Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 7: CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHỀ TRONG XÃ HỘI
Sau chủ đề này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Gợi ý:
Gợi ý:
Nhiệm vụ 1: Khởi động
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh hơn?
- GV phổ biến luật chơi: Từng thành viên trong đội lần lượt ghi tên các nghề nghiệp trong xã hội. Trong vòng 2 phút, đội nào có nhiều kết quả đúng hơn, đội đó sẽ chiến thắng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia trò chơi Ai nhanh hơn?
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổng hợp kết quả trò chơi từ các nhóm.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Giới thiệu chủ đề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu về Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 11.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng hoạt động - SGK tr.62 và quan sát tranh chủ đề - SGK tr.61:
- GV đặt thêm một số câu hỏi:
+ Em hãy nêu các hoạt động cần thực hiện trong chủ đề 7?
+ Mô tả bức tranh chủ đề.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi:
+ Chủ đề 7 giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể về cơ sở giáo dục và xu hướng phát triển nghề trong xã hội:
+ Mô tả bức tranh chủ đề: Các bạn học sinh đang được tham gia ngày hội tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh để có thêm thông tin về việc làm, ngành học của bản thân trong tương lai.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 3: Định hướng rèn luyện trong chủ đề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV định hướng: Các mục tiêu của chủ đề không chỉ thực hiện trong giờ Hoạt động giáo dục mà còn được rèn luyện trong các giờ Sinh hoạt lớp, Sinh hoạt dưới cờ và hoạt động ngoại khóa khác. Các em cần tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động tập thể và vận dụng rèn luyện vào cuộc sống.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động tập thể và vận dụng rèn luyện vào cuộc sống.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV nhắc nhở HS tham gia đầy đủ vào các hoạt động tập thể.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Tìm hiểu xu hướng phát triển nghề trong xã hội là bước quan trọng cho việc đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp. Việc khám phá các nhóm nghề không chỉ giúp nhận diện được các đặc điểm, yêu cầu của nhóm nghề, nghề để xem bản thân phù hợp hay không, mà còn có thêm những hiểu biết về các ngành, nghề. Để hiểu biết rõ hơn, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Chủ đề 7: Cơ sở giáo dục và xu hướng phát triển nghề trong xã hội.
Hoạt động 1: Phân loại các nhóm nghề cơ bản và chỉ ra những đặc trưng, yêu cầu của từng nhóm nghề
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm và thực hiện các nhiệm vụ sau:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu một số phân loại nhóm nghề cơ bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu thảo luận và phân tích nội dung những cách phân loại nhóm nghề cơ bản: + Nhóm 1: Yêu cầu của nghề đối với người lao động + Nhóm 2: Tính phức tạp của quá trình đào tạo nghề + Nhóm 3: Những đặc điểm tâm lí và năng lực học tập của người học + Nhóm 4: Hình thức, mối quan hệ lao động - GV tổ chức cho HS tham quan và trình bày chia sẻ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm và phân tích nội dung những cách phân loại nhóm nghề cơ bản. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Phân loại các nhóm nghề cơ bản và chỉ ra những đặc trưng, yêu cầu của từng nhóm nghề. a. Tìm hiểu một số phân loại nhóm nghề cơ bản - Yêu cầu của nghề đối với người lao động: có sức khoẻ tốt; khả năng chịu được áp lực;... - Tính phức tạp của quá trình đào tạo nghề: thời gian, trình độ đào tạo; mức độ ảnh hưởng của công việc;... - Những đặc điểm tâm sinh lí và năng lực học tập của người học: khả năng tiếp thu kiến thức; năng lực tư duy trừu tượng; năng lực sáng tạo;... - Hình thức, mối quan hệ lao động: điều kiện lao động; điều khoản ràng buộc;...
|
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu và chia sẻ những đặc trưng, yêu cầu của từng nhóm nghề theo một cách phân loại Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo phương pháp dự án. Mỗi nhóm lựa chọn một cách phân loại nghề nghiệp và hoàn thành theo bảng phân tích đặc trưng, yêu cầu của từng nhóm nghề. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và thực hiện dự án của nhóm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thực hiện dự án trước lớp. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét về kết quả của HS. - GV chuyển sang hoạt động mới. | b. Tìm hiểu và chia sẻ những đặc trưng, yêu cầu của từng nhóm nghề theo một cách phân loại Mỗi HS cần tích cực tìm hiểu ngành nghề mà mình mong muốn học tập và trải nghiệm trong tương lai. Đó là việc quan trọng để chúng ta có quyết định, lựa chọn đúng đắn hơn sau này. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất và năng lực của người lao động
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm và thực hiện các nhiệm vụ:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||
Nhiệm vụ 1: Thảo luận về cách tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu một số hình ảnh về các hoạt động liên quan đến công tác tuyển dụng việc làm và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu hỏi: Nếu muốn biết yêu cầu của nhà tuyển dụng, người lao động cần phải làm gì? - GV tổ chức cho HS thảo luận về cách tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng thông qua việc thực hiện Phiếu học tập. - GV yêu cầu các nhóm phân tích cách thức tìm hiểu, ý nghĩa và những thuận lợi, khó khăn khi tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng. Gợi ý: đính kèm phía dưới hoạt động. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả thảo luận nhóm trước lớp. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng kết lại ý kiến và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 2. Tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất và năng lực của người lao động a. Thảo luận về cách tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng - Tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh, hội chợ việc làm; - Theo dõi các chương trình phát thanh, truyền hình về hướng nghiệp, việc làm; - Tìm hiểu thông tin tuyển dụng trên trang mạng của các công ty, doanh nghiệp; - Tham quan trực tiếp tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh; - Phỏng vấn trực tiếp nhà tuyển dụng về yêu cầu của nghề mà em quan tâm tại các chương trình hướng nghiệp,...
| ||||||
Nhiệm vụ 2: Phân tích yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất, năng lực của người lao động Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đưa ra những trường hợp điển hình về yêu cầu tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp. Ví dụ: - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi và phân tích các nội dung: + Liệt kê các yêu cầu tuyển dụng của công ty X và công ty Y. + Vì sao công ty X và công ty Y lại đưa ra các yêu cầu như vậy? + Hãy phân tích yêu cầu tuyển dụng của đơn vị tuyển dụng tại địa phương em. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc nghiên cứu SGK, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát các nhóm thảo luận và hỗ trợ (khi cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - GV mời HS nhóm khác nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét về sự tương quan giữa yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với đặc trưng, yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người lao động đối với nghề nghiệp. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | b. Phân tích yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất, năng lực của người lao động Mỗi nhà tuyển dụng có yêu cầu riêng về phẩm chất, năng lực khi tuyển dụng người lao động. Điều đó đòi hỏi người lao động cần có sự tìm hiểu và chuẩn bị kĩ lưỡng khi muốn tham gia vào thị trường lao động. | ||||||
Nhiệm vụ 3: Chia sẻ kết quả tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất, năng lực của người lao động đối với nghề mà em đã chọn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, vẽ sơ đồ tư duy hoặc trang trí mô hình, biểu tượng để chia sẻ kết quả tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất, năng lực của người lao động đối với nghề mà bản thân đã chọn. - GV nêu nhiệm vụ: + Xác định nghề nghiệp bản thân đã chọn. + Các yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nhà tuyển dụng đối với người lao động. Gợi ý: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ trước lớp. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng kết lại ý kiến, động viên và khen ngợi HS. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | c. Chia sẻ kết quả tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất, năng lực của người lao động đối với nghề mà em đã chọn Việc xác định được yêu cầu về phẩm chất, năng lực nghề nghiệp sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nghề nghiệp đó, cũng như xác định được bản thân có những yếu tố nào phù hợp với nghề nghiệp đã định hướng. | ||||||
Nhiệm vụ 4: Chia sẻ kết quả tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất, năng lực của người lao động đối với nghề mà em đã chọn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS lập ra phương hướng rèn luyện bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đối với nghề mà HS định lựa chọn và của nhà tuyển dụng. Gợi ý:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ trước lớp. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng kết lại ý kiến, động viên và khen ngợi HS. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | d. Chia sẻ kết quả tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất, năng lực của người lao động đối với nghề mà em đã chọn HS cần chuẩn bị thật chu đáo và kĩ lưỡng trước khi bước chân vào thị trường lao động. |
Gợi ý phân tích cách thức tìm hiểu, ý nghĩa và những thuận lợi, khó khăn khi tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Cách thức tìm hiểu | Ý nghĩa | Thuận lợi | Khó khăn |
Tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh, hội chợ việc làm | Có cơ hội tìm hiểu một số ngành, nghề đào tạo; được cung cấp thông tin, định hướng nghề nghiệp; chia sẻ về việc làm, 2 nghề nghiệp, chế độ chính sách, ưu đãi của Đảng, Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; nhu cầu và dự báo nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề trong thời gian tới. | Có thể tham gia tự do, chủ động thời gian; không gian tổ chức thường ở nơi rộng rãi, có thể dễ dàng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm,... | Số lượng người tham gia đông nên nhiều khi nhà tuyển dụng chưa giải đáp hết các thắc mắc của người tham gia,... |
Theo dõi các chương trình phát thanh, truyền hình về hướng nghiệp, việc làm |
|
|
|
Tìm hiểu thông tin tuyển dụng trên trang điện tử của các công ty, doanh nghiệp |
|
|
|
Tham quan trực tiếp tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh |
|
|
|
Phỏng vấn trực tiếp nhà tuyển dụng tại các chương trình hướng nghiệp. |
|
|
|
... |
|
|
|
Hoạt động 3: Ý nghĩa về việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, thực hiện các nhiệm vụ:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Chia sẻ những trường hợp đảm bảo hoặc chưa đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động mà em biết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu cho HS xem một số hình ảnh về những trường hợp đảm bảo/ chưa đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động: - GV chia lớp thành 2 đội và tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức để liệt kê những trường hợp đảm bảo hoặc chưa đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động. + Đội 1: Kể một số trường hợp đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động. + Đội 2: Kể một số trường hợp chưa đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS chia sẻ trước lớp. Gợi ý: * Những trường hợp đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: + Được trang bị và tuân thủ đầy đủ cách sử dụng phương tiện, công cụ lao động an toàn; + Biết đầy đủ thông tin về các yếu tố nguy hiểm. nguy hại tại nơi làm việc để có biện pháp phòng chống phù hợp + ... * Những trường hợp chưa đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp: + Không thực hiện đúng chế độ bảo hộ lao động như chăm sóc sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp theo định kì; + Chủ quan không sử dụng các trang bị bảo hộ lao động như: quản áo, giày, mũ, găng tay,... + ... - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 3. Ý nghĩa về việc đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động a. Chia sẻ những trường hợp đảm bảo hoặc chưa đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động mà em biết Mỗi công việc có một đặc thù riêng, bởi vậy mỗi việc có những trường hợp đảm bảo hoặc chưa đảm bảo an toàn lao động khác nhau. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác