Câu 1: Hãy điền tên vật liệu vào bảng dưới đây cho phù hợp với đặc điểm của mỗi loại vật liệu cơ khí.
Vật liệu | Đặc điểm |
rắn, chắc, dễ bị gỉ sét. | |
có tính chống ăn mòn cao, dễ gia công. | |
nhiệt độ nóng chảy thấp, nhẹ, dẻo. | |
hoá rắn ngay khi được làm nguội từ nhiệt độ gia công. | |
có độ đàn hồi cao, giảm chấn tốt, cách điện và cách âm tốt. |
Hướng dẫn trả lời:
Vật liệu | Đặc điểm |
Kim loại đen | rắn, chắc, dễ bị gỉ sét. |
Kim loại màu | có tính chống ăn mòn cao, dễ gia công. |
Chất dẻo nhiệt | nhiệt độ nóng chảy thấp, nhẹ, dẻo. |
Chất dẻo nhiệt rắn | hoá rắn ngay khi được làm nguội từ nhiệt độ gia công. |
Cao su | có độ đàn hồi cao, giảm chấn tốt, cách điện và cách âm tốt. |
Câu 2: Hãy ghi số thứ tự vào chỗ (...) trước bước công việc cần thực hiện khi đo kích thước của vật cần đo bằng thước cặp.
……………… Điều chỉnh du xích tiếp xúc với bề mặt của vật cần đo.
……………… Mở vít hãm.
……………… Đặt vật cần đo vào giữa hai mỏ của thước.
……………… Siết chặt vít hãm.
Hướng dẫn trả lời:
Công việc cần thực hiện khi đo kích thước của vật cần đo bằng thước cặp:
1. Mở vít hãm.
2. Đặt vật cần đo vào giữa hai mỏ của thước.
3. Điều chỉnh du xích tiếp xúc với bề mặt của vật cần đo.
4. Siết chặt vít hãm.
Câu 3: Em hãy nối thứ tự bước thực hiện ở cột A với công việc ở cột B để thể hiện quy trình vạch dấu trên phôi cho phù hợp.
A |
| B |
Bước 1 | Vạch các đường bao của chi tiết. | |
Bước 2 | Bôi phấn màu lên bề mặt phôi. | |
Bước 3 | Cưa theo vạch dấu. | |
| Vẽ hình dạng của chi tiết lên phôi. |
Hướng dẫn trả lời:
Quy trình vạch dấu trên phôi:
Bước 1: Bôi phấn màu lên bề mặt phôi.
Bước 2: Vẽ hình dạng của chi tiết lên phôi.
Bước 3: Vạch các đường bao của chi tiết.
Câu 4: Đánh dấu ✓ vào ô trống trước mô tả đúng về tư thế đứng khi cưa và đục.
… Tư thế đứng thẳng, thoải mái.
… Khối lượng cơ thể tập trung chủ yếu lên chân phải.
… Bàn chân trái hợp với ê tô một góc 75°.
… Bàn chân phải hợp với chân trái một góc 75°.
… Đứng ở vị trí để tạo lực đánh búa vuông góc với má kẹp ê tô.
Hướng dẫn trả lời:
Mô tả đúng về tư thế đứng khi cưa và đục:
Tư thế đứng thẳng, thoải mái.
Bàn chân phải hợp với chân trái một góc 75°.
Đứng ở vị trí để tạo lực đánh búa vuông góc với má kẹp ê tô.
Câu 5: Hãy viết chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào sau biện pháp đảm bảo an toàn lao động khi cưa và đục vật thể.
– Kiểm tra cưa trước khi sử dụng. …………….
– Đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ vật khi cưa gần đứt để vật không bị rơi. …………….
– Người lao động mang dép lê khi gia công. …………….
– Chọn búa có đầu búa tra vào cán chắc chắn. …………….
– Chọn đục còn nguyên vẹn, không bị mẻ lưỡi. …………….
– Dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi mạt cưa. …………….
– Cầm đục, búa chắc chắn, đánh búa đúng đầu đục. …………….
– Phải có lưới chắn phoi ở phía đối diện với người đục. …………….
Hướng dẫn trả lời:
– Kiểm tra cưa trước khi sử dụng. ……Đ…….
– Đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ vật khi cưa gần đứt để vật không bị rơi. …….Đ…….
– Người lao động mang dép lê khi gia công. …….S…….
– Chọn búa có đầu búa tra vào cán chắc chắn. …….Đ…….
– Chọn đục còn nguyên vẹn, không bị mẻ lưỡi. …….Đ…….
– Dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi mạt cưa. …….S…….
– Cầm đục, búa chắc chắn, đánh búa đúng đầu đục. …….Đ…….
– Phải có lưới chắn phoi ở phía đối diện với người đục. …….Đ…….
Câu 6: Thao tác đẩy dũa được thực hiện như thế nào?
A. Đẩy dũa bằng lực ấn của hai tay, nghiêng dũa đều sang hai bên.
B. Đẩy dũa không cần ấn, hai tay giữ dũa luôn thăng bằng.
C. Đẩy dũa bằng lực ấn của hai tay, giữ dũa luôn thăng bằng.
D. Đẩy dũa không cần ấn, hai tay nghiêng dũa đều sang hai bên.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án C.
Thao tác đẩy dũa: Đẩy dũa bằng lực ấn của hai tay, giữ dũa luôn thăng bằng.
Câu 7: Dựa vào hình bên, em hãy cho biết bộ truyền động bánh răng có thứ tự truyền động như thế nào?
A. Bánh dẫn quay – Trục dẫn quay – Bánh bị dẫn quay – Trục bị dẫn quay.
B. Trục dẫn quay – Bánh dẫn quay – Bánh bị dẫn quay – Trục bị dẫn quay.
C. Trục dẫn quay – Bánh dẫn quay – Trục bị dẫn quay – Bánh bị dẫn quay.
D. Trục dẫn quay – Trục bị dẫn quay – Bánh dẫn quay – Bánh bị dẫn quay.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án B.
Bộ truyền động bánh răng có thứ tự truyền động: Trục dẫn quay – Bánh dẫn quay – Bánh bị dẫn quay – Trục bị dẫn quay.
Câu 8: Hãy quan sát hình dưới đây và điền vào chỗ (...) trong bảng để so sánh các đặc điểm của cơ cấu truyền động xích và truyền động đai.
Truyền động | Truyền động xích | Truyền động đai |
Giống nhau | ||
Khác nhau |
Hướng dẫn trả lời:
Truyền động | Truyền động xích | Truyền động đai |
Giống nhau | Đều gồm một cặp đĩa xích/ bánh đai truyền chuyển động thông qua dây xích/ dây đai. Tỉ số truyền $i=\frac{n_{d}}{n_{bd}}=\frac{n_{1}}{n_{2}}$ Khi i = 1 bộ truyền giữ nguyên tốc độ, i < 1 bộ truyền giúp tăng tốc độ và khi i > 1 bộ truyền làm giảm tốc. | |
Khác nhau | Bộ truyền động đai giúp truyền chuyển động nhờ ăn khớp giữa bánh răng và xích. Không thể thay đổi khoảng cách giữa các trục | Bộ truyền động đai giúp truyền chuyển động nhờ ma sát giữa dây đai và bánh đai. Có thể thay đổi khoảng cách giữa các trục |
Câu 9: Hãy kể thêm 2 loại đồ dùng trong gia đình và nêu cơ cấu biến đổi chuyển động của chúng vào bảng dưới đây.
Đồ dùng | Cơ cấu biến đổi chuyển động |
1. Máy may đạp chân | Tay quay thanh lắc, tay quay con trượt. |
Hướng dẫn trả lời:
Đồ dùng | Cơ cấu biến đổi chuyển động |
1. Máy may đạp chân | Tay quay thanh lắc, tay quay con trượt. |
2. Tuốc năng quạt máy | Tay quay thanh lắc. |
3. Thiết bị tập đi bộ lắc tay | Tay quay thanh lắc. |
Câu 10: Tỉ số truyền i của đĩa xích xe đạp có 45 răng và đĩa líp có 15 răng là bao nhiêu?
A. 45. B. 15. C. 3. D. 1/3.
Hướng dẫn trả lời:
Tỉ số truyền i = $\frac{n_{d}}{n_{bd}}=\frac{n_{1}}{n_{2}}=\frac{45}{15}$ = 3.
Câu 11: Hãy nối ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí ở cột A với đặc điểm cơ bản của nghề ở cột B cho phù hợp.
Ngành nghề (A) |
| Đặc điểm (B) |
Kĩ sư cơ khí | Lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ và thiết bị cơ khí. | |
Kĩ thuật viên cơ khí | Thiết kế, chỉ đạo việc xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa hệ thống và thiết bị điện. | |
Thợ cơ khí | Hỗ trợ kĩ thuật để thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, bảo trì máy móc và thiết bị cơ khí. | |
| Thiết kế, tổ chức chế tạo, sửa chữa, bảo trì các loại máy móc, thiết bị cơ khí. |
Hướng dẫn trả lời:
Kĩ sư cơ khí: Thiết kế, tổ chức chế tạo, sửa chữa, bảo trì các loại máy móc, thiết bị cơ khí.
Kĩ thuật viên cơ khí: Hỗ trợ kĩ thuật để thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, bảo trì máy móc và thiết bị cơ khí.
Thợ cơ khí: Lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ và thiết bị cơ khí.
Câu 12: Người lao động trong lĩnh vực cơ khí có yêu cầu về phẩm chất như thế nào?
A. Có năng khiếu trong việc chế tạo máy móc.
B. Không sợ độ cao.
C. Có lòng nhân hậu, thương người.
D. Yêu thích động vật.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn đáp án A.
Người lao động trong lĩnh vực cơ khí cần có năng khiếu trong việc chế tạo máy móc.