Giải SBT cánh diều giáo dục công dân 7 bài 4: Học tập tự giác và tích cực

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 4: Học tập tự giác và tích cực trang 22 . Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ có bài học tốt hơn.

Câu 1. Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết hình ảnh biểu hiện học tập tự giác, tích cực. Em hãy phân tích ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực được thể hiện ở mỗi hình ảnh đó.

Giải SBT cánh diều giáo dục công dân 7 bài 4: Học tập tự giác và tích cực

Trả lời:

Hình ảnh biểu hiện học tập tự giác, tích cực: Ảnh 1,2,4,5,6

Phân tích:

Ảnh 1: Bạn nam trong ảnh đã tự giác ôn tập bài cũ để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.\

Ảnh 2: Sau khi học xong bài học, nhóm bạn đã vận dụng vẽ mô hình để có thể hiểu bài hơn.

Ảnh 4: Các bạn trong lớp đã có sự chuẩn bị bài trước nên khi cô gọi, các bạn đều xung phong trả lời.

Ảnh 5: Bạn nam đã làm bài tập về nhà trước khi đến lớp.

Ảnh 6: Đến giờ học, bạn nam đã tự giác ngồi học bài.

Câu 2. Hãy liệt kê các việc làm cụ thể biểu hiện học tập tự giác, tích cực theo bảng dưới đây:

Các nhiệm vụ học tập

Việc làn cụ thể biểu hiện học tập tự giác, tích cực

1.     

Trong giờ học trên lớp

 

2.     

Khi tực học ở nhà

 

3.     

Chuẩn bị học ở nhà

 

4.     

Các bài tập của cá nhân

 

5.     

Các bài tập của nhóm 

 

 

Trả lời:

Các nhiệm vụ học tập

Việc làm cụ thể biểu hiện học tập tự giác, tích cực

1.     Trong giờ học trên lớp

 Giơ tay phát biểu ý kiến

2.     Khi tự học ở nhà

 Soạn bài và làm bài ngay tại nhà

3.     Chuẩn bị học ở nhà

 Lên kế hoạch ôn tập

4.     Các bài tập của cá nhân

 Hoàn thành trước 10h tối

5.     Các bài tập của nhóm 

 Họp bài và đưa rá kế hoạch thực hiện

Câu 3. Em hãy liệt kê 5 biểu hiện của học tập tự giác, tích cực và 5 biểu hiện chưa tự giác, tích cực học tập.

Học tập tự giác, tích cực 

Chưa tự giác, tích cực hạc tập

1.

1.

2.

2.

3.

3.

4.

4.

5.

5.

Trả lời:

Học tập tự giác, tích cực 

Chưa tự giác, tích cực học tập

1. Luôn hoàn thành bài tập đúng giờ

1. Luôn để bố mẹ nhắc nhở mới học bài

2. Không để bố mẹ nhắc mới ngồi vào bài học 

2. Nộp bài tập muộn so với giờ quy định

3. Luôn chủ động soạn bài, chuẩn bị bài tập

3. Không bao giờ chủ động phát biểu

4. Giơ tay phát biểu ý kiến

4. Không có ý thức chép bài

5. Hỏi bài khó với giáo viên

5. Thi đến nơi mới học

Câu 4. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Chỉ các bạn học giỏi mới cần tự giác, tích cực trong học tập.

B. Khi thầy cô giao bài tập, chỉ cần làm đủ, không cần phải đúng.

C. Học sinh tự giác, tích cực sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.

D. Xác định mục tiêu học tập rõ ràng là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

E. Phải đặt ra mục tiêu học tập thật cao để có động lực phấn đấu.

G. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta đạt được kết quả và mục tiêu đã đề ra.

Trả lời:

Em đồng tình với các ý kiến:

C. Học sinh tự giác, tích cực sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.

D. Xác định mục tiêu học tập rõ ràng là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

E. Phải đặt ra mục tiêu học tập thật cao để có động lực phấn đấu.

G. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta đạt được kết quả và mục tiêu đã đề ra.

