Soạn mới giáo án HĐTN 11 CTST (bản 2) bài Chủ đề 5: Hoạt động phát triển cộng đồng

Soạn mới Giáo án HĐTN 11 CTST (bản 2) bài Chủ đề 5: Hoạt động phát triển cộng đồng. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 5: HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

 

  1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
  2. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Biết cách xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.
  • Thể hiện được hành vi văn minh nơi công cộng và trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.
  • Xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về vấn đề văn hóa mạng xã hội.
  • Xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển cộng đồng và đề xuất được giải pháp quản lí việc thực hiện hoạt động đó.
  • Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động phát triển cộng đồng.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • Biết cách xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động phát triển cộng đồng.
  • Đề xuất được giải pháp quản lí việc thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng.
  1. Phẩm chất:
  • Có ý thức tự giác, trách nhiệm, chăm chỉ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, Giáo án.
  • Tranh, ảnh về những hoạt động phát triển cộng đồng.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 2.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trải nghiệm trong cuộc sống.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Gợi ý:

  • Tham gia hoạt động thiện nguyện do nhà trường phát động.
  • Báo cáo kết quả hoạt động vì cộng đồng.
  • Trao đổi cách tham gia quản lí một số hoạt động phát triển cộng đồng.
  • ...

SINH HOẠT LỚP

Gợi ý:

  • Thảo luận về cách phát triển mối quan hệ trong cộng đồng.
  • Xây dựng nét đẹp văn hóa học đường trên mạng xã hội.
  • Đánh giá kết quả hoạt động của nhóm, lớp về hoạt động vì cộng đồng.
  • Tham gia văn nghệ phục vụ cho chương trình cộng đồng.
  • ....

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; chỉ rõ những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
  3. Nội dung: GV giới thiệu chủ đề thông qua bài hát và giới thiệu với HS về ý nghĩa chủ đề.
  4. Sản phẩm học tập: Cảm xúc của HS sau khi nghe bài hát “Bài tình ca màu xanh”, “Mùa hè xanh”; ý nghĩa của tranh chủ đề và biết tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
  5. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Khởi động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS xem video và hát bài hát một số ca khúc có nội dung ca ngợi các hoạt động vì cộng đồng của thanh niên – học sinh:

+ Bài tình ca màu xanh – Nguyễn Nhất Huy:

https://youtu.be/MeEApUig9qg?si=PPWMsgvHIRARUs9W

+ Mùa hè xanh – Vũ Hoàng:

https://youtu.be/LJOQI4D-SsE?si=GJMTX26Y_H69auiv

- GV nêu câu hỏi: Em hãy cho biết cảm xúc của em sau khi nghe bài hát?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video, hát theo lời bài hát và nêu cảm nhận.

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS nêu cảm nhận sau khi nghe bài hát:

+ Bài hát “Bài tình ca màu xanh”: Nói về màu xanh của cuộc sống, màu xanh của sức trẻ và lý tưởng thanh niên Việt Nam với ý chí và niềm tin về tương lai tươi sáng, cùng góp sức dựng xây nước nhà.

+ Bài hát “Mùa hè xanh”: Nói về những hình ảnh trong trẻo, tươi sáng của mùa hè. Đó là những hình ảnh đẹp về đàn chim, về tiếng ve, bờ đê ở những làng quê, những cánh đồng ruộng ngát hương.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Giới thiệu chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu về Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 11.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng hoạt động – SGK tr.41 và quan sát tranh chủ đề - SGK tr.40:

- GV đặt thêm một số câu hỏi:

+ Em hãy nêu các hoạt động cần thực hiện trong chủ đề 5?

+ Mô tả bức tranh chủ đề.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi:

+ Chủ đề 5 giúp chúng ta nhận biết được rằng hoạt động phát triển cộng đồng tạo ra sức mạnh, lan tỏa yêu thương, giúp con người xích lại gần nhau hơn, tạo dựng xã hội văn minh, phát triển; con người sống có trách nhiệm hơn.

  • Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.
  • Thể hiện hành vi văn minh ở nơi công cộng.
  • Thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.
  • Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về văn hóa mạng xã hội.
  • Xây dựng kế hoạch tổ chức và quản lí việc thực hiện hoạt động phát triển cộng đồng.
  • Đánh giá ý nghĩa của hoạt động phát triển cộng đồng.

