Bài tập 1: Em hãy đọc câu chuyện Một ngày của Pê-chi-a và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Trả lời:
- Bà mẹ: đi làm lúc trời còn chưa sáng.
- Pê-chi-a: lười biếng và cuối cùng không làm những việc mẹ giao.
- Người công nhân lái máy cày: đã làm việc suốt ngày.
- Người công nhân lái máy liên hợp: đã gặt và đập lúa.
- Những người khác: đã đọc được rất nhiều sách trong ngày hôm nay.
Bài tập 2: Em hãy vẽ hình☺vào ô trong tranh thể hiện sự tích cực, tự giác tham gia lao động.
Trả lời:
Các bạn trong tranh đã thể hiện tích cực, tự giác tham gia lao động là vì các bạn đã tự đề xuất ý kiến để được làm việc.
Bài tập 3. Em hãy đọc tình huống và trả lời câu hỏi
Tình huống 1: Đang phụ mẹ tưới cây ngoài sân, Hoàng thấy một cô lao công mồ hôi nhễ nhại đi tới và ngồi nghỉ trước cổng nhà mình. Hoàng liền xin phép mẹ đi lấy nước cho cô uống. Mẹ Hoàng rất vui vì thấy con mình biết quý trọng người lao động.
Tình huống 2: Phượng và Hà đang chơi trong nhà thì mẹ về. Thấy mẹ chở hàng nặng, mặt đỏ bừng vì phải đi giữa trưa nắng, hai bạn thương mẹ lắm. Không ai bảo ai, cả hai cùng chạy vội ra mở cổng, phụ mẹ mang đồ vào trong nhà, rồi cùng nhau lấy khăn lau mồ hồi và lấy nước cho mẹ uống.
Các bạn Hoàng, Phượng và Hà đã thể hiện sự quý trọng người yêu lao động như thế nào?
Trả lời:
Các bạn Hoàng, Phượng và Hà đã thể hiện sự quý trọng người yêu lao động: Các bạn không cần ai nhắc nhở mà tự biết thực hiện các hành động:
- Hoàng đã biết lấy nước mời cô lao công.
- Phượng và Hà biết ra mở cổng, phụ mẹ mang đồ vào trong nhà, rồi cùng nhau lấy khăn lau mồ hồi và lấy nước cho mẹ uống.
Bài tập 4: Em hãy nối ☺với hành vi, việc làm đúng và ☹ với hành vi, việc làm sai trong việc thể hiện tích cực, tự giác trong lao động.
Trả lời:
Bài tập 5: Em hãy bày tỏ ý kiến trong những trường hợp sau:
Em có đồng tình với Bình và Kiên không? Vì sao?
Em có đồng tình với bạn Thu không? Vì sao?
Trả lời:
Bài tập 6: Em sẽ làm gì trong các tình huống dưới đây?
Tình huống 1: Bố mẹ đi làm xa, Lan sống cùng ông bà ở quê. Lan luôn tích cực, tự giác để giúp đỡ ông bà công việc nhà. Tuy nhiên, vì thương cháu nên ông bà yêu cầu Lan chỉ cần tập trung vào việc học, còn mọi việc để ông bà lo.
Nếu là Lan, em sẽ nói với ông bà thế nào?
Tình huống 2: Tiến rất tự giác và tích cực tham gia các hoạt động lao động nhưng lại thường bỏ bê việc học dẫn đến kết quả học tập sa sút. Bố mẹ biết chuyện nên không muốn cho Tiến tham gia các hoạt động lao động này nữa.
Nếu là Tiến, em sẽ làm gì?
Trả lời:
Tình huống 1: Nếu là Lan, em sẽ nói với ông bà: Những công việc này nằm trong khả năng của cháu, cháu có thể tự làm được. Cháu hứa sẽ làm việc nhà mà không làm ảnh hưởng đến việc học ạ.
Tình huống 2: Nếu là Tiến, em sẽ cố gắng chăm chú học bài hơn nữa để có kết quả tốt. Và xin phép bố mẹ tiếp tục tham gia các hoạt động lao động và hứa là sẽ không bỏ bê việc học nữa.
Bài tập 7: Em hãy viết một đoạn văn chia sẻ với các bạn về tấm gương lao động tích cực, tự giác mà em biết.
Trả lời:
Mình muốn kể cho các bạn nghe về một bạn cùng lớp của mình, tên là An. An là một bạn học siêng năng và chăm chỉ lắm đó. Mỗi khi có bài tập về nhà, An luôn là người đầu tiên hoàn thành và nộp đúng hẹn.
An cũng rất tự giác trong việc học tập. Cô giáo chỉ dạy một chút, nhưng An lại tự ngồi mở sách ra học thêm. Mỗi khi gặp khó khăn, An sẵn sàng hỏi cô giáo hoặc bạn bè để hiểu rõ hơn. Nhờ sự cố gắng này, An luôn đạt được điểm cao trong các kỳ thi.
Ngoài ra, An còn giúp đỡ các bạn khác trong lớp. Khi có bạn không hiểu bài, An sẵn sàng giải thích và chia sẻ kiến thức của mình. An luôn lắng nghe và hỗ trợ bạn bè khi cần.
Tấm gương lao động tích cực và tự giác của An đã truyền cảm hứng cho mọi người trong lớp. Mình rất tự hào và mong muốn học tập theo An để trở thành một học sinh giỏi và giúp đỡ bạn bè như An đã làm.
Bài tập 8. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tham gia lao động của em trong gia đình theo gợi ý dưới đây:
Trả lời:
Tên công việc của gia đình | Việc em có thể tham gia | Thời gian thực hiện | Kết quả |
Vệ sinh nhà cửa | Rửa bát, đĩa, cốc chén, quét nhà, nhỏ cỏ sau vườn. | - Sau các bữa cơm. - Sáng ngủ dậy trước khi đi học - Có thời gian rảnh | Được bố mẹ khen |
Chăm em | Bế em, chơi với em | Vào thời gian rảnh | Em đã giúp mẹ có thời gian làm việc khác |