Bài tập 1. Em hãy đánh dấu X vào lựa chọn một số cách thức tích cực để ứng phó với tâm lí căng thẳng.
| Có kế hoạch học tập, làm việc rõ ràng. |
| Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao |
| Không đặt ra những mục tiêu quá cao cho bản thân. |
| Tập thiền, yoga. |
| Sử dụng các chất kích thích |
| Nghe nhạc thư giãn. |
| Gặp gỡ những người bạn vui vẻ. |
| Đổ lỗi cho người khác |
| Thường xuyên trì hoãn công việc của mình đến phút cuối. |
| Không giao lưu, nói chuyện với bạn bè, người thân. |
| Đi du lịch cùng bạn bè, người thân. |
| Tâm sự với bạn bè, người thân. |
| Viết nhật kí |
Trả lời:
x | Có kế hoạch học tập, làm việc rõ ràng. |
x | Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao |
| Không đặt ra những mục tiêu quá cao cho bản thân. |
x | Tập thiền, yoga. |
| Sử dụng các chất kích thích |
x | Nghe nhạc thư giãn. |
x | Gặp gỡ những người bạn vui vẻ. |
| Đổ lỗi cho người khác |
| Thường xuyên trì hoãn công việc của mình đến phút cuối. |
| Không giao lưu, nói chuyện với bạn bè, người thân. |
x | Đi du lịch cùng bạn bè, người thân. |
x | Tâm sự với bạn bè, người thân. |
x | Viết nhật kí |
Bài tập 2. Em hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để xác định các bước ứng phó với tâm lí căng thẳng.
Ứng phó với tâm lí căng thẳng là..................con người đối diện và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách.............
Để ứng phó với tâm lí căng thẳng, chúng ta nên:
- Xác định..........ây ra căng thẳng:
- Đề ra các................ giải quyết.
- Chọn lọc và thực hiện các giải pháp............
-....................kết quả đạt được.
Trả lời:
Ứng phó với tâm lí căng thẳng là cách thức con người đối diện và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách tích cực
Để ứng phó với tâm lí căng thẳng, chúng ta nên:
- Xác định nguyên nhân gây ra căng thẳng:
- Đề ra cách khả thi giải quyết.
- Chọn lọc và thực hiện các giải pháp khả thi
- Đánh giá kết quả đạt được.
Bài tập 3. Em hãy trình bày suy nghĩ về câu nói của Mac Anderson:“Thái độ tích cực chính là bí quyết nhỏ làm nên sự khác biệt lớn".
Trả lời:
Mỗi chúng ta khi sinh ra và lớn lên trải qua nhiều khoảnh khắc khác nhau, có đau khổ, dằn vặt, có tủi hờn, nhưng hơn hết, chúng ta cần giữ cho mình một thái độ sống tích cực và vươn lên, hướng đến những điều tốt đẹp hơn, bởi lẽ: “thái độ tích cực chính là bí quyết nhỏ để làm nên sự khác biệt lớn”. Thái độ sống tích cực là cảm giác vui vẻ, thoải mái, vô tư dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn hay gian nan thử thách hay gặp phải chuyện không vui trong cuộc sống. Thái độ sống tích cực rất quan trọng đối với cuộc sống con người, mỗi người nên rèn luyện cho bản thân một thái độ sống tích cực để sẵn sàng đối mặt với những thử thách của cuộc sống. Chúng ta ai cũng biết trong cuộc sống, con người không tránh khỏi những lúc vấp ngã, chán nản, nhưng chính tinh thần lạc quan, thái độ sống tích cực sẽ giúp ta đứng lên và tiếp tục chiến đấu, chinh phục con đường mà mình đã lựa chọn. Bên cạnh đó, thái độ sống tích cực còn giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn và người có thái độ sống tích cực luôn truyền được năng lượng tích cực cho người khác. Tuy nhiên, trong cuộc sống, chúng ta vẫn có thể bắt gặp những người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã; lại có nhiều người vì quá lạc quan mà trở nên vô tâm;… những người này sẽ dễ vấp ngã và khó có được một cuộc sống trọn vẹn. Mỗi người chỉ được sống một lần trên đời, chúng ta hãy sống và cảm nhận cuộc sống bằng tình yêu thương, một thái độ sống tích cực nhất để giúp cho bản thân mình trở nên có ý nghĩa hơn.
Bài tập 4. Em sẽ chọn cách giải quyết như thế nào trong các tình huống sau:
Tình huống 1. Khi em vi phạm kỉ luật ở trường, cô giáo yêu cầu em đưa giấy mời phụ huynh đến để trao đổi. Em sẽ:
A. giấu giấy mời đi và không nói với bố mẹ.
B. đưa giấy mời cho bố mẹ và chủ động trình bày lỗi của mình với bố mẹ.
C. nhờ anh, chị em hoặc người thân quen đưa giấy mời cho bố mẹ.
D. khóc lóc, lo lắng, không biết làm như thế nào vì sợ nếu biết, bố mẹ sẽ la mắng.
Tình huống 2. Khi học lực của em chỉ ở mức vừa phải nhưng bố mẹ lại mong muốn em đạt học sinh giỏi và đứng đầu lớp, em cảm thấy rất áp lực. Em sẽ:
A. cố gắng học bằng mọi cách để đạt được điều bố mẹ mong muốn, kì vọng ở mình.
B. chán nản vì cho rằng bố mẹ chỉ quan tâm đến thành tích mà không hiểu và quan tâm mình.
C. đặt mục tiêu phù hợp và tìm cơ hội để bày tỏ nguyện vọng của mình với bố mẹ.
D. không để tâm đến mong muốn của bố mẹ và cứ học bình thường.
Tình huống 3. Khi em bị một nhóm bạn trong lớp thường xuyên trêu chọc về ngoại hình, em cảm thấy rất áp lực. Em sẽ:
A. cố gắng không để tâm đến những lời trêu chọc của các bạn.
B. lôi kéo, rủ rê các bạn khác để tìm cách trả thù nhóm bạn kia.
C. nói chuyện thẳng thắn với nhóm bạn đó, bày tỏ cảm xúc và tìm cách giải quyết.
D. im lặng chịu đựng sự trêu chọc của các bạn và tự ti về bản thân.
Trả lời:
Tình huống 1: B. đưa giấy mời cho bố mẹ và chủ động trình bày lỗi của mình với bố mẹ.
Tình huống 2: C. đặt mục tiêu phù hợp và tìm cơ hội để bày tỏ nguyện vọng của mình với bố mẹ.
Tình huống 3: C. nói chuyện thẳng thắn với nhóm bạn đó, bày tỏ cảm xúc và tìm cách giải quyết.
Bài tập 5. Em sẽ xử lí như thế nào nếu ở trong các tình huống sau:
STT | Tình huống | Cách xử lí |
1 | Em bị một nhóm bạn trong lớp tẩy chay. |
|
2 | Em đã làm một việc sai trái nhưng chưa bị người lớn phát hiện. |
|
3 | Em chuẩn bị thi cuối kì và có quá nhiều môn học cần ôn tập dẫn đến căng thẳng. |
|
4 | Em còn rất nhiều việc cần hoàn thành cả trong học tập và sinh hoạt trong một thời gian ngắn. |
|
5 | Là thế, sáng tạo Em bị một nhóm người đe dọa sẽ tung ảnh nhạy cảm nếu không làm theo yêu cầu. |
|
6 | Em mong muốn đạt được một kết quả quá cao so với khả năng của bản thân, dẫn đến tâm lí căng thẳng. |
|
7 | Có một số bạn trong lớp thường chê bai ngoại hình của em, em đã cố gắng để cải thiện ngoại hình mà chưa được. Điều này khiến em cảm thấy rất căng thẳng. |
|
Trả lời:
STT | Tình huống | Cách xử lí |
1 | Em bị một nhóm bạn trong lớp tẩy chay. | Nói chuyện với bố mẹ xin chuyển lớp, chuyển trường |
2 | Em đã làm một việc sai trái nhưng chưa bị người lớn phát hiện. | Chủ động nói với người lớn, và xin cách giải quyết |
3 | Em chuẩn bị thi cuối kì và có quá nhiều môn học cần ôn tập dẫn đến căng thẳng. | Thư giãn đầu óc: đi ngủ, hoặc nghe nhạc |
4 | Em còn rất nhiều việc cần hoàn thành cả trong học tập và sinh hoạt trong một thời gian ngắn. | Sắp xếp thời gian hớp lý |
5 | Em bị một nhóm người đe dọa sẽ tung ảnh nhạy cảm nếu không làm theo yêu cầu. | Báo với bố mẹ, thầy cô |
6 | Em mong muốn đạt được một kết quả quá cao so với khả năng của bản thân, dẫn đến tâm lí căng thẳng. | Thoải mái, bày tỏ với bố mẹ về học lực của bản thân |
7 | Có một số bạn trong lớp thường chê bai ngoại hình của em, em đã cố gắng để cải thiện ngoại hình mà chưa được. Điều này khiến em cảm thấy rất căng thẳng. | Tự tin và chia sẻ với mọi người. |
Bài tập 6. Em hãy lập kế hoạch học tập và thực hiện công việc hằng ngày để giảm thiểu căng thẳng của bản thân theo gợi ý dưới đây.
STT | Mục tiêu | Những công việc cần hoàn thành | Thời gian bắt đầu | Thời gian cần hoàn thành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
STT | Mục tiêu | Những công việc cần hoàn thành | Thời gian bắt đầu | Thời gian cần hoàn thành |
1 | Đạt kết quả tốt trong kì thi cuối kì | Ôn tập, làm đề | Hai tuần trước khi thi | Sau khi thi xong |
2 | Giúp mẹ công việc nhà | Quét sân, quét nhà, rửa chén | những buổi tối 3,5,7 | Đến khi vào năm học mới |
|
|
|
|
|
Bài tập 7. Em hãy mở một đoạn nhạc không lời nhẹ nhàng và thực hiện bài tập thư giãn thể chất sau:
Hãy ngồi thoải mái . Khi bạn thư giãn, hãy thả lỏng cơ thể và hướng sự tập trung vào đôi bàn chân của bạn; căng tất cả các cơ một lúc, sau đó, thả lỏng ra ... cứ để chúng chùng xuống ... Bây giờ, hãy ý thức về đôi chân, để chúng chùng xuống ... căng các cơ và tiếp tục thả lỏng ... Bây giờ đến bụng, ... căng cơ bụng một lúc và thả lỏng ra...giải toả căng thẳng ... Hãy chú ý đến việc hít thở ... thở chậm và sâu, để cho không khí thoát ra chậm rãi ... Bây giờ, hãy căng các cơ ở lưng và đôi vai ... và sau đó, thả lỏng chúng. Hãy để cho đôi tay, bàn tay và cánh tay căng ra ... sau đó, thư giãn ... Nhẹ nhàng chuyển động cổ sang một bên, sau đó là bên kia ... thư giãn các cơ, Bây giờ, hãy căng các cơ mặt và hàm ... để cho cảm giác khoẻ khoắn chảy suốt cơ thể ... Một lần nữa, hãy tập trung vào nhịp hít thở ... hít vào không khí trong lành, để trôi đi bất cứ căng thẳng nào còn sót lại ... Bạn sẽ thấy thư giãn trong trạng thái khoẻ khoắn và bình an.
(Theo Diane Tillman, Những giá trị sống cho tuổi trẻ)
Bài tập 8. Dưới đây là một số tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống và cách suy nghĩ về các tình huống đó, em hãy xác định xem đó là suy nghĩ tích cực hay tiêu cực bằng cách đánh dấu X vào cột tương ứng.
Tình huống – Cách suy nghĩ | Suy nghĩ tiêu cực | Suy nghĩ tích cực |
Em nghĩ mình thật kém cỏi vì không đạt được kết quả thì cử cao như các bạn trong lớp. |
|
|
Khi gặp thất bại trong học tập và cuộc sống hằng ngày, em nghĩ rằng những thất bại đó là sẽ là những bài học kinh nghiệm giúp minh trưởng thành hơn. |
|
|
Khi gặp thất bại trong học tập, em thường đồ lỗi cho người khác hoặc cho rằng mình thiếu may mắn. |
|
|
Khi gặp chuyện không vui, em nghĩ mình thật đen đủi, xui xẻo, |
|
|
Khi bị các bạn chê bai về ngoại hình, em tự ti và cảm thấy | bản thân mình thật tối tệ và xấu xí. |
|
|
Khi bị đem ra so sánh với người khác, em nghĩ rằng mỗi người đều có thể mạnh của riêng mình và em sẽ nỗ lực để hoàn thiện bản thân. |
|
|
Khi bị bố mẹ la mắng, em buồn chán và nghĩ rằng bố mẹ | không thương yêu mình. |
|
|
Trả lời:
Tình huống – Cách suy nghĩ | Suy nghĩ tiêu cực | Suy nghĩ tích cực |
Em nghĩ mình thật kém cỏi vì không đạt được kết quả thì cử cao như các bạn trong lớp. | x |
|
Khi gặp thất bại trong học tập và cuộc sống hằng ngày, em nghĩ rằng những thất bại đó là sẽ là những bài học kinh nghiệm giúp minh trưởng thành hơn. |
| x |
Khi gặp thất bại trong học tập, em thường đồ lỗi cho người khác hoặc cho rằng mình thiếu may mắn. | x |
|
Khi gặp chuyện không vui, em nghĩ mình thật đen đủi, xui xẻo, | x | |
Khi bị các bạn chê bai về ngoại hình, em tự ti và cảm thấy | bản thân mình thật tối tệ và xấu xí. | x |
|
Khi bị đem ra so sánh với người khác, em nghĩ rằng mỗi người đều có thể mạnh của riêng mình và em sẽ nỗ lực để hoàn thiện bản thân. | x |
|
Bài tập 9. Em hãy viết ra những căng thẳng gặp phải trong học tập, cuộc sống và vận dụng những điều đã học để giải quyết.
Trả lời:
Khi xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi con người phải không ngừng học tập, luôn chạy theo những điều mới để bắt kịp với thời đại. Cha mẹ luôn muốn con cái mình có thể phát triển tốt nhất, luôn muốn con làm mình hãnh diện, bởi thế mà không ngừng thúc ép con phải học tập bằng cách đăng ký thật nhiều lớn học thêm, đặt ra các luật lệ và luôn không hài lòng với điểm số của con. Bởi thế mà ngày nay, áp lực học tập luôn đè nặng trên vai bất cứ học sinh, sinh viên nào.
Bài tập 10. Em hãy quay một video ngắn để chia sẻ một số cách thức tích cực, hiệu quả mà bản thân đã từng áp dụng hoặc tư vấn cho người khác để ứng phó với tâm lí căng thẳng.
Trả lời:
Khi bị căng thẳng, mệt mỏi, chúng ta thường cảm thấy khó chịu, bực bội, thậm chí thiếu kiên nhẫn và không thể kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của chính mình. Để trở nên bình tĩnh và sáng suốt hơn, độc giả hãy hít thở thật sâu và đều.
Bí quyết đơn giản này phù hợp với tất cả mọi người, thuộc mọi lứa tuổi. Thói quen hít thở sâu thường xuyên có thể giúp bạn nâng cao sức đề kháng và đẩy lùi tình trạng stress, căng thẳng, lo âu.
Nếu cảm thấy căng thẳng thần kinh, bạn nên tìm đến một góc nhỏ thư thái, yên tĩnh, sau đó ngồi xuống và tập trung vào hơi thở của bản thân. Hãy quan sát sự thay đổi liên tục của tâm trí, duy trì đầu óc trong trạng thái trống rỗng, hướng vào từng nhịp thở chậm rãi và không quan tâm đến mọi thứ xung quanh.
Lúc này, người đọc bắt đầu hít vào thật sâu, dồn không khí xuống bụng, phình bụng ra hết mức, chậm rãi thở ra bằng miệng, cuối cùng nhẹ nhàng hóp bụng để tống toàn bộ không khí ra ngoài.