+ Mô tả bức tranh chủ đề: Bức tranh hiện lên hình ảnh lớp học tình thương với học sinh dân tộc miền núi.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 3: Định hướng rèn luyện trong chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV định hướng: Các mục tiêu của chủ đề không chỉ thực hiện trong giờ Hoạt động giáo dục mà còn được rèn luyện trong các giờ Sinh hoạt lớp, Sinh hoạt dưới cờ và hoạt động ngoại khóa khác. Các em cần tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động tập thể và vận dụng rèn luyện vào cuộc sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động tập thể và vận dụng rèn luyện vào cuộc sống.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV nhắc nhở HS tham gia đầy đủ vào các hoạt động tập thể.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Cộng đồng là một nhóm xã hội của các cá thể chung sống chung trong cùng một môi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung. Trong cộng đồng người đó là kế hoạch, niềm tin, các mối ưu tiên thống nhất của các thành viên trong cộng đồng. Phát triển cộng đồng không còn là khái niệm xa lạ đối với những người hoạt động trong ngành công tác xã hội. Đó còn là một trong những phương pháp quan trọng. Tuy nhiên, phương pháp này còn chưa phổ biến trong đời sống hiện nay. Vậy thế nào là phát triển cộng đồng? Những phương pháp phát triển cộng đồng là gì? Để hiểu biết rõ hơn, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Chủ đề 5: Hoạt động phát triển cộng đồng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng

  1. Mục tiêu: Giúp HS xác định được các mối quan hệ giữa mọi người trong cộng đồng và biết được một số việc làm cụ thể nhằm góp phần xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS kể tên các mối quan hệ của mọi người trong cộng đồng.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ những hoạt động góp phần xây dựng, phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.

  1. Sản phẩm học tập: HS nhận diện và tìm hiểu được những hoạt động phát triển cộng đồng.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Xác định các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm từ 4 – 6 HS, phát Phiếu học tập và thực hiện nhiệm vụ: Trong thời gian 2 phút, em hãy kể tên các mối quan hệ của mọi người trong cộng đồng.

- GV gợi ý Phiếu học tập:

Các tổ chức đoàn thể, hội, nhóm

Khu dân cư

Trên mạng xã hội

- Đoàn Thanh niên;

- Hội Liên hiệp Phụ nữ;

- ...

 

 

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về hoạt động của các tổ chức trong cộng đồng:

Xây dựng

nhà tình thương

 

Đoàn Thanh niên

dọn vệ sinh

Đoàn Thanh niên dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ

Phường Khương Đình cùng nhân dân chung tay ủng hộ những nạn nhân trong vụ cháy

- GV đặt câu hỏi mở rộng: Việc xây dựng mối quan hệ giữa mọi người trong cộng đồng có ý nghĩa gì đối với mỗi cá nhân và xã hội?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiến hành thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS đại diện các nhóm liệt kê các mối quan hệ của mọi người trong cộng đồng trước lớp.

- GV mời HS trả lời câu hỏi mở rộng:

Ý nghĩa của việc xây dựng mối quan hệ giữa mọi người với:

+ Cá nhân: Những hoạt động phát triển cộng đồng có thể giúp cải thiện sự tự tin và giá trị bản thân của các thành viên trong cộng đồng bằng cách tạo ra cơ hội để họ tham gia vào các hoạt động xã hội, văn hóa và giáo dục. Kết quả là các thành viên sẽ trở nên tự tin hơn trong việc tham gia vào các hoạt động của cộng đồng và có khả năng tạo ra những đóng góp tích cực cho cộng đồng.

+ Xã hội: Những hoạt động phát triển cộng đồng có thể giúp cải thiện sự đoàn kết trong cộng đồng bằng cách tạo ra các dự án chung hoặc giúp đỡ nhau trong các hoàn cảnh khó khăn. Kết quả là cộng đồng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và có thể giải quyết các vấn đề hiệu quả hơn.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng

a. Xác định các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng

Các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng:

- Các tổ chức đoàn thể, hội, nhóm: Đoàn Thanh niên, câu lạc bộ theo sở thích,...

- Khu dân cư: hàng xóm, người dân sinh hoạt trong khu dân cư.

- Trên mạng xã hội: các hội, nhóm cùng chung sở thích, cộng đồng mở.