Vì các bạn học sinh tự giác trong học tập sẽ luôn đạt kết quả tốt. Học tập đạt kết quả tốt sẽ làm cho gia đình và nhà trường tự hào vì đã có một học sinh ngoan, gương mẫu. 

Câu 5. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

CON GÁI NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIÀNH HỌC BỔNG CỦA ĐẠI HỌC HARVARD, MỸ

Trần Thị Diệu Liên sinh ra trong gia đình nghèo khó, mẹ làm lao công, song Liên luôn nỗ lực học tập hết mình. Nhà nghèo, chuyện ăn, học, quần áo của Liên lúc nào cũng thua thiệt chúng bạn ở lớp, ở trường nhưng không lúc nào Liên ca thán hay tự ti mà luôn năng nổ, chăm học. Kết quả sau 12 năm miệt mài đèn sách, Liên đã đoạt học bổng trị giá hơn 300 000 USD (gần 7 tỉ đồng) của Đại học Harvard, Mỹ.

Ánh mắt đượm buồn xen lẫn niềm tự hào, bố Liên kể, từ hồi học mẫu giáo đến tận lớp 12, năm nào con gái đầu lòng cũng đạt danh hiệu Học sinh Giỏi. Liên kể, hồi học trung học phổ thông, em xin phép bố mẹ đi dạy tiếng Anh ở các Mái ấm tình thương cho trẻ khuyết tật sau giờ học trên lớp. Việc làm từ thiện này xuất phát từ lời căn dặn của bố mẹ là phải biết chia sẻ, thương yêu những người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình. Mỗi năm học, cô bé mang nhiều tấm giấy khen và dán khắp nhà. Đến khi bức tường bé xíu của căn nhà không đủ chỗ dán nữa, bố của Liên xếp những tấm giấy khen thành xấp đóng lên giá sách. Chỉ tay về bức tường treo đầy giấy khen, huy chương của con gái, mẹ Liên nói: “Mỗi lần mệt mỏi vì công việc hay tủi thân vì hoàn cảnh nghèo khó, nhìn lên bức tường này là tôi quên hết tất cả”. Nói đến đây, mẹ Liên lại chực khóc. “Gặp phụ huynh khác hay hàng xóm, ai cũng khen con mình khiến tôi cảm thấy thơm lây. Mình làm lao công mà có con học giỏi nên ai cũng thương”, mẹ Liên sụt sùi. Liên thổ lộ, con đường du học mà em quyết theo đuổi không phải là duy nhất để đến thành công. “Em đeo đuổi học bổng du học vì muốn khám phá thêm thế giới, học hỏi được nhiều điều mới lạ”, Liên nói. Trước ngày sang Mỹ, hành trang lớn nhất nữ sinh này mang theo là nghị lực và tính tự lập được rèn luyện suốt mười mấy năm qua.

(Theo Mạnh Tùng, vnexpress.vn, ngày 17/7/2016)

a) Theo em, vì sao chị Diệu Linh đạt được những thành tích xuất sắc trong học tập?

b) Ý thức tự giác, tích cực trong học tập của chị Diệu Liên có ý nghĩa gì đối với bản thân, gia đình và xã hội?

Trả lời:

a. Vì Diệu Liên luôn tự tin, và vượt lên bằng chính nỗ lực của bản thân

b.Ý thức tự giác và tích cực trong học tập của chị Diệu Linh có ý nghĩa quan trọng, tự hào đối với gia đình và xã hội

Câu 6.

Trong giờ học trên lớp, nhóm em được giao một nhiệm vụ học tập. Trong khi các bạn khác đang tích cực thảo luận, H ngồi làm việc riêng. Khi các bạn nhắc nhở, H nói rằng chỉ cần đại diện một bạn trong nhóm thực hiện nhiệm vụ này.

a) Em hãy nhận xét hành vi, việc làm của bạn H.

b) Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên bạn H như thế nào?

