Giải sách bài tập Đạo đức 4 cánh diều bài 8: Bảo vệ của công

Hướng dẫn giải bài 8: Bảo vệ của công SBT Đạo đức 4 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1. Em hãy quan sát ảnh và thực hiện các yêu cầu sau:

  1. Viết tên các công trình công cộng trong các hình ảnh dưới đây và giới thiệu ngắn gọn các công trình công cộng đó

Viết tên các công trình công cộng trong các hình ảnh dưới đây và giới thiệu ngắn gọn các công trình công cộng đóViết tên các công trình công cộng trong các hình ảnh dưới đây và giới thiệu ngắn gọn các công trình công cộng đó

  1. Hãy nêu 1 số việc làm để bảo vệ công trình công cộng.

Hướng dẫn trả lời:

  1.  

  • Tranh 1: Cố đô Huế - Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể kiến trúc cố đô Huế là những di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa

  • Tranh 2: Trường học - Trường học là nơi chúng ta học hỏi những lời hay ý đẹp

  • Tranh 3: Thảo cầm viên - Thảo Cầm Viên là công viên bảo tồn động vật - thực vật tọa lạc tại thành phố Hồ Chí Minh, đối diện Dinh Độc Lập. Hiện nay, Thảo Cầm Viên Sài Gòn đang nuôi dưỡng hơn 1.300 động vật thuộc 125 chủng loài, với nhiều loài thuộc loại quý hiếm.

  • Tranh 4: Bảo tàng chứng tích chiến tranh - Bảo tàng chuyên nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và trưng bày về chứng tích tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Qua đó Bảo tàng kêu gọi công chúng nêu cao ý thức chống chiến tranh phi nghĩa, bảo vệ hòa bình và tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trên thế giới.

  1. Một số việc cần làm để bảo vệ công trình công cộng:

- Khi đến tham quan các công trình công cộng không được vứt rác bừa bãi. 

- Không tự tiện chạm vào những hiện vật khi không được phép.

- Không vẽ bậy 

Bài tập 2. Em hãy nối tranh vẽ với ô chữ sao cho phù hợp và trả lời câu hỏi

Bài tập 2. Em hãy nối tranh vẽ với ô chữ sao cho phù hợp và trả lời câu hỏi

  1. Hãy kể thêm các biểu hiện bảo vệ của công

  2. Vì sao phải bảo vệ của công?

Hướng dẫn trả lời:

  • Tranh 1: Bảo vệ cây xanh

  • Tranh 2: Không sờ vào hiện vật

  • Tranh 3: Tiết kiệm điện

  • Tranh 4: Tiết kiệm nước

  1. Biểu hiện bảo vệ của công:

  • Tưới nước cho cây trồng trên vỉa hè trước nhà.

  • Không khạc nhổ bừa bãi

  • Không vẽ bậy lên tường, bàn ghế

  • Không xả rác nơi công cộng

  • Không ngắt hoa trong công viên

  1. Phải bảo vệ của công vì: để giữ gìn tài sản cho đất nước, tránh gây hỏng hóc, lãng phí.

Bài tập 3. Em hãy đọc câu chuyện Đẹp mà không đẹp và trả lời các câu hỏi dưới đây.

a. Việc làm của Hùng đã gây ra tác hại gì?

b. Hãy kể thêm các hành vi không biết bảo vệ của công trong trường học và đưa ra biện pháp để ngăn chặn hành vi đó.

Hướng dẫn trả lời:

a. Việc làm của Hùng đã gây ra tác hại: bức tường của nhà trường đã bị vẽ bẩn.

b. Kể thêm các hành vi không biết bảo vệ của công trong trường học và đưa ra biện pháp để ngăn chặn hành vi đó:

- Dùng bút vẽ bậy lên bàn ghế trên lớp học. 

- Biện pháp: Đưa ra nội quy lớp học: "Nếu phát hiện học sinh nào vẽ bẩn lên bàn ghế sẽ bị hạ hạnh kiểm"

Bài tập 4. Em hãy đánh dấu X vào ô đồng tình hoặc không đồng tình với các hành vi dưới đây và giải thích tại sao.

a. Tài luôn nhớ tắt máy vi tính sau khi sử dụng ở phòng thực hành tin học.

b. Dũng luôn nhớ cất dụng cụ thể thao sau khi kết thúc buổi học thể dục.

c. Nam và một vài bạn nhà bã kẹo cao su lên ghế ngồi ở sân vận động khi xem bóng đá.

d. Huệ cùng các bạn tham gia dọn vệ sinh ở bãi biển nhằm góp phần bảo vệ môi trường.

e. Bình và nhóm bạn rủ nhau ra xem các anh ném đá vào tàu hỏa chạy ngang qua.

g. Lâm luôn để sách lên kệ đúng nơi quy định ở thư viện sau khi đã mượn sách để đọc.