Nhiệm vụ 2: Thảo luận và chia sẻ những việc làm góp phần xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng mà em đã tham gia

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS, thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn và thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ những việc làm góp phần xây dựng, phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.

- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện: HS về nhà thực hiện hoạt động, việc làm góp phần xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, vận dụng hiểu biết của bản thân, thảo luận và đưa ra những việc làm góp phần xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.

- HS thực hiện những việc làm góp phần xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng khi ở nhà.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp về những việc làm góp phần xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng trước lớp.

Gợi ý: (Bảng đính kèm phía dưới Hoạt động)

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về kết quả của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Thảo luận và chia sẻ những việc làm góp phần xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng mà em đã tham gia

HS tìm kiếm tài liệu, thông tin và vận dụng kiến thức bản thân để chỉ ra những việc làm góp phần xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ cảm xúc của em khi xây dựng được các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu trình bày những nội dung sau:

Loại hình cộng đồng

Những việc em đã làm

Kết quả

Cảm xúc từ việc làm mang lại

Hướng hành động tiếp theo

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm HS tiến hành báo cáo trước lớp.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

- GV nhấn mạnh ý nghĩa, lợi ích về tinh thần, cảm xúc đối với mỗi cá nhân từ những việc làm góp phần xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

c. Chia sẻ cảm xúc của em khi xây dựng được các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng

- Khi tham gia các hoạt động xây dựng và phát triển cộng đồng, HS vừa được rèn luyện các kĩ năng, giáo dục các giá trị cốt lõi của cuộc sống, vừa góp phần xây dựng và phát triển cộng đồng.

- HS cần tích cực rèn luyện và tham gia khi nhà trường, lớp tổ chức các hoạt động phát triển cộng đồng.

 

BẢNG NHỮNG VIỆC LÀM GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

MỐI QUAN HỆ VỚI MỌI NGƯỜI TRONG CỘNG ĐỒNG

Khu dân cư

Tổ chức, hội, nhóm

Cộng đồng mạng xã hội

- Chào hỏi thân mật.

- Chủ động hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn.

- Tuân thủ quy định chung của khu dân cư.

- ...

- Chủ động làm quen với các thành viên khi mới tham gia.

- Tìm kiếm và phát triển những điểm chung giữa các thành viên.

- ...

- Thiết kế trang mạng xã hội để kết nối cộng đồng tham gia vào mục đích phát triển xã hội.

- Tôn trọng, bảo vệ thông tin cá nhân của người khác.

- ...

Hoạt động 2: Thể hiện hành vi văn minh ở nơi công cộng

  1. Mục tiêu: Giúp HS xác định được một số hành vi văn minh ở nơi công cộng. Từ đó, HS biết cách ứng xử văn minh ở nơi công cộng.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát tình huống và thảo luận về các hành vi văn minh ở nơi công cộng.

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Không gian tươi đẹp”, yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy về các hoạt động thể hiện hành vi văn minh.

- GV yêu cầu HS thực hiện Phiếu học tập.

  1. Sản phẩm học tập: HS xác định được một số hành vi văn minh ở nơi công cộng. Từ đó, HS biết cách ứng xử văn minh ở nơi công cộng.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thảo luận về các hành vi văn minh ở nơi công cộng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và quan sát tình huống sau:

+ Tình huống 1: Chủ nhật, B và các bạn rủ nhau đi xem phim ở rạp. Gần đến giờ chiếu phim nhưng tại quầy bán vé, mọi người xếp hàng mua vé rất đông. B ngại chờ lâu nên liền chen lên trước, khiến mọi người xung quanh rất khó chịu.

+ Tình huống 2: Tan trường, H và N cùng đi bộ về nhà. Khi đến đoạn cần qua đường, hai bạn đứng ở vạch kẻ đường dành cho người đi bộ nhưng do xe đông nên chờ rất lâu mà vẫn chưa qua được. Một lúc sau, có một chú tài xế xe buýt đi chậm lại, bật tín hiệu đèn và ra hiệu cho cả hai đi qua. H và N nhờ thế đã sang đường an toàn. Cả hai cùng cái đầu cảm ơn chú tài xế.

- GV yêu cầu HS thảo luận:

+ Nhận xét về các hành vi ở nơi công cộng của các nhân vật trong tình huống.

