Giải SBT cánh diều giáo dục công dân 7 bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa trang 11. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ có bài học tốt hơn.

Câu 1. Quan sát các hình ảnh về di sản văn hoá dưới đây và cho biết:

– Tên của di sản văn hoá?

– Đây là di sản văn hoá vật thể hay phi vật thể?

– Đây là di sản văn hoá của Việt Nam hay di sản văn hoá thế giới ở Việt Nam?

Giải SBT cánh diều giáo dục công dân 7 bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa

Trả lời:

Ảnh 1: Phố cổ Hội An

Ảnh 2: Vịnh Hạ Long

Ảnh 3: Cồng chiêng Tây Nguyên

Ảnh 4: Đàn Tranh

Ảnh 5: Bến nhà Rồng

Ảnh 6: Quan họ Bắc Ninh

Ảnh 7: Tháp Chàm

Ảnh 8: Cây đa

- Đây là các di sản văn hoá vật thể.

- Đây là các di sản văn hoá của Việt Nam.

Câu 2. Những di sản văn hoá nào dưới đây là di sản văn hoá vật thể hay di sản văn hoá phi vật thể?

Tên di sản văn hoá

 

Di sản văn hoá vật thể

Di sản văn hoá phi vật thể

1. Khu di tích lịch sử Đền Hùng

 

 

2. Đờn ca tài tử Nam Bộ

 

 

3. Văn Miếu – Quốc Tử Giám

 

 

4. Khu Di tích Mỹ Sơn

 

 

5. Hát chèo

 

 

6. Nhã nhạc Cung đình Huế

 

 

7. Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam

 

 

8. Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ

 

 

9. Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh

 

 

10. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

 

 

11. Chùa Một Cột

 

 

11. Chùa Một Cột

 

 

Trả lời:

Tên di sản văn hoá

 

Di sản văn hoá vật thể

Di sản văn hoá phi vật thể

1. Khu di tích lịch sử Đền Hùng

 x

 

2. Đờn ca tài tử Nam Bộ

 

 x

3. Văn Miếu – Quốc Tử Giám

 x

 

4. Khu Di tích Mỹ Sơn

 x

 

5. Hát chèo

 

 x

6. Nhã nhạc Cung đình Huế

 

 x

7. Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam

 x

 

8. Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ

 

 x

9. Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh

 

 x

10. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

 

 

11. Chùa Một Cột

 x

 

12. Vọng cổ

 x

 

 

Câu 3. Những hành vi, việc làm nào dưới đây là vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Tham quan di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh.

B. Buôn bán cổ vật quốc gia.

C. Nghe bài hát dân ca của các vùng miền.

D. Chê bai trang phục dân tộc là lạc hậu.

E. Giao cổ vật do mình tìm thấy cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

G. Viết, vẽ lên di tích lịch sử – văn hoá.

H. Để nguyên vật liệu xây dựng trước cổng đền thờ.

Trả lời:

B. Buôn bán cổ vật quốc gia.

D. Chê bai trang phục dân tộc là lạc hậu.

G. Viết, vẽ lên di tích lịch sử – văn hoá.

H. Để nguyên vật liệu xây dựng trước cổng đền thờ.

Câu 4. Hãy nêu tên 5 di sản văn hoá quốc gia của Việt Nam và 5 di sản văn hoá ở Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Di sản văn hoá quốc gia

Di sản văn hoá thế giới Việt Nam

1.

1.

2.

2.

3.

3.

4.

4.

5.

5.

Trả lời:

Di sản văn hoá quốc gia

Di sản văn hoá thế giới Việt Nam

1. Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam

1. 

Quần thế di tích Cố đô Huế

2. Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

2. Vịnh Hạ Long

3. Dân ca Quan họ Bắc Ninh 

3. Phong Nha - Kẻ Bàng

4. Hát Ca trù

4. Thành nhà Hồ

5. Hát Xoan ở Phú Thọ

5. Hoàng thành Thăng Long

Câu 5. Hành vi, biểu hiện nào dưới đây là góp phần bảo vệ di sản văn hoá? Giải thích vì sao.

Giải SBT cánh diều giáo dục công dân 7 bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa

 

Giải SBT cánh diều giáo dục công dân 7 bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa

Trả lời:

Những hành vi, biểu hiện góp phần bảo vệ di sản văn hóa: Ảnh 1, 3, 4.

