Giải địa lí 9 bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (Tiếp theo)

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (Tiếp theo) - trang 116 địa lí 9. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 9 bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (Tiếp theo) nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀI HỌC

IV. Tình hình phát triển kinh tế

1. Công nghiệp

  • Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (59,3% năm 2002)
  • Cơ cấu sản xuất công nghiệp đa dạng, cân đối gồm nhiều ngành quan trọng như khai thác dầu khí, cơ khí, điện tử, chế biến lương thực – thực phẩm…
  • Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu là các trung tâm công nghiệp lớn.
  • Khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.

2. Nông nghiệp

  • Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều…
  • Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hưởng công nghiệp
  • Nuôi trồng thủy sản được chú trọng

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Dựa vào hình 32.2, hãy nhận xét sự phân bố sản xuất...

Dựa vào hình 32.2, hãy nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ.

Trả lời:

Nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ:

  • Sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở 3 trung tâm: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
  • Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn, cơ cấu ngành đa dạng nhất.
  • Biên Hòa và Vũng Tàu là hai trung tâm công nghiệp có quy mô lớn, cơ cấu ngành khá đa dạng, Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.
  • Các trung tâm công nghiệp còn lại có quy mô vừa hoặc nhỏ.

Câu 2: Vì sao cây cao su được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ?

Trả lời:

Cây cao su được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ với diện tích 281,3 nghìn ha vì:

  • Là vùng có điều kiện thổ những và khí hậu thích hợp với cây cao su.
  • Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng và lấy mủ cao su.
  • Có nhiều cơ sở chế biến và đặc biệt cây cao su có thị trường tiêu thụ rộng lớn, ổn định.

Câu 3: Nêu vai trò của hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An đối với dự phát triển...

Nêu vai trò của hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An đối với dự phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ?

Trả lời:

Hồ Dầu Tiếng được xây dựng trên sông Sài Gòn, là công trình thủy lợi lớn nhất, diện tích 70km2, chứa 1,5 tỉ m3, đảm bảo nước tưới tiêu về mùa khô cho tỉnh Tây Nguyên, huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh.

Hồ Trị An ở sông Bé có vai trò điều tiết nước cho nhà máy thủy điện Trị An với công suất 400MW, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích  canh tác, phục vụ cho các khu công nghiệp, đô thị tỉnh Đồng Nai.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào...

Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất.

Trả lời:

Trước năm 1975, công nghiệp phụ thuộc nước ngoài, cơ cấu công nghiệp nhỏ bé, chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm, tập trung ở Sài Gòn, chợ Lớn.

Sau năm 1975, khi đất nước đã thống nhất, tình hình sản xuất công nghiệp đã có những thay đổi tích cực:

  • Khu vực công nghiệp — xây dựng phát triển nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
  • Cơ cấu sản xuất cân đối: bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển nhanh như: dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
  • Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.
  • Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực: dầu mỏ, thực phẩm chế biến, hàng dệt may, giày dép, cao su,...
  • Các trung tâm công nghiệp lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh (chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng), Biên Hoà, Vũng Tàu.

Câu 2: Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng...

Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước.

Trả lời:

Những điều kiện thuận lợi giúp Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước là:

  • Đất đai (đất xám, đất đỏ badan) có diện tích rộng, ở trên bề mặt địa hình bán bình nguyên lượn sóng thuận lợi cho trồng cây công nghiệp theo quy mô lớn.
  • Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm thuận lợi cho nhiều loại cây công nghiệp khác nhau.
  • Người dân có tập quán và kinh nghiệm sản xuất cây công nghiệp.
  • Thị trường xuất khẩu ổn định và ngày càng mở rộng.

Chính điều đó đã giúp cho Đông Nam Bộ trở thành vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước. Ngoài ra, cây công nghiệp hàng năm như lạc, đậu tương, mía…và cây ăn quả như mít, sầu riêng, xoài…cũng là thế mạnh của vùng.

Câu 3: Dựa vào bảng số liệu sau:

 Bảng 32.3: Cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh năm 2000

Tổng số

Nông, lâm, ngư nghiệp

Công nghiệp – xây dựng

Dịch vụ

100,0

1,7

46,7

51,6

Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh và nêu nhận xét.

Trả lời:

* Vẽ biểu đồ:

Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ

* Nhận xét:

  • Trong cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh năm 2002, tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong GDP.
  • Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất với 51,6% và ngày càng phát triển.
  • Nông,lâm,ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trọng.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Địa lí lớp 9


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com