Soạn mới giáo án HĐTN 11 CTST (bản 2) bài Chủ đề 1: Tự tin là chính mình

Soạn mới Giáo án HĐTN 11 CTST (bản 2) bài Chủ đề 1: Tự tin là chính mình. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: TỰ TIN LÀ CHÍNH MÌNH

 

  1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận diện được nét riêng và thể hiện được sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân.
  • Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và biết điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi.
  • Thể hiện được sự nỗ lực hoàn thiện; biết thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện.
  • Tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, tập thể lớp, trường và cộng đồng.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • - Biết điểm mạnh, điểm yếu cả bản thân và điều chỉnh.
  • - Biết phấn đấu, hoàn thiện bản thân,
  • - Tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, tập thể lớp, cộng đồng.
  1. Phẩm chất:
  • - Có ý thức tự giác, trách nhiệm, chăm chỉ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, Giáo án.
  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 2.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trải nghiệm trong cuộc sống.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Gợi ý:

  • - Tham gia buổi nói chuyện về vai trò của sự tự chủ, tự trọng trong việc thực hiện quy định của nhà trường;
  • - Trao đổi về các hoạt động mà học sinh có thể tham gia để phát triển điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân;
  • - Rèn luyện tính tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, trường, cộng đồng khi tham gia các hoạt động chung;...
  • - ...

SINH HOẠT LỚP

Gợi ý:

  • - Thảo luận về cách tuân thủ tốt nội quy lớp học;
  • - Thảo luận về cách hỗ trợ nhau để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân;
  • - Thể hiện sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân;
  • - ....

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; chỉ rõ những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
  3. Nội dung: GV giới thiệu chủ đề thông qua bài hát, video và giới thiệu với HS về ý nghĩa chủ đề.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh nhất?”

- GV nêu luật chơi: Trong mỗi nhóm sẽ cử 1 quản trò. Quản trò lần lượt hỏi các câu hỏi về đặc điểm của các bạn trong nhóm. Khi quản trò hỏi, các bạn trong nhóm hô vang tên bạn đó và bạn đó sẽ đứng ra giữa nhóm.

Có thể dựa vào một số gợi ý sau đây để chơi trò chơi về đặc điểm của các bạn trong nhóm:

+ Tóc ai dài/ ngắn nhất nhóm?

+ Ai cao/ thấp nhất nhóm?

+ Ai da trắng nhất nhóm?

+ Ai có giọng nói dịu dàng nhất nhóm?

+ Ai chơi đàn hay nhất nhóm?

+...

- GV tổng kết và nêu ý nghĩa: Các em nên nhớ những đặc điểm của các bạn trong nhóm, trong lớp để thể hiện sự quan tâm, hiểu biết của bản thân và nâng cao tình đoàn kết của lớp học.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng hoạt động - SHS tr.6 và quan sát tranh chủ đề - SHS tr.5:

- GV đặt thêm một số câu hỏi:

+ Em hãy nêu các hoạt động cần thực hiện trong chủ đề 1?

+ Mô tả bức tranh chủ đề.

- GV định hướng: Các mục tiêu của chủ đề không chỉ thực hiện trong giờ Hoạt động giáo dục mà còn được rèn luyện trong các giờ Sinh hoạt lớp, Sinh hoạt dưới cờ và hoạt động ngoại khóa khác. Các em cần tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động tập thể và vận dụng rèn luyện vào cuộc sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi:

+ Chủ đề 1 giúp chúng ta có hiểu biết về bản thân một cách rõ ràng và tự tin thể hiện những đặc điểm riêng của bản thân:

  • Nhận diện những nét riêng của bản thân
  • Tự tin thể hiện đặc điểm riêng của bản thân
  • Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
  • Điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi
  • Nỗ lực rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân
  • Thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân
  • Rèn luyện tính tuân thủ kỉ luật và quy định của nhóm, lớp, trường, cộng đồng.

+ Mô tả bức tranh chủ đề: Các bạn học sinh đang trò chuyện vui vẻ với nhau ở sân trường, một số bạn đang đọc sách và đi dạo.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Mỗi cá nhân chúng ta là một màu sắc riêng biệt. Vì vậy chúng ta cần xác định được thế mạnh, đặc điểm nổi bật của mình để thể hiện sự tự tin trước mọi người. Em có biết được bản thân mình có những điểm mạnh, điểm yếu gì không? Để khám phá bản thân và thể hiện sự tự tin cụ thể trong mỗi người như thế nào, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Chủ đề 1: Tự tin là chính mình.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận diện những nét riêng của bản thân

  1. Mục tiêu: Giúp HS xác định được những nét riêng của bản thân và chia sẻ điểm hài lòng, chưa hài lòng về bản thân. Từ đó, HS tự tin thể hiện nét riêng và điều chỉnh những nét riêng của mình cho phù hợp.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Xác định những nét riêng của bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 6 HS, tổ chức chơi trò chơi “Bắn tên, bắn tên”.

- GV phổ biến luật chơi: Khi quản trò trong nhóm “bắn tên” đến bạn nào, bạn đó sẽ giới thiệu những nét riêng của mình trước nhóm. Nhóm sẽ “bắn tên” tất cả thành viên trong nhóm.

- GV nhắc nhở: Chúng ta phải biết xác định được những nét riêng của bản thân để dễ dàng thể hiện điểm mạnh, sở trường của mình trước mọi người.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổng hợp kết quả của các nhóm chơi và đánh giá.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ điểm hài lòng, chưa hài lòng về những nét riêng của bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ: Mỗi thành viên trong nhóm sẽ chia sẻ với nhau qua 2 vòng với nội dung:

+ Vòng 1: Điểm hài lòng về nét riêng.

+ Vòng 2: Điểm chưa hài lòng về nét riêng.

- GV nhắc nhở: Việc xác định nét riêng của bản thân rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Khi đó, chúng ta sẽ biết được điểm mạnh, điểm yếu, điểm hài lòng và chưa hài lòng của bản thân để có những giải pháp điều chỉnh kịp thời.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, vận dụng hiểu biết của bản thân, cùng chia sẻ với các bạn và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ về cách điều chỉnh những nét riêng để bản thân trở nên tích cực hơn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giữ nguyên nhóm ở Nhiệm vụ 2 và yêu cầu HS trong nhóm chia sẻ: Em hãy chia sẻ về cách điều chỉnh những nét riêng để bản thân trở nên tích cực hơn.

- GV tổng kết một số cách giúp HS điều chỉnh nét riêng để bản thân trở nên tích cực hơn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm và viết những việc mình đã làm được hoặc chưa làm được.

- HS chia sẻ lí do và rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm HS chia sẻ trước lớp.

- GV dành khoảng 2-3 phút, yêu cầu HS ghi lại những cách và việc làm cụ thể để điều chỉnh nét riêng của bản thân trở nên tích cực.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Nhận diện những nét riêng của bản thân.

a. Xác định những nét riêng của bản thân.

Gợi ý: Một số nét riêng mà HS có thể tham khảo để chơi trò chơi:

- Ngoại hình: dáng người cao, hơi gầy, mũi cao,...

- Phong cách: chỉn chu, kín đáo,...

- Tính cách: vui vẻ, thẳng thắn, hơi nóng tính,...

- Sở thích: âm nhạc, mĩ thuật,...

- Quan điểm sống: chân thành, trách nhiệm,...

- Sở trường: hiểu biết nhiều về Tin học, xử lí tình huống tốt, giọng nói truyền cảm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Chia sẻ điểm hài lòng, chưa hài lòng về những nét riêng của bản thân

Gợi ý:

- Vòng 1: Điểm hài lòng về nét riêng:

+ Sự chăm chỉ, cố gắng trong mọi công việc.

+ Dáng cao, da trắng, tóc đen dài, mượt.

+ Có khả năng ca hát tốt, nhảy múa đẹp.

+ Có khả năng chạy nhanh, học tốt các môn thể chất.

+ Có khả năng tiếp thu ngoại ngữ nhanh, nhạy bén.

+ Có năng khiếu nấu ăn, sáng tạo nhiều món.

+ Khả năng giao tiếp nhanh nhẹn, hoạt bát, năng nổ.

- Vòng 2: Điểm chưa hài lòng về nét riêng:

+ Không hát được những nốt cao.

+ Tính cách còn hấp tấp, nóng nảy.

+ Chưa linh hoạt trong học tập, thời gian biểu

+ Chưa sắp xếp được thời khóa biểu hợp lí cho bản thân

+ Chi tiêu còn hoang phí, chưa phù hợp.

+ Chiều cao thấp nên không học được mấy môn học thể dục yêu cầu thể lực.

 

c. Chia sẻ về cách điều chỉnh những nét riêng để bản thân trở nên tích cực hơn

Gợi ý:

- Cách điều chỉnh những nét riêng để bản thân trở nên tích cực hơn:

+ Luôn vui vẻ, tích cực trong mọi công việc, hoạt động.

+ Có thái độ tôn trọng, tích cực với mọi người.

+ Rèn luyện bản thân từng ngày để hoàn thiện hơn.

+ Học hỏi, tiếp thu những tấm gương, người xung quanh có điểm riêng tốt, tự tin.

+ Hòa đồng, sẵn sàng lắng nghe lời góp ý để khắc phục bản thân tốt hơn.

+ Luôn bình tĩnh để giải quyết những vấn đề xung quanh cuộc sống chúng ta.

+ Tìm kiếm cơ hội để được thuyết trình, nói trước đám đông -> giúp bản thân tự tin hơn, bớt rụt rè.

 

Hoạt động 2: Tự tin thể hiện đặc điểm riêng của bản thân

  1. Mục tiêu: Giúp HS biết cách thể hiện sự tự tin với những đặc điểm riêng của bản thân. Tạo cơ hội cho HS rèn luyện sự tự tin, thể hiện đặc điểm riêng trước mọi người.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Xác định những biểu hiện tự tin về đặc điểm riêng của bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi dẫn dắt: Một người tự tin về đặc điểm riêng của bản thân có những biểu hiện nào?

- GV yêu cầu HS trả lời sau không trùng ý kiến với HS trả lời trước.

- GV rút ra kết luận về những biểu hiện tự tin về đặc điểm riêng của bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, dựa vào hiểu biết của bản thân về những biểu hiện tự tin về đặc điểm riêng để suy nghĩ trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi một số HS trả lời và GV ghi câu trả lời lên bảng.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Thể hiện một khả năng riêng của bản thân trước nhóm, lớp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tổ chức cho lần lượt các thành viên trong nhóm thể hiện một khả năng riêng của bản thân.

- GV gợi ý: Các khả năng riêng như là: hát, múa, trình diễn thời trang, hùng biện, kể chuyện cười,...

- GV khích lệ, động viên HS phải luôn tự tin thể hiện đặc điểm riêng của bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào khả năng của bản thân để thể hiện và thực hiện nhiệm vụ.

- Các nhóm tổ chức hoạt động và chọn đại diện một thành viên tốt nhất để trình diễn trước lớp.

- GV quan sát các nhóm thảo luận và hỗ trợ (khi cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày, trình diễn trước lớp

- Các nhóm khác lắng nghe, quan sát và đánh giá.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về cách làm của các nhóm, tiết mục, phần thể hiện của từng bạn HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của em khi tự tin thể hiện đặc điểm riêng của mình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 HS làm người phỏng vấn và thực hiện nhiệm vụ phỏng vấn nhanh các bạn trong lớp: Hãy chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của bạn khi tự tin thể hiện đặc điểm riêng của mình?

- GV gợi ý:

+ Lạc quan hơn trong cuộc sống.

+ Mạnh dạn hơn khi thể hiện đặc điểm riêng.

+ Biết tôn trọng sự khác biệt về đặc điểm riêng của các bạn.

+ Khám phá ra tiềm ẩn bên trong con người mình,...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào cảm nhận và suy nghĩ của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổng kết những suy nghĩ và cảm xúc của HS khi tự tin thể hiện đặc điểm riêng của mình.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến, động viên và khen ngợi HS.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

2. Tự tin thể hiện đặc điểm riêng của bản thân

a. Xác định những biểu hiện tự tin về đặc điểm riêng của bản thân

Gợi ý:

Những biểu hiện tự tin về đặc điểm riêng của bản thân:

- Tự khẳng định nét riêng của bản thân

- Tự tin thể hiện khả năng riêng của bản thân trước mọi người

- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể

Suy nghĩ tích cực về bản thân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Thể hiện một khả năng riêng của bản thân trước nhóm, lớp

Gợi ý:

Một số khả năng riêng của bản thân:

- Hát

- Múa

- Trình diễn thời trang

- Hùng biện

- Kể chuyện cười

- Sáng tác thơ

- Vẽ tranh

- Làm video, clip

- Thuyết trình một chủ đề bằng tiếng Anh

- ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của em khi tự tin thể hiện đặc điểm riêng của mình

Gợi ý:

Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của em khi tự tin thể hiện đặc điểm riêng của mình như:

- Lạc quan trong cuộc sống và công việc.

- Mạnh dạn hơn khi thể hiện đặc điểm riêng của bản thân.

- Biết tôn trọng sự khác biệt về những đặc điểm riêng của các bạn.

- Khám phá được những tiềm ẩn trong con người mình.

- Vui vẻ và tự hào hơn khi được mọi người công nhận và khen ngợi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

  1. Mục tiêu: Giúp HS biết cách phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và thực hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong các tình huống cũng như biết cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thảo luận về cách xác định những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội sẽ chuyển phấn cho nhau để viết về những cách xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Trong thời gian 3 phút, đội nào viết được nhiều đáp án hơn thì đội đó chiến thắng.

- GV gợi ý câu hỏi khám phá đặc điểm bản thân:

Điểm mạnh

Điểm yếu

Em có đặc điểm năng lực nào nổi bật so với người khác không?

Những đặc điểm năng lực nào em còn yếu?

Em có nét tính cách, giá trị nào đặc biệt?

Những nét tính cách, thói quen nào cản trở em trong học tập và cuộc sống?

Mọi người xung quanh đánh giá về ưu điểm của em như thế nào?

Mọi người xung quanh đánh giá về nhược điểm của em như thế nào?

...

...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia sẻ về cách xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân với các bạn và tham gia trò chơi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm đọc câu trả lời của nhóm mình và đánh giá.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và cách phát huy điểm mạnh hoặc khắc phục điểm yếu của nhân vật trong tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm đôi và yêu cầu HS mở SBT đã thực hiện thảo luận Tình huống 1, tình huống 2 trong SHS tr.9 để làm rõ các vấn đề sau:

+ Chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của nhân vật V và Q trong tình huống.

+ Chỉ ra cách phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của 2 nhân vật đó.

+ Đóng vai là bạn của 2 nhân vật đó để phân tích điểm mạnh, điểm yếu và khuyên bạn cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ về ý nghĩa của việc phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS xem lại Hoạt động 3 trong SBT.

- GV yêu cầu HS giới thiệu sơ đồ tư duy về việc phát tích điểm mạnh điểm yếu của bản thân và cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trước nhóm.

- GV đặt câu hỏi: Theo em, việc phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân có ý nghĩa như thế nào?

- GV kết luận về ý nghĩa của việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang HĐ mới.

3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

a. Thảo luận về cách xác định những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Gợi ý:

- Tự đặt các câu hỏi khám phá đặc điểm của bản thân;

- Tham gia các hoạt động để bộc lộ và phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân;

- Lắng nghe nhận xét, đánh giá của mọi người về bản thân;

- ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và cách phát huy điểm mạnh hoặc khắc phục điểm yếu của nhân vật trong tình huống

Gợi ý:

Tình huống 1:

Điểm mạnh: V là người dịu dàng, hiền lành.

Điểm yếu: Bạn ít nói và nhút nhát. Khi được phân công thuyết trình bạn vì quá nhút nhát nên không dám thuyết trình.

Cách khắc phục: Bạn cần phải mạnh dạn, tự tin hơn để giám đứng trước mọi người để thuyết trình.

Tình huống 2:

Điểm mạnh: Quy là người có sự quyết tâm, không nản chí.

Điểm yếu: Thường nổi nóng, dễ cáu.

Cách khắc phục: Bạn cần kiểm soát lại trạng thái của mình và không nổi cáu với các bạn mà chỉ nên nhắc nhở để các bạn luyện tập chú ý hơn.

 

 

c. Chia sẻ về ý nghĩa của việc phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Gợi ý:

Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để từ đó có thể định hướng nghề nghiệp và phát huy những thế mạnh của mình.

Hoạt động 4: Điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi

  1. Mục tiêu: Giúp HS nhận diện được những thay đổi của bản thân và thực hành điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi. Từ đó, các em rèn luyện được kĩ năng thích ứng với sự thay đổi.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
  3. Sản phẩm học tập: HS thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Xác định những thay đổi của em trong năm học vừa qua

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu thảo luận: Em hãy thảo luận về sự thay đổi của bản thân trong năm học vừa qua.

- GV gợi ý:

+ Thay đổi về bản thân

+ Thay đổi môi trường học tập

+ Thay đổi mối quan hệ bạn bè

+ Thay đổi môi trường sống

- GV khuyến khích HS xác định những thay đổi của mình để điều chỉnh bản thân cho phù hợp với sự thay đổi đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia sẻ trong nhóm về những thay đổi của bản thân trong năm học vừa qua.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ sự thay đổi của mình trước lớp và đánh giá.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Thảo luận về cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS thảo luận về cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.

- GV gợi ý:

+ Bĩnh tĩnh đón nhận;

+ Chấp nhận sự thay đổi;

+ Thấy được ý nghĩa của sự thay đổi;

+ ...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào sự hiểu biết của bản thân để nêu một số cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm trình bày.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 3: Điều chỉnh bản thân thích ứng với sự thay đổi trong các tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đóng vai nhân vật và bạn của nhân vật trong các tình huống trong SHS tr.10 để chia sẻ với bạn về cách điều chỉnh bản thân thích ứng với sự thay đổi. Các nhóm thực hiện yêu cầu sau:

Lượt 1: 1 bạn đóng vai nhân vật K trong tình huống 1 (lần lượt đổi vai để chia sẻ với bạn).

Lượt 2: 1 bạn đóng vai nhân vật P trong tình huống 2 chia sẻ với bạn (lần lượt đổi vai để chia sẻ với bạn).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, dựa vào hiểu biết của bản thân để xử lí các tình huống SHS tr.10.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 nhóm trình bày trả lời tình huống, đóng vai nhân vật.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 4: Chia sẻ cảm xúc của em khi điều chỉnh được bản thân để thích ứng với sự thay đổi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu: Sau nhiệm vụ 3, em hãy chia sẻ cảm xúc của em khi điều chỉnh được bản thân để thích ứng với sự thay đổi.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm và chia sẻ những cảm xúc của bản thân khi điều chỉnh được bản thân để thích ứng với sự thay đổi.

- HS chia sẻ lí do và rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

4. Điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi

a. Xác định những thay đổi của em trong năm học vừa qua

Gợi ý: Những thay đổi của em trong năm học vừa qua:

+ Thay đổi về bản thân: ngoại hình, suy nghĩ, tình cảm,...

+ Thay đổi môi trường học tập: môn học, phương pháp học,...

+ Thay đổi mối quan hệ bạn bè: số lượng bạn bè, chất lượng bạn bè,...

+ Thay đổi môi trường sống: nơi sinh sống, những thay đổi trong gia đình,...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Thảo luận về cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi

Gợi ý: Một số cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi:

+ Bình tĩnh đón nhận sự thay đổi;

+ Chấp nhận sự thay đổi là một quy luật của tự nhiên, xã hội; thay đổi là điều hiển nhiên;

+ Thấy được ý nghĩa của sự thay đổi: thêm màu sắc trong cuộc sống, sự trưởng thành của bản thân,...

+ Rèn luyện sức khỏe, ý chí để vượt qua áp lực của sự thay đổi;

+ ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Điều chỉnh bản thân thích ứng với sự thay đổi trong các tình huống

Tình huống 1:

Nếu là K, em sẽ cố gắng thay đổi để thích ứng với cách dạy của thầy vì thầy dạy rất hữu ích, luôn ứng dụng được bài học bài thực tiễn.

- Tình huống 2:

Nếu là P, em sẽ cố gắng để thích nghi với môi trường khác, cởi mở, hòa đồng với mọi người xung quanh để tạo sự thân thiết với mọi người hơn vì mình là người mới chuyển tới nên cần tạo sự thân thiết với mọi người hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d. Chia sẻ cảm xúc của em khi điều chỉnh được bản thân để thích ứng với sự thay đổi

- Khi em thích ứng được với sự thay đổi trong cuộc sống, em cảm thấy hài lòng và tự tin.

+ Em cảm thấy hài lòng vì đã vượt qua được thử thách và đạt được mục tiêu của mình.

+ Em cũng cảm thấy tự tin hơn về khả năng của mình trong việc đối mặt và vượt qua các trở ngại trong cuộc sống.

- Em cũng cảm thấy thoải mái hơn với sự thay đổi và nhận thức được rằng cuộc sống là không ngừng thay đổi và phải thích ứng với sự thay đổi để tiến bộ.

-> Điều này giúp em trở nên linh hoạt và sẵn sàng đối mặt với những thay đổi tiếp theo trong cuộc sống

---------------Còn tiếp----------------

Soạn mới giáo án HĐTN 11 CTST (bản 2) bài Chủ đề 1: Tự tin là chính mình

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 11 chân trời (bản 2) mới, soạn giáo án HĐTN 11 chân trời (bản 2) bài Chủ đề 1: Tự tin là chính mình, giáo án HĐTN 11 chân trời (bản 2)

Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay