Giải SBT chân trời sáng tạo giáo dục công dân 7 bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương trang 4 . Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ có bài học tốt hơn.

CỦNG CỐ

Bài tập 1: Em hiểu thế nào là tự hào về truyền thống quê hương? Ý nghĩa của việc tự hào về truyền thống quê hương.

Trả lời:

- Truyền thống quê hương là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng dất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Ý nghĩa: Để làm đa dạng, giàu đẹp nền văn hoá của dất nước, quảng bá với bạn bè thế giới.

Bài tập 2. Em hãy kể tên một số truyền thống đáng tự hào của quê hương.

Trả lời:

- Truyền thống hiếu học

- Truyền thống ăn trầu cau

- Truyền thống tôn sư trọng đạo

Bài tập 3. Em hãy nêu một vài biểu hiện đúng và chưa đúng của việc tự hào.

Trả lời:

Đúng:

- Giữ gìn sạch sẽ những nơi truyền thống

- Luôn vui vẻ kể về những điều mình tự hào

Chưa đúng:

- Nói tục chửi bậy những nơi truyền thống

Bài tập 4. Em cần làm gì để thể hiện lòng tự hào về truyền thống quê hương?

Trả lời:

Để thể hiện tình yêu quê hương, em sẽ:

  • Cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành một công dân tốt trong xã hội
  • Giữ gìn và bảo vệ những truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.
  • Vệ sinh khu phố mình đang ở cũng như xung quanh, hạn chế thả rác bừa bãi
  • Tuyên truyền việc tốt để các bạn nhỏ và mọi người thể hiện tình yêu quê hương đất nước.....

Bài tập 5. Em hãy trình bày suy nghĩ về câu hát sau:

“Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người".

(Quê Hương, Giáp Văn Thạch)

Trả lời:

Con người ta không thể có hai quê hương cũng như không thể có hai người mẹ. Mảnh đất quê hương yêu dấu mà nơi ấy cho ta hạt gạo ta ăn, ngụm nước ta uóng, là nơi đã đón nhận những bước chân chập chững đầu đời. Quê hương ấm áp, ngọt ngào như dòng sữa mẹ, nuôi lớn ta từng ngày, từng ngày. Với Đỗ Trung Quân “Quê hương” thân thương là thế. “yêu dấu là thế. Từ “chỉ một” như muốn nhắc nhở chúng ta, quê hương là duy nhất, nếu ai mà không nhớ quê hương, người đó sẽ không thể lớn nổi thành người”. “không lớn nổi không phải là cơ thể không lớn lên, không phải là con người ta cứ bé mãi, mà “không lớn nổi” có nghĩa là không trưởng thành một con người thật sự. Người mà không nhớ về cội nguồn, gốc rễ, ăn cháo đá bát thì người đó không có đạo đức, không xứng đáng là một con người.

Bài tập 6. Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng.

Câu 1. Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:

A. truyền thống quê hương.

B. truyền thống gia đình.

C. truyền thống dòng họ.

D. truyền thống dân tộc.

Câu 2. Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?

A. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.

B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.

C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.

D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?

A. Tư tưởng“một người làm quan cả họ được nhờ” “phép vua còn thua lệ làng “trọng nam khinh nữ

B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.

C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa.

D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ?

A. Nhân ái

B. Thích phô trương, hình thức.

C. Hiếu học.

D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 5. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy

A. Từ chối tìm hiểu về giá trị của truyền thống quê hương.

B. Không quan tâm đến truyền thống quê hương truyền thống quê hương?

C. Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của quê hương.

D. Làm xấu hình ảnh quê hương.

Câu 6. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

A. Đi ngược lại những giá trị tốt đẹp của quê hương.

B. Bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương.

C. Giới thiệu với bạn bè về những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

D. Đấu tranh, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu của quê hương. 

Trả lời:

Câu 1: A. truyền thống quê hương.

Câu 2: B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.

Câu 3: C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa.

Câu 4: B. Thích phô trương, hình thức.

Câu 5: C. Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của quê hương.

Câu 6: A. Đi ngược lại những giá trị tốt đẹp của quê hương.

LUYỆN TẬP

Bài tập 7. Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Tình huống 1. T sinh ra trên mảnh đất có truyền thống hát đờn ca tài tử Nam Bộ. T rất yêu thích bộ môn nghệ thuật này nên thường xuyên tham gia các buổi biểu diễn và giới thiệu cho du khách về nét văn hoá đặc sắc này của quê hương.

Tình huống 2. Quê hương của H là vùng đồng bằng sông nước Cửu Long, có rất nhiều sản vật phong phú. H cho rằng chẳng cần phải chăm chỉ học hành vì sau này lớn lên cũng không sợ đói.

Tình huống 3. Hằng năm, vào dịp lễ hội truyền thống của quê hương, người dân trong làng của N đều tổ chức ăn uống linh đình. Vì cho rằng việc này gây lãng phí của cải, vật chất nên N thường góp ý với bố mẹ mình, vận động bà con, hàng xóm hạn chế mua sắm, tránh lãng phí không cần thiết.

Câu hỏi:

– Em đồng tinh hay phản đối việc làm của các nhân vật trong ba tình huống trên? Vì sao?

– Hành vi nào thể hiện việc phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương và những tập tục nào cần được xoá bỏ?

Trả lời:

- Em đồng ý với ý kiến của bạn T và N.

=> Vì đây đều là những hành động, ý nghĩ đúng đắn hợp lý

- Em không đồng tình với ý kiến của bạn H

=> Vì bản thân bạn cũng phải phát triển theo định hướng của bản thân chứ không nên dựa dẫm vào những truyền thống của quê hương.

- Hành vi ở tình huống 1 ta nên phát huy

- Hành vi 3 ta nên xoá bỏ.

VẬN DỤNG

Bài tập 8. Em hãy sưu tầm và giới thiệu với mọi người về một truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Trả lời:

  •      Truyền thống yêu nước;
  •      Truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm;
  •      Truyền thống đoàn kết;
  •      Truyền thông nhân nghĩa;
  •      Truyền thống cần cù lao động;
  •      Truyền thống hiếu học;
  •      Truyền thống tôn sư trọng đạo;
  •      Truyền thống hiếu thảo…

Bài tập 9. Tục lệ nào ở quê hương em cần khắc phục hoặc xoá bỏ? Vì sao? Em hãy cùng bạn xây dựng kế hoạch để bỏ dần những phong tục lạc hậu ấy.

Trả lời:

- Đó là tục bắt vợ của đồng bào dân tộc thiểu số.

Vì đây có thể coi là hủ tục, nó khiến biết bao nhiêu cô gái còn quá trẻ để lập gia đình

- Đưa các thông tin đúng đắn để gửi cho các loa đài để họ tuyên truyền giáo dục.

Tìm kiếm google: Giải SBT Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo; SBT Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo; Giải SBT Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net