Trả lời:

a. H làm vậy là chưa chú tâm đến việc chung của cả nhóm

b. Em sẽ khuyên H hãy tích cực tham gia cùng với mọi người.

Câu 7. Em hãy đọc đoạn hội thoại dưới đây và trả lời câu hỏi:

Nhóm của Lan thảo luận về chủ đề học tập tự giác, tích cực. Một vài ý kiến được đưa ra như sau:

Lan: Tớ cho rằng hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ học tập thầy cô giáo giao là học tập tự giác, tích cực.

Mai: Nói như Lan cũng đúng nhưng chưa đủ, mình nghĩ là chúng ta còn cần phải vận dụng những điều thầy cô dạy vào trong cuộc sống nữa. Đó mới là ý nghĩa thực sự của việc học tập  mẹ Hưng: Mình thấy ngày nào cũng có đống bài tập, khi nào thầy cô, bố nhác nhở mình hoàn thành cũng không sao.

a) Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào? Vì sao? 

b) Theo em, làm thế nào để mỗi học sinh có thể tự giác, tích cực hoàn thành các nhiệm vụ học tập của mình?

Trả lời:

a. Em tán thành với ý kiến của bạn Lan và bạn Mai. Bởi học tập trên cơ sở tự giác sẽ giúp chúng ta thu nhập nhiều kiến thức tốt và áp dụgn được vào cuộc sống.

b. Theo em, để học sinh có ý thức học tập đó chính là: luôn đề ra các kế hoạch cho bản thân.

Câu 8. Có ý kiến cho rằng, học sinh không nên tham gia vào các nhiệm vụ học tập chung của nhóm vì như vậy sẽ làm mất đi sự tự giác của mỗi cá nhân. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên? Vì sao?

Trả lời:

Em không đồng tình với ý kiến trên, bởi khi tham gia vào các bài tập chung chúng ta sẽ học được nhiều điều từ các thành viên trong nhóm hơn.

Câu 9. Hãy sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về học tập tự giác, tích cực và viết một đoạn văn ngắn chia sẻ hiểu biết của em về ý nghĩa của một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn mà em tâm đắc nhất. 

Trả lời: 

“Học là học để làm người

Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi"

“Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài

Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi”

Câu 10. Em hãy kể lại một tấm gương học tập tự giác, tích cực mà em biết và chia sẻ theo gợi ý:

– Tóm tắt về tấm gương học tập tự giác, tích cực mà em biết.

– Những biểu hiện cụ thể của học tập tự giác, tích cực của tấm gương đó là gì?

- Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?

Trả lời:

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự và tự hào đối với mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người Việt Nam.

Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, qua đó để giáo dục, rèn luyện mình, xứng đáng là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, là “người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.

Câu 11. Em hãy tự nhận xét, liên hệ bản thân mình về việc tự giác, tích cực trong học tập. Biểu hiện như thế nào?

Câu hỏi

Trả lời

1. Mục tiêu học tập của em trong năm học này là gì?

 

2. Em đã sử dụng những phương pháp học tập nào?

 

3. Khi gặp bài tập khó, em thường làm gì?

 

4. Bố mẹ em có thường xuyên phải nhắc nhở em hoàn thành bài tập ở nhà không?

 

5. Em đã vận dụng kiến thức bài học để áp dụng vào cuộc sống chưa?

 

6. Khi em cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình, em cảm thấy như thế nào?

 

7. Khi em tự giác, tích cực học tập để đạt được mục tiêu đã đề ra, gia đình, thầy cô và bạn bè động viên, khuyến khích em như thế nào?

 

 

Tìm kiếm google: Giải SBT Giáo dục công dân 7 Cánh diều; SBT Giáo dục công dân 7 Cánh diều; Giải SBT Giáo dục công dân 7 Cánh diều bài 4: Học tập tự giác và tích cực

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com