Hướng dẫn trả lời:

a. X (đồng tình)

Giải thích: Tài việc tắt máy vi tính sau khi sử dụng ở phòng thực hành tin học là hành vi đúng và đồng tình. Việc tắt máy sau khi sử dụng giúp tiết kiệm năng lượng và duy trì an toàn cho thiết bị.

b. X (đồng tình)

Giải thích: Dũng việc cất dụng cụ thể thao sau khi kết thúc buổi học thể dục là hành vi đúng và đồng tình. Bằng cách cất dụng cụ sau khi sử dụng, Dũng giúp duy trì trật tự và an toàn trong phòng thể dục.

c. (không đồng tình)

Giải thích: Hành vi của Nam và một vài bạn nhà bã kẹo cao su lên ghế ngồi ở sân vận động khi xem bóng đá là không đồng tình. Việc làm này là vi phạm quy tắc và làm ô nhiễm môi trường, gây bẩn ghế ngồi và tạo ra một cảnh quan không đẹp.

d. X (đồng tình)

Giải thích: Hành vi của Huệ và các bạn tham gia dọn vệ sinh ở bãi biển nhằm góp phần bảo vệ môi trường là hành vi đúng và đồng tình. Bằng việc dọn vệ sinh, họ giúp duy trì vệ sinh và đảm bảo sạch sẽ cho bãi biển, góp phần bảo vệ môi trường và tạo môi trường sống tốt hơn.

e. (không đồng tình)

Giải thích: Hành vi của Bình và nhóm bạn rủ nhau ra xem các anh ném đá vào tàu hỏa chạy ngang qua là không đồng tình. Việc ném đá vào tàu hỏa là hành vi nguy hiểm, có thể gây hư hỏng và gây nguy hiểm cho người khác. Đây là hành vi không an toàn và không đúng.

g. X (đồng tình)

Giải thích: Lâm việc để sách lên kệ đúng nơi quy định ở thư viện sau khi đã mượn sách để đọc là hành vi đúng và đồng tình. Bằng cách đặt sách đúng vị trí, Lâm giúp duy trì trật tự trong thư viện và giúp người khác dễ dàng tìm sách mình cần.

Bài tập 5. Em hãy đưa ra lời khuyên phù hợp cho các tình huống sau:

Tình huống 1: Thấy hoa phượng ở công viên gần nhà đang nở đỏ rực, Lan rủ Huệ bẻ vài cành để đem về nhà.

Nếu là Huệ, em sẽ khuyên Lan điều gì?

Tình huống 2: Trường tổ chức cho học sinh khối lớp 4 đi tham quan bảo tàng. Nam rủ Bảo trèo lên trống đồng để chụp ảnh.

Nếu là Bảo, em sẽ khuyên Nam điều gì?

Tình huống 3: Đang đi thang máy trong chung cư, một nhóm bạn liên tục đùa nghịch, bấm vào bảng điều khiển.

Nếu cùng ở trong thang máy, em sẽ khuyên các bạn điều gì?

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1: Nếu là Huệ, em sẽ khuyên Lan không nên làm như vậy vì đó là hành vi phá hoại của công.

Tình huống 2: Nếu là Bảo, em sẽ khuyên Nam không được phép trèo lên hiện vật trưng bày trong bảo tàng

Tình huống 3: Nếu cùng ở trong thang máy, em sẽ khuyên các bạn dừng ngay hành động bấm vào bảng điều khiển vì như vậy có thể gây hỏng hóc hoặc bất tiện cho người sử dụng thang máy.

Bài tập 6. Em sẽ làm gì trong các tình huống dưới đây?

Tình huống 1: Đang đọc sách trong thư viện, thấy một số hình ảnh mà mình rất thích, Toàn nói với Minh: “Đẹp quá! Tớ sẽ cắt mang về, chắc không ai biết đâu. ”.

Nếu là Minh, em sẽ làm gì?

Tình huống 2: Hôm nay, cả lớp đi tham quan công viên Bách Thỏo, một số bạn trải giấy, báo lên cỏ để ngồi. Chợt Tâm phát hiện bên cạnh có biển cấm "Không giẫm lên bãi cỏ."

Nếu là Tâm, em sẽ làm gì?

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1: Nếu là Minh, em sẽ nhắc nhở Toàn không được thực hiện hành vi cắt hình ảnh mang về vì như vậy là đang phá hoại của công.

Tình huống 2: Nếu là Tâm, em sẽ ngay lập tức bảo các bạn ấy đi ra khỏi bãi cỏ.

Bài tập 7. Em hãy liệt kê các việc mà bạn bè, người thân cần làm để thực hiện bảo vệ của công

  • Không vẽ bậy lên tường

  • Không xả rác bừa bãi

  • Không giẫm lên cỏ trong công viên, không ngắt hoa

  • Tuyên truyền bảo vệ của công

  • Tiết kiệm nước

Bài tập 8. Hãy thiết kế một thông điệp để tuyên truyền về việc bảo vệ của công ở trường em và chia sẻ với bạn bè để cùng thực hiện.

Hướng dẫn trả lời:

Trả lời:

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập đạo đức 4 cánh diều, Giải SBT đạo đức 4 CD bài 8, Giải sách bài tập đạo đức CD bài 8: Bảo vệ của công

Xem thêm các môn học

Giải SBT đạo đức 4 cánh diều

CHỦ ĐỀ: CẢM THÔNG, GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN

CHỦ ĐỀ: THIẾT LẬP VÀ DUY TRÌ QUAN HỆ BẠN BÈ


Copyright @2024 - Designed by baivan.net