Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau chủ đề này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Gợi ý:
Gợi ý:
Nhiệm vụ 1: Khởi động
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhìn hành động đoán tên cảm xúc”.
- GV nêu luật chơi: GV chia lớp thành 2 đội với 2 lượt chơi; mỗi đội sẽ có 5 cảm xúc được diễn tả bằng hành động để đội bạn gọi tên cảm xúc. Sau 2 lượt chơi, đội nào đoán được nhiều cảm xúc của đội bạn hơn sẽ là đội chiến thắng.
Một số gợi ý về cảm xúc để HS có thể diễn tả bằng hành động:
+ Hạnh phúc
+ Vui sướng
+ Cô đơn
+ Đau buồn
+ Lo lắng
+ Hoảng sợ
+ Bực bội
+ Tuyệt vọng
+...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe luật chơi, tham gia trò chơi.
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức trò chơi và HS tích cực tham gia.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên bố nhóm thắng cuộc.
- GV tổng kết và nêu ý nghĩa: Cảm xúc là một trạng thái sinh học liên quan đến hệ thần kinh, gắn liền với những suy nghĩ, cảm xúc, phản ứng hành vi và mức độ của niềm vui hay không vui. Chúng ta nên biết cách quản lí cảm xúc của bản thân trong mọi hoàn cảnh một cách phù hợp để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Giới thiệu về Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 11
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu về Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 11.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng hoạt động - SHS tr.16 và quan sát tranh chủ đề - SHS tr.15:
- GV đặt thêm một số câu hỏi:
+ Em hãy nêu các hoạt động cần thực hiện trong chủ đề 2?
+ Mô tả bức tranh chủ đề.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi:
+ Chủ đề 2 giúp chúng ta có hiểu biết về cảm xúc và các mối quan hệ của bản thân, đồng thời biết cách duy trì các mối quan hệ tốt đẹp và điều chỉnh cảm xúc bản thân một cách phù hợp:
+ Mô tả bức tranh chủ đề: Hình ảnh các bạn học sinh đang trò chuyện cùng với thầy giáo, cho thấy mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa học sinh và thầy giáo.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 3: Định hướng rèn luyện trong chủ đề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV định hướng: Các mục tiêu của chủ đề không chỉ thực hiện trong giờ Hoạt động giáo dục mà còn được rèn luyện trong các giờ Sinh hoạt lớp, Sinh hoạt dưới cờ và hoạt động ngoại khóa khác. Các em cần tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động tập thể và vận dụng rèn luyện vào cuộc sống.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động tập thể và vận dụng rèn luyện vào cuộc sống.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV nhắc nhở HS tham gia đầy đủ vào các hoạt động tập thể.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Cuộc sống của chúng ta không chỉ có một cá thể mà là một xã hội, nơi mà con người giao tiếp và kết nối với nhau bằng mối quan hệ. Em có những mối quan hệ tốt đẹp nào, với ai và ở đâu? Không những thế, cảm xúc cũng là một nhân tố quan trọng giúp con người tạo dựng được một cuộc sống tốt đẹp, vui vẻ hơn. Để khám phá về các mối quan hệ và cách làm chủ cảm xúc, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Chủ đề 2: Làm chủ cảm xúc và các mối quan hệ.
Hoạt động 1: Phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tổ chức cuộc thi “Ai nhanh hơn” Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 2 đội, mỗi nhóm 6 HS, tổ chức chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”. - GV phổ biến luật chơi: Mỗi thành viên của 2 đội chuyển phấn cho nhau và viết lên bảng những việc làm để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, các bạn. Trong vòng 3 phút, đội nào viết được đúng và nhiều hơn thì đội đó chiến thắng. - GV phân chia nhiệm vụ của mỗi đội như sau: + Đội 1: Các việc làm phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô. + Đội 2: Các việc làm phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tích cực tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV tổng hợp kết quả của các đội chơi và đánh giá. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn a. Tổ chức cuộc thi “Ai nhanh hơn” - Các việc làm phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô: + Hỏi thăm thầy cô về sức khỏe, công việc, gia đình,.. + Ứng xử lễ phép với thầy cô; + Hoàn thành bài tập, nhiệm vụ được giao; + Nhờ thầy cô tư vấn về học tập, hướng nghiệp, tình cảm,... + Gửi lời chúc và bày tỏ lòng biết ơn thầy cô vào dịp lễ, Tết; + Mời thầy cô tham gia vào các hoạt động văn nghệ, thể thao,... - Các việc làm phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn: + