Giải SBT Hoạt động trải nghiệm 11 chân trời Chủ đề 2: Làm chủ cảm xúc và các mối quan hệ

Hướng dẫn giải Chủ đề 2: Làm chủ cảm xúc và các mối quan hệ sách bài tập Hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo bản 2. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Hoạt động 1: Phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn

Câu hỏi 1.Khoanh tròn vào những cách em thường làm để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn

A.Hỏi thăm thầy cô.các bạn về sức khở, công việc, gia đình

B, Nhờ thầy cô tư vấn về học tập, hướng nghiệp, tình cảm

C.Thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của thầy cô

D.Gửi lời chúc và bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô vào dịp tết

E. Mời thầy cô.bạn tham gia hoạt động văn nghệ, thể thao

G.Mời bạn cùng học, tham gia hoạt động, cùng chơi và thực hiện các sở thích chung

H. Vị tha khi bạn mắc lỗi và nhận lỗi, sửa lỗi khi mình mắc lỗi với bạn

I.Khen ngợi và khích lệ những điểm mạnh, thành tích mà bạn đạt được

Hướng dẫn trả lời:

Những cách em thường làm để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn: A, B, D, E, G, H, I

Câu hỏi 2: Viết cách để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn nếu em là nhân vật trong các tình huống trong SGK(trang 18)

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1: Nếu là thành viên của lớp em sẽ đồng ý với ý kiến đi thăm thầy vì thầy là người dạy chúng ta và thầy luôn tốt với chúng ta nên chúng ta nên đi thăm thầy.

Tình huống 2: Nếu là Đ em sẽ tới và xin lỗi T vì chúng ta đã chơi với nhau lâu rồi có gì hãy bỏ qua cho nhau và lần sau mình sẽ bình tĩnh giải quyết mọi chuyện.

Hoạt động 2.Làm chủ mối quan hệ với các bạn ở trường

Câu hỏi 1.Khoanh tròn vào những cách em làm chủ mối quan hệ với các bạn ở trường

A.Chủ động kết bạn

B.Chọn bạn để chơi

C.Hiểu cảm xúc của mình và của các bạn để ứng xử phù hợp

D.Rủ bạn chơi và tham gia các hoạt động mình thích

E. Từ chối những yêu cầu hay lời mời không phù hợp của các bạn

G.Nhận lời tham gia những hoạt động mà các bạn mời

H.Không để các mối quan hệ với bạn gây ảnh hưởng đến việc học tập và cuộc sống

Hướng dẫn trả lời:

Những cách em làm chủ mối quan hệ với các bạn ở trường: A, B, D, G, H.

Câu hỏi 2. Viết cách em làm chủ mối quan hệ với các bạn nếu em là nhân vật trong các tình huống trong SGK(trang 19)

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1: Nếu là B em sẽ tổ chức một buổi họp nhóm sau đó cùng nêu ra những vấn đề nhóm đang gặp phải. Nếu các bạn mà không thể cùng nhau họp và tìm ra giải pháp thì em sẽ rời khỏi nhóm này.

Tình huống 2: Nếu là K em sẽ tìm hiểu xem bạn của mình có như vậy không chứ không âm thầm không chơi với bạn như vậy. Nếu bạn có gì sai thì sẽ cùng sửa và thay đổi.

Tình huống 3. Nếu là N em sẽ nói với các bạn rằng việc nói về chuyện riêng của người khác là không nên,chúng ta không phải là họ nên không biết sự việc như nào nên tốt nhất là không nên bàn tán gì.

Câu hỏi 3. Viết cách làm chủ và kiểm soát mối quan hệ qua mạng xã hội nếu em là nhân vật trong các tình huống trong SGK(trang 20, 21)

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1: Nếu là M em sẽ nhắn tin từ chối và hủy kết bạn với người đó và đồng thời cảnh báo với mọi người về việc này.

Tình huống 2: Nếu là N em sẽ nói với các bạn về mục đích ban đầu thành lập của nhóm là để giải tỏa căng thẳng chứ không phải để chê cười bất cứ ai, do đó các bạn cần phải thay đổi nếu không thì mình sẽ không tiếp tục tham gia nhóm này nữa.

Hoạt động 4. Quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau

Câu hỏi  1. Viết các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến cảm xúc của em trong giao tiếp và chỉ ra cách quản lí cảm xúc

Nguyên nhân

Cảm xúc

Cách quản lí cảm xúc

   
   

Hướng dẫn trả lời:

Nguyên nhân

Cảm xúc

Cách quản lí cảm xúc

Nhận được món quà của bạn nhân ngày sinh nhât

Vui sướng, hạnh phúc

Thể hiện niềm vui, sự phấn khích

Bị bạt bắt nạt

Buồn, tức giận

Hít thở sâu và nói với cạn bạn mình không nên làm như vậy với nhau

Câu hỏi 2. Viết cách quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp trong các trường hợp trong SGK(trang 22)

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1: Em sẽ im lặng, sau khi nghe hết chuyện của bạn em sẽ chia sẻ với bạn sau hoặc chờ một hôm khác em sẽ chia sẻ với bạn.

Tình huống 2: Em sẽ nói với thầy cô về việc này, việc xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác trên mạng xã hội cũng là vi phạm pháp luật.

Tình huống 3: Em sẽ chờ cô nói xong sau đó em mới nói về việc cô đã trách nhầm mình.

Hoạt động 5. Hóa giải những mâu thuẫn thường xảy ra trong gia đình

Câu hỏi 1.Khoanh tròn vào những mâu thuẫn thường xảy ra trong gia đình và chia sẻ một tình huống mâu thuẫn cụ thể mà em muốn được giải quyết

A.Mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái trong việc định hướng nghề nghiệp cho các con

B. Mâu thuẫn giữa ông bà và các cháu cho thời gian sinh hoạt, nghỉ ngơi trong gia đình

C.Mâu thuẫn giữa anh chị với các em trong thực hiện sở thích

D.Mâu thuẫn giữa bố mẹ và ông bà trong cách nuôi dạy con cháu

Tình huống mâu thuẫn cụ thể:

Hướng dẫn trả lời:

Em chọn: A, B, C, D

Tình huống cụ thể: Trong khi bố mẹ em muốn dạy dỗ chị em em nghiệm khắc thì ông bà lại rất chiều chuộng bọn em nên bố  mẹ và ông bà có chút mâu thuẫn

Câu hỏi 2. Đánh dấu X vào những cách em đã thực hiện hoặc chưa thực hiện để hóa giải mâu thuẫn, xung đột với các thành viên trong gia đình

Cách để hóa giải mâu thuẫn, xung đột

Đã thực hiện

Chưa thực hiện

1.Giữ bình tĩnh và lắng nghe bố mẹ, người thân nói

  

2.Không tranh cãi hay nói chen vào khi bố mẹ, người thân đang nói

  

3.Chấp nhận cảm xúc của bố mẹ, người thân

  

4.Thực hiện một cử chỉ, việc làm giúp giảm căng thẳng như: lấy nước cho bố mẹ, kể một câu chuyện hài hước

  

5.Xin lỗi bố mẹ, người thân vì đã khiến họ tức giận, hiểu lầm và mong họ bớt giận

  

6.Đáp lại bố mẹ, người thân một cách ngắn gọn, lễ phép và với giọng điệu phù hợp

  

7.Chia sẻ cảm xúc của mình để bố mẹ, người thân hiểu

  

8.Nhận lỗi khi mình sai và chia sẻ để bố mẹ, người thân hiểu khi họ bình tĩnh

  

9.Hỏi bố mẹ, người thân về việc mình cần làm để cải thiện tình hình

  

10.Viết ra giấy những điều mà mình khó nói trực tiếp để gửi bố mẹ, người thân

  

Hướng dẫn trả lời:

Cách để hóa giải mâu thuẫn, xung đột

Đã thực hiện

Chưa thực hiện

1.Giữ bình tĩnh và lắng nghe bố mẹ, người thân nói

x

 

2.Không tranh cãi hay nói chen vào khi bố mẹ, người thân đang nói

x

 

3.Chấp nhận cảm xúc của bố mẹ, người thân

 

x

4.Thực hiện một cử chỉ, việc làm giúp giảm căng thẳng như: lấy nước cho bố mẹ, kể một câu chuyện hài hước

x

 

5.Xin lỗi bố mẹ, người thân vì đã khiến họ tức giận, hiểu lầm và mong họ bớt giận

 

x

6.Đáp lại bố mẹ, người thân một cách ngắn gọn, lễ phép và với giọng điệu phù hợp

x

 

7.Chia sẻ cảm xúc của mình để bố mẹ, người thân hiểu

x

 

8.Nhận lỗi khi mình sai và chia sẻ để bố mẹ, người thân hiểu khi họ bình tĩnh

 

x

9.Hỏi bố mẹ, người thân về việc mình cần làm để cải thiện tình hình

x

 

10.Viết ra giấy những điều mà mình khó nói trực tiếp để gửi bố mẹ, người thân

 

x

Câu hỏi 3. Viết cách em hóa giải mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình nếu em là nhân vật trong các tình huống trong SGK(trang 23)

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1: Nếu là K em sẽ bớt chơi điện tử lại và sẽ xin lỗi bố mẹ vì mình đã mải chơi điện tử để bố mẹ phiền lòng.

Tình huống 2: Nếu là M mình sẽ an ủi em rằng em cũng hãy cố gắng trong học tập và đừng để tâm tới những lời nói ấy, nó chỉ là để khích lệ mình luôn cố gắng thôi. Và em sẽ nói với bố mẹ không nên so sánh như vậy sẽ làm em mình bị tủi thân.

Tình huống 3: Nếu là X em sẽ nói với bố mẹ về việc này, việc này có ảnh hưởng tới cảm xúc của em.

Câu hỏi 4. Viết một tình huống điển hình mà em đã hóa giải được mâu thuẫn trong gia đình

Hướng dẫn trả lời:

Mâu thuẫn về việc học của em trong gia đình. Em thường xuyên không thể tập trung vào việc học, làm việc chăm chỉ và mang lại những kết quả đạt yêu cầu. Ba mẹ đòi hỏi em phải đạt thành tích xuất sắc và đặt nặng hơn vào kết quả hơn là quá trình học tập. Mặc dù em đã cố gắng hết sức, nhưng kết quả vẫn không đáp ứng được mong muốn của ba mẹ, dẫn đến những cuộc cãi vã và xung đột trong gia đình. Tuy nhiên, sau một thời gian cảm thấy thất vọng và nản lòng, em đã quyết định ngồi lại và trò chuyện với ba mẹ để giải quyết mâu thuẫn.

Câu hỏi 5: Viết một số bài học cho bản thên khi em hóa giải được mâu thuẫn, xung đột trong gia đình

Hướng dẫn trả lời:

Muốn giải quyết sự việc phải tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết mâu thuẫn đó, lắng nghe từ nhiều phía để có cái nhìn tổng quan.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo bản 2, giải sbt Hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo bản 2 chủ đề 2: Làm chủ cảm xúc và các mối quan hệ

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net