+ Em đồng ý với các ứng xử của nhân vật ở tình huống nào? Giải thích lí do.

+ Kể tên một số hành vi văn minh ở nơi công cộng mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc các tình huống và thảo luận.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Tình huống 1: Hành động của B cho thấy B là người thiếu văn hóa xếp hàng.

+ Tình huống 2: Chú tài xế tốt bụng, đã giúp bạn H và N sang được đường và bạn H và N rất lễ phép khi cúi đầu cảm ơn chú tài xế.

+ Em đồng ý với cách ứng xử của nhân vật ở tình huống 2. Vì chú tài xế và hai bạn H và N có những hành vi văn minh ở nơi công cộng.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Thể hiện hành vi văn minh ở nơi công cộng

a. Thảo luận về các hành vi văn minh ở nơi công cộng

Một số hành vi ở nơi công cộng:

- Tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật, của cộng đồng.

- Ứng xử lịch thiệp, thân thiện, đúng mực.

- Trang phục lịch sử, phù hợp với hoàn cảnh, chuẩn mực xã hội.

- Quan tâm, giúp đỡ người khuyết tật, phụ nữ có thai, người già, trẻ em.

- Bảo vệ lẽ phải, người yếu thế; phê phán hành vi sai trái.

- ...

Nhiệm vụ 2: Thể hiện hành vi văn minh nên có trong các không gian công cộng và chia sẻ với các bạn về những hành vi đó

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Không gian tươi đẹp”.

- GV yêu cầu mỗi nhóm bốc thăm nội dung, sau đó vẽ nội dung về các hoạt động thể hiện hành vi văn minh.

Gợi ý sơ đồ tư duy dưới Hoạt động 2.

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về một số không gian công cộng: tham gia Festival biển; cổ vũ bóng đá; đọc sách ở thư viện;...

- GV yêu cầu HS về nhà thể hiện những hành vi văn minh ở nơi công cộng và viết báo cáo về những việc làm của bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc tình huống, thảo luận và đưa ra nhận xét.

- GV quan sát các nhóm thảo luận và hỗ trợ (khi cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày sơ đồ tư duy về các hoạt động thể hiện hành vi văn minh.

- HS thể hiện những hành vi văn minh ở nơi công cộng và viết báo cáo về những việc làm của bản thân.

- Các nhóm khác lắng nghe, quan sát và đánh giá.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét về cách làm của các nhóm, tiết mục, phần thể hiện của từng bạn HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Thể hiện hành vi văn minh nên có trong các không gian công cộng và chia sẻ với các bạn về những hành vi đó

Mỗi HS cần có trách nhiệm, tích cực vận dụng các cách hợp tác xây dựng, thực hiện hoạt động phát triển cộng đồng.

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ những tình huống thể hiện hành vi văn minh hoặc chưa văn minh ở nơi công cộng mà em biết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát video và thực hiện nhiệm vụ: Xác định và gọi tên các hành vi được thể hiện trong đoạn video.

+ Hành vi văn minh:

https://youtu.be/pH5-ILzeBfE?si=BG_rGAxdPxRAncUd

+ Hành vi không văn minh:

https://youtu.be/gQehafF6fmQ?si=hOJb7b5WRHHFOhDc

- GV yêu cầu HS làm Phiếu học tập.

Phiếu học tập trình bày dưới Hoạt động 2.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, thảo luận và hoàn thiện Phiếu học tập.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày Phiếu học tập trước lớp.

+ Hành vi văn minh:

●       Ăn mặc lịch sự khi ra ngoài.

●       Sang đường đúng vạch kẻ.

●       Chấp hành đúng luật giao thông.

●       Giúp đỡ người già.

+ Hành vi không văn minh:

●       Nhảy múa trước máy bay.

●       Hút thuốc trên máy bay.

●       Ngồi/đứng trên băng chuyền hành lí tại máy bay.

●       Gây mất trật tự nơi công cộng.

●       Quấy rối tình dục nơi công cộng.

●       Giáo viên đánh trẻ em.

●       Bác sĩ, y tá bị dọa nạt.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết lại ý kiến, động viên và khen ngợi HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

c. Chia sẻ những tình huống thể hiện hành vi văn minh hoặc chưa văn minh ở nơi công cộng mà em biết

HS tích cực chia sẻ những tình huống thể hiện hành vi văn minh ở nơi công cộng mà em đã làm hoặc chứng kiến người khác hành động.

