Giải SBT Hoạt động trải nghiệm 11 chân trời Chủ đề 1: Tự tin là chính mình

Hướng dẫn giải Chủ đề 1: Tự tin là chính mình sách bài tập Hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo bản 2. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Hoạt động 1: Nhận diện những nét riêng của bản thân

Câu hỏi 1.Viết những nét riêng của bản thân. Đánh dấu + vào nhũng nét riêng em hài lòng và đánh dấu – vào những nét riêng em chưa hài lòng

Họ và tên:

Ngày sinh

Những nét riêng về bản thân

….Ngoại hình:

….Phong cách:

….Tính cách:

…. Sở thích:

… Quan điểm sống

…. Sở trường

Dán ảnh/tranh vẽ bản thân

Hướng dẫn trả lời:

Họ và tên: Nguyễn Kim Anh

Ngày sinh: 22/05/2007

Những nét riêng về bản thân

+….Ngoại hình: nhỏ nhắn, cao

-….Phong cách: còn chưa định hình được phong cách em theo đuổi

+….Tính cách: vui vẻ, hòa đồng

+…. Sở thích: đọc sách, thể dục

+…. Quan điểm sống: Sống tích cực

+…. Sở trường: hát

Dán ảnh/tranh vẽ bản thân

Dán ảnh/tranh vẽ bản thân

Câu hỏi 2. Viết những cách điểu chỉnh nét riêng của em để giúp bản thân trở nên tích cực hơn

Hướng dẫn trả lời:

Cách điều chỉnh những nét riêng để bản thân trở nên tích cực hơn: luôn vui vẻ, tích cực, thái độ tích cực với mọi chuyện và bình tĩnh giải quyết vấn đề.

Hoạt động 2. Tự tin thể hiện đặc điểm riêng của bản thân

Câu hỏi 1. Khoanh tròn vào những biểu hiện tự tin về đặc điểm riêng của bản thân( em có thể viết thêm)

A.Khẳng định nét riêng của bản thân

B. Chỉ thể hiện nét riêng của em trước người thân

C. Mạnh dạn thể hiện khả năng riêng của bản thân trước mọi người

D. Suy nghĩ tích cực của bản thân

E. Che giấu những đặc điểm riêng của bản thân

G. Ngại ngùng khi tham gia các hoạt động tập thể

H. Không thích những nét riêng của bản thân

I. Tích cực tham gia hoạt động tập thể

K…..

Hướng dẫn trả lời:

Những biểu hiện tự tin về đặc điểm riêng của bản thân: C, D, I

Câu hỏi 2. Viết tên khả năng mà em lựa chọn thể hiện trước nhóm/lớp và giải thích lí do em chọn khả năng đó

Tên khả năng:

Lí do em chọn

Hướng dẫn trả lời:

Tên khả năng: Lãnh đạo

Lí do em chọn: em có suy nghĩ mạch lạc, logic, có khả năng tổ chức công việc, phân chia nhiệm vụ và định hướng mục tiêu cho nhóm một cách rõ ràng.

Hoạt động 3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Câu hỏi 1.Trả lời các câu hỏi dưới đây để xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản than

Điểm mạnh

Điểm yếu

Em có năng lực nào nổi bật

Em có năng lực nào còn yếu?

Em có những tính cách nào, giá trị nào thuận lợi cho em trong học tập và cuộc sống

Em có những tính cach nào, thói quen nào gây cản trở cho e trong học tập và cuộc sống

Mọi người xung quanh đánh giá em có những ưu điểm nào

Mọi người xung quanh đánh giá em có những nhươc điểm nào

Khi tham gia hoạt động, em thấy mình có những đặc điểm mạnh gì

Khi tham gia hoạt động, em phát hiện mình có những điểm yếu gì?

Hướng dẫn trả lời:

Điểm mạnh

Điểm yếu

Em có năng lực nào nổi bật?

Hát hay

Tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp

Ham học hỏi

Em có năng lực nào còn yếu?

Làm việc nhanh, ẩu

Nói nhiều

Em có những tính cách nào, giá trị nào thuận lợi cho em trong học tập và cuộc sống?

Ham học hỏi

Dám hỏi lại khi chưa hiểu

Em có những tính cach nào, thói quen nào gây cản trở cho e trong học tập và cuộc sống?

Hay quên nên mất nhiều thời gian học tập và ôn lại

Mọi người xung quanh đánh giá em có những ưu điểm nào

Vui vẻ, hòa đồng với mọi người

Mọi người xung quanh đánh giá em có những nhươc điểm nào

Thi thoảng còn bừa, không ngăn nắp

Khi tham gia hoạt động, em thấy mình có những đặc điểm mạnh gì’

Vui vẻ, hòa đồng, sẵn sàng giúp đỡ mọi người

Khi tham gia hoạt động, em phát hiện mình có những điểm yếu gì?

Ban đầu còn hơi ngại, rụt rè với mọi người

Câu hỏi 2. Viết điểm mạnh, điểm yếu của các nhân vật trong hai tình huống trong SGK(trang 9) và chỉ ra cách phát huy, khắc phục những điểm mạnh, điểm yếu đó

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1:

Điểm mạnh của V: V là người dịu dàng, hiền lành

Điểm yếu của V: Bạn ít nói và nhút nhát. Khi được phân công thuyết trình bạn vì quá nhút nhát nên không giám thuyết trình do đó bạn cần phải mạnh dạn, tự tin hơn để giám đứng trước mọi người để thuyết trình.

Cách phát huy: duy trì tính nết này

Cách khắc phục: tự tin vào bản thân, tham gia các buổi huấn luyện, tìm một người bạn tốt luôn hỗ trợ mình

Tình huống 2:

Điểm mạnh của Q: là người có sự quyết tâm, không nản chí

Điểm yếu của Q: Thường nổi nóng, dễ cáu do đó bạn cần kiểm soát lại trạng thái của mình và không nổi cáu với các bạn mà chỉ nên nhắc nhở để các bạn luyện tập chú ý hơn.

Cách phát huy: luôn tin và mình để có sự quyết tâm và cố gắng trong mọi thứ không nản chí

Cách khắc phục: hạn chế sự nổi nóng, cố kiềm chế cảm xúc và sau đó hít thở đều để bình tĩnh hơn khi giải quyết vấn đề

Hoạt động 4. Điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi

Câu hỏi 1. Vẽ sơ đồ tư duy về những thay đổi của em trong năm học vừa qua

Câu hỏi 1. Vẽ sơ đồ tư duy về những thay đổi của em trong năm học vừa qua

Hướng dẫn trả lời:

Bản thân: Suy nghĩ tích cực hơn, năng đồng hơn và hòa đồng với bạn bè hơn

Mối quan hệ với bạn bè: có thêm nhiều bạn mới và luôn vui vẻ với nhau

Môi trường học tập: tốt hơn, không gian học tập và đồ dùng học tập đầy đủ, tiện nghi và hiện đại hơn

Môi trường sống: tích cực, mọi người yêu thường nhau

Câu hỏi 2. Đánh dấu X vào những cách em điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi

Cách điều chỉnh bản thân

Lựa chọn

1.Bình tĩnh đón nhận sự thay đổi

 

2.Chia sẻ với bạn bè, người thân về sự thay đổi và nhờ hỗ trợ khi cần thiết

 

3.Không quan tâm tới sự thay đổi

 

4.Chấp nhận sự thay đổi

 

5.Suy nghĩ tích cực về sự thay đổi

 

6.Rèn luyện sức khỏe và ý chí để vượt qua áp lực của sự thay đổi

 

7.Tin tưởng về những kết quả tốt đẹp của sự thay đổi

 

8.Sợ hãi trước sự thay đổi

 

Hướng dẫn trả lời:

Cách điều chỉnh bản thân

Lựa chọn

1.Bình tĩnh đón nhận sự thay đổi

x

2.Chia sẻ với bạn bè, người thân về sự thay đổi và nhờ hỗ trợ khi cần thiết

x

3.Không quan tâm tới sự thay đổi

 

4.Chấp nhận sự thay đổi

x

5.Suy nghĩ tích cực về sự thay đổi

x

6.Rèn luyện sức khỏe và ý chí để vượt qua áp lực của sự thay đổi

 

7.Tin tưởng về những kết quả tốt đẹp của sự thay đổi

x

8.Sợ hãi trước sự thay đổi

 

Câu hỏi 3. Viết cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi nếu em là nhân vật trong các tình huống trong SGK(trang 10)

Tình huống 1.

Nếu em là K….

Tình huống 2: 

Nếu em là P:….

Hướng dẫn trả lời:

Nếu là K em sẽ cố gắng thay đổi để thích ứng với cách dạy của thầy vì thầy dạy rất hữu ích, luôn ứng dụng được bài học bài thực tiễn.

Nếu là P em sẽ có gắng để thích nghi với môi trường khác, cởi mở, hòa đồng với mọi người xung quanh để tạo sự thân thiết với mọi người hơn vì mình là người mới chuyển tới nên cần tạo sự thân thiết với mọi người hơn.

Hoạt động 5. Nỗ lực rèn luyện để hoàn thiện bản thân

Câu hỏi 1. Viết những khó khăn/cản trở mà em cần nỗ lực để hoàn thiện bản thân

Thói quen xấu

Năng lực còn hạn chế

Cám dỗ

Thiết kĩ năng xã hội.phương tiện, điều kiện thực hiện

Hướng dẫn trả lời:

Thói quen xấu: cố gắng được 1 nửa

Năng lực còn hạn chế:  thiếu khả năng thuyết trình

Cám dỗ: khó khăn từ chối mọi cuộc chơi

Câu hỏi 2. Đánh dấu X vào các em đã thực hiện và chưa thực hiện để nỗ lực hoàn thiện bản thân

Cách nỗ lực rèn luyện tự hoàn thiện bản thân

Đã thực hiện

Chưa thực hiện

1.Đặt mục tiêu hoàn thiện bản thân

  

2.Lập kế hoạch và kiên trì thực hiện kế hoạch để đạt được mục tiêu đã đặt ra

  

3.Cố gắng vượt qua khó khăn, khắc phục trở ngại

  

4.Chủ động tham gia các hoạt động để thử thách, rèn luyện bản thân

  

5.Khích lệ, động viên bản thân sau mỗi nỗ lực

  

6.Học hỏi những điều tốt từ mọi người để rèn luyện bản thân ngày càng tiến bộ hơn

  

7.Thường xuyên nhìn nhận những điều làm được và chưa làm đươc để rút kinh nghiệm cho bản thân

  

Hướng dẫn trả lời:

Cách nỗ lực rèn luyện tự hoàn thiện bản thân

Đã thực hiện

Chưa thực hiện

1.Đặt mục tiêu hoàn thiện bản thân

x

 

2.Lập kế hoạch và kiên trì thực hiện kế hoạch để đạt được mục tiêu đã đặt ra

 

x

3.Cố gắng vượt qua khó khăn, khắc phục trở ngại

x

 

4.Chủ động tham gia các hoạt động để thử thách, rèn luyện bản thân

x

 

5.Khích lệ, động viên bản thân sau mỗi nỗ lực

x

 

6.Học hỏi những điều tốt từ mọi người để rèn luyện bản thân ngày càng tiến bộ hơn

 

x

7.Thường xuyên nhìn nhận những điều làm được và chưa làm đươc để rút kinh nghiệm cho bản thân

x

 

Câu hỏi 3. Viết cách xử lí tình huống trong SGK trang 11 để thể hiện sự nỗ lực rèn luyện tự hoàn thiện bản thân

Hướng dẫn trả lời:

Nếu là D em sẽ sống có trách nhiệm hơn, quan tâm tới việc học hành và chăm sóc gia đình mình hơn, giúp đỡ mẹ việc nhà, đón em, chăm em giúp mẹ....

Câu hỏi 4. Viết một mục tiêu em muốn nỗ lực tự hoàn thiện bản thân và nêu một số biện pháp thực hiện để đạt được mục tiêu đó

Mục tiêu:

Biện pháp thực hiện

Hướng dẫn trả lời:

Mục tiêu: Nâng cao năng lực hợp tác nhóm.

 Cách thúc thực hiện:

+ Tich cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội;

+ Cùng bạn thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao,

+ Lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm và hỗ trợ các bạn....

Hoạt động 6. Thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân

Câu hỏi 1: Khoanh tròn vào những cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân

A.Chia sẻ về kế hoạch phấn đấu, rèn luyện của bản thân

B. Mời bạn cùng tham gia kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân

C.Tự rèn luyện thành công để các bạn làm theo

D.Động viên, thuyết phục các bạn cùng phấn đấu

E. Hỗ trợ, chia sẻ với các bạn trong quá trình phấn đấu, rèn luyện

G.Mỗi người nên tự mình phấn đấu

Hướng dẫn trả lời:

Những cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân: A, B, D, E

Câu hỏi 2. Viết những cách em sẽ thuyết phục các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân nếu em là nhân vật trong các tình huống trong SGK(trang 12, 13)

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1: V nên thuyết phục các bạn bằng cách nêu ra những điểm tốt khi đọc sách, những kiến thức khổng lồ ta sẽ nhận được khi đọc sách và chúng ta hãy cùng lan tỏa những điều tốt đẹp đó.

Tình huống 2: Nếu em là N em sẽ thuyết phục bạn tham gia, kĩ năng của mình chưa tốt mình càng nên tham gia câu lạc bộ để năng cao kĩ năng hơn, sẽ được mọi người giúp đỡ mình cải thiện

Hoạt động 7: Rèn luyện tính tuân thủ, kỉ luật và quy định của nhóm, lớp, trường, cộng đồng

Câu hỏi 1. Viết những nội quy, quy định em thực hiện tốt, chưa tốt và những thuận lợi

Những nội quy, quy định thực hiện tốt

Những nội, quy định thực hiện chưa tốt

Thuận lợi khi thực hiện

Khó khăn khi thực hiện

Hướng dẫn trả lời:

Những nội quy, quy định thực hiện tốt

Đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ

Những nội, quy định thực hiện chưa tốt:

Còn nói chuyện riêng trong lớp

Thuận lợi khi thực hiện

Có nhiều thời gian rảnh để làm bài tập về nhà, bố mẹ gọi dậy sớm hơn

Khó khăn khi thực hiện

Vì đồng hồ không có chức năng báo thức nên thường xuyên ngủ dậy muộn

Câu hỏi 2. Khoanh tròn vào cách giúp tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, trường, cộng đồng

A.Nhận thức được ý nghĩa của việc thuân thủ kỉ luật, quy định

B.Sợ bị trách phát

C.Hiểu được hậu quả của các hành vi vi phạm kỉ luật, quy định

D.Đặt ra kỉ luật cho bản thân

E.Muốn bản thân trở nên hoàn hảo

G.Điều chỉnh hành vi, thói quen để tuân thủ theo nội quy, quy định

H.Nâng cao lòng tự trọng

Hướng dẫn trả lời:

 

Cách giúp tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, trường, cộng đồng: A, C, D, E, G, H

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo bản 2, giải sbt Hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo bản 2 chủ đề 1: Tự tin là chính mình

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com