Ảnh 1 và 4: Người dân đang dọn sạch môi trường tại những nơi là di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Việt Nam.

Ảnh 3: Những người nghệ sĩ đang góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của di sản văn hóa phi vật thể. 

Câu 6. Đọc thông tin "Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên"

a. Cồng chiêng Tây Nguyên gắn bó với con người Tây Nguyên như thế nào?

b. Không gian văn hoa Cồng chiêng Tây Nguyên có ý nghĩa như thế nào đối với đồng bào các dân tộc và xã hội Tây Nguyên?

Trả lời:

a. Cồng chiêng xuất hiện trên mảnh đất Tây Nguyên chan hoà nắng gió từ bao giờ không ai rõ. Nó như mạch nước ngầm thấm đẫm hơi thở cuộc sống.

b. Theo quan niệm của người Tây Nguyên, cồng chiêng là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu của con người với thế giới siêu nhiên. Nó được coi là biểu hiện cho tài sản, quyền lực, sự an toàn trong mỗi gia đình và cộng đồng. Trai qua năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hoá đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên. Những âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hoà quyện với tiếng suối, tiếng gió và tiếng lòng, đã sống mãi cùng đất trời và con người Tây Nguyên

Câu 7:

a) Em nhận xét thế nào về hành vi, việc làm xếp gạch và xi măng trước cửa đền

b) Nếu được có ý kiến, em có thể nói gì với người thực hiện hành vi, việc làm trên?

Trả lời:

a. Việc làm này làm xấu đi vẻ đẹp truyền thống của ngôi đền thờ.

b. Em sẽ báo cho cơ quan chức năng cho họ biết, và để làm việc về người có hành động như vậy

Câu 8. 

Có ý kiến cho rằng, trong các di sản văn hoá vật thể, chỉ cần bảo vệ di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh, vì đây là nơi có nhiều khách du lịch đến tham quan, mang lại nguồn lợi kinh tế; còn các di vật, bảo vật quốc gia thì không cần bảo vệ, vì những đồ vật này không sử dụng được trong cuộc sống, không mang lại lợi ích kinh tế. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Trả lời:

Em không đồng tình với quan điểm trên vì những di sản văn hóa phi vật thể vẫn đang góp phần làm dày thêm lịch sử và nền văn hóa của Việt Nam. Dì là những đồ vật sử dụng được hay không, tham quan, ngắm cảnh được hay không, nhưng đã là một phần của Việt Nam thì chúng ta phải luôn bảo vệ, tôn trọng và phát triển.

Câu 9. 

Chủ nhật vừa qua lớp em tổ chức một buổi sinh hoạt tập thể, đi tham quan Bến tàu không số Hải Phòng. Đa số các bạn trong lớp đều rất hào hứng khi được tham quan di tích lịch sử – văn hoá này. Tuy vậy, vẫn có mấy bạn không tham gia, vì cho rằng học sinh không có trách nhiệm phải hiểu biết về di sản văn hoá, nên không cần thiết phải tham quan.

a) Em nhận xét thế nào về ý thức của các bạn không đi tham quan Bến tàu không số Hải Phòng?

b) Theo em, học sinh trung học có cần tìm hiểu về di sản văn hoá của đất nước hay không? Vì sao?

Trả lời:

a. Các bạn không tham gia buổi sinh hoạt tập thể ấy là những bạn chưa có ý thức về bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử của quê hương. 

b. Theo em, học sinh trung học rất cần tìm hiểu về di sản văn hóa của đất nước. Vì một người dân Việt Nam, chúng ta phải có ý thức hiểu biết về nền văn hóa dân tộc. Hơn nữa, các em đang là học sinh, cần có nhiều kiến thức nền tảng đa lĩnh vực để phục vụ cho việc học tập hiện tại và trong tương lai.

Câu10. 

Khi tranh luận về di sản văn hoá của dân tộc, các bạn lớp T có các ý kiến khác nhau. Theo em, những ý kiến nào sau đây là đúng? (Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Di sản văn hoá là bất kì bài hát, điệu múa, làn điệu dân ca nào.

B. Di sản văn hoá của dân tộc nói chung là những phong tục, tập quán, các món ăn hằng ngày.

C. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm do các thế hệ trước tạo ra, được lưu truyền đến các thế hệ sau, có giá trị đối với đất nước.

D. Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp do con người làm ra.

E. Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp do thiên nhiên tạo ra như vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng,...

G. Di sản văn hoá vật thể quan trọng hơn di sản văn hoá phi vật thể.

H. Di sản văn hoá nào cũng có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước, con người và xã hội.

Trả lời:

C. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm do các thế hệ trước tạo ra, được lưu truyền đến các thế hệ sau, có giá trị đối với đất nước.

E. Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp do thiên nhiên tạo ra như vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng,...

H. Di sản văn hoá nào cũng có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước, con người và xã hội.

Câu 11. 

Một tấm bia Di tích lịch sử – văn hoá quốc gia đường Hồ Chí Minh đã bị các quán ăn, nhà hàng lấn chiếm đất, tiến sát đến chân công trình; tệ hơn nữa, các thông tin trên tấm bia đã bị đục xoá. Điều này đã làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, làm mất vẻ trang nghiêm, biến dạng hoàn toàn di tích lịch sử – văn hoá quốc gia này.

a) Em nhận xét thế nào về hành vi lấn chiếm đất Khu di tích lịch sử – văn hoá quốc gia trên đường Hồ Chi Minh?

b) Nếu được góp ý, em có thể nói gì với những người có hành vi này?

Trả lời:

a. Đây là một hành vi đáng bị xã hội lên án và phải được xử lý theo quy định của pháp luật.

b. Em sẽ nói về hậu quả của mà các quán ăn, nhà hàng ở khu vực đó đang vô tình để lại. Ngoài ra, hành động của những người đó là sự vi phạm pháp luật, làm xấu đi cảnh quan của đất nước Việt Nam.

Câu 12.  Em hãy sưu tầm, tìm hiểu và kể lại một di sản văn hoá ở quê mình hoặc ở nơi khác theo gợi ý:

– Tên, sự tích (tóm tắt) của di sản văn hoá.

– Ý nghĩa của di sản văn hoá đối với quê hương, đất nước.

– Tình hình giữ gìn, bảo tồn và hát huy giá trị của di sản văn hoá.

Trả lời:

Hội An là một thị xã cổ của người Việt, nằm bên bờ sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam.Khi xưa nơi đây đã có một thời nổi tiếng trên thương trường quốc tế với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Italia… đã biết đến từ thế kỷ 16, 17. Thời đó, thương cảng Hội An đã thịnh vượng và là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á, một trong những trạm đổ chính của thương thuyền vùng Viễn Đông. Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam và hiếm có trên thế giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ... Các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hóa với các nước phương Đông và phương Tây.

Câu 13. Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về các lễ hội, các danh lam thắng cảnh, các địa danh gắn với di sản văn hoá của đất nước.

1. Bắc Cạn có suối đãi vàng

Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh​

2. Cổ Đô tốt đất cao nền

Ai đi đến đó cũng quên ngày về.​

3. Chuồn chuồn bay thấp bay cao

Bay ra ngoài Huế, bay vào Phú Yên​

4. Ai về Nhượng Bạn thì về

Gạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn.​

5. Bóng đèn là bóng đèn hoa

Ai về vùng Bưởi với ta thì về

Vùng Bưởi có lịch có lề

Có sông tắm mát cò nghề seo can​

Câu 14. Là công dân – học sinh, em đã và sẽ làm gì để góp phần bảo vệ di sản văn hoá?

- Tuyên truyền về những giá trị mà các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã và đang mang lại cho đất nước.

- Tổ chức dọn dẹp các khu di tích, những địa danh được UNESCO công nhận và di sản văn hóa.

- Không vứt rác, xả rác bừa bãi tại những nơi di sản văn hóa.

- Phát huy và bảo tồn những giá trị của di sản văn hóa phi vật thể.

Tìm kiếm google: Giải SBT Giáo dục công dân 7 Cánh diều; SBT Giáo dục công dân 7 Cánh diều; Giải SBT Giáo dục công dân 7 Cánh diều bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com