 

 

 

SƠ ĐỒ TƯ DUY

VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG THỂ HIỆN HÀNH VI VĂN MINH

 

PHIẾU HỌC TẬP

Yêu cầu

Trả lời

Nêu một số hành vi văn minh được thể hiện trong tình huống.

 

Kể thêm một số tình huống thể hiện hành vi văn minh hoặc chưa văn minh ở nơi công cộng mà em biết.

 

Hoạt động 3: Thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng

  1. Mục tiêu: Giúp HS xác định và thực hiện được trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng.
  2. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vườn hoa khoe sắc”.

- GV hướng dẫn HS quan sát video và trình bày về trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.

- GV tổ chức cho HS xây dựng tình huống nhằm thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.

- GV tổ chức HS chia sẻ cảm nhận của bản thân khi thể hiện trách nhiệm qua các hoạt động cộng đồng.

  1. Sản phẩm học tập: HS xác định và thực hiện được trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thảo luận và xác định trách nhiệm của bản thân với cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm từ 4 – 6 HS.

- GV tổ chức trò chơi “Vườn hoa khoe sắc”, yêu cầu HS tham gia trò chơi và thảo luận: Hãy nêu trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.

- GV phổ biến luật chơi:

+ Phát cho các nhóm những cành hoa.

+ Yêu cầu trang trí thành các bông hoa, mỗi cánh hoa ghi một trách nhiệm của HS trong cộng đồng.

- GV đặt câu hỏi mở rộng:

+ Vì sao em cho rằng việc thực hiện tốt quy định của pháp luật là trách nhiệm của bản thân với cộng đồng?

+ Em có nhận xét gì về tinh thần trách nhiệm với cộng đồng của một số người hiện nay? Hãy nêu ví dụ cụ thể.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe luật và tham gia trò chơi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV chủ trì trò chơi và cổ vũ tinh thần HS tham gia trò chơi tích cực.

+ Việc thực hiện tốt quy định của pháp luật nhằm giúp bản thân có nhận thức đúng đắn, dẫn đến có trách nhiệm với cộng đồng, xây dựng một cộng đồng bình đẳng, vững mạnh, phát triển.

+ Hiện nay, thế hệ trẻ đang dần có những nhận thức đúng đắn, có trách nhiệm với cộng đồng.

Ví dụ 1: Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên có những hoạt động ý nghĩa như xây trường học tình thương ở vùng sâu vùng xa.

Ví dụ 2: Streamer Phùng Thanh Độ cùng Đoàn trường Kinh tế Quốc dân quyên góp, xây dựng, sửa sang những ngôi trường miền núi, giúp đỡ các em nhỏ có điều kiện được đi học.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

3. Thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng

a. Thảo luận và xác định trách nhiệm của bản thân với cộng đồng

- Ủng hộ phong trào xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

- Tham gia các buổi tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội.

- Tham gia chiến dịch mùa hè xanh.

- Tham gia các hoạt động nhân đạo.

- ...

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ cách em thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát video về trường hợp điển hình trong việc xây dựng cộng đồng.

https://youtu.be/scaLZuJEE5E?si=6mxwpX2vq6cOcP2Q (3p34 – 4p00 và 11p45 – 16p47)

- GV thông qua kĩ thuật “Chúng em biết 3” yêu cầu HS làm việc cá nhân, trong vòng 1 phút: Hãy chia sẻ cách thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày cách thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Chia sẻ cách em thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng

- Thực hiện, tuân thủ tốt các quy định chung của cộng đồng.

- Ủng hộ, hưởng ứng các hoạt động, phong trào do cộng đồng phát động, tổ chức.

- Trực tiếp tham gia các hoạt động phù hợp với điều kiện của bản thân.

- Tham gia các hoạt động vệ sinh nơi cư trú.

- ...

Soạn mới giáo án HĐTN 11 CTST (bản 2) bài Chủ đề 5: Hoạt động phát triển cộng đồng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 11 chân trời (bản 2) mới, soạn giáo án HĐTN 11 chân trời (bản 2) bài Chủ đề 5: Hoạt động phát triển cộng đồng, giáo án HĐTN 11 chân trời (bản 2)

Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay