch nhân văn có: Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn,…
  • Về tài nguyên du lịch tự nhiên có: các bãi biển đẹp: Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Yên,…

Tất cả những điểm du lịch trên đều là những địa danh du lịch nổi tiếng được nhiều người biết đến. Hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến với vùng đất này.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Địa lí lớp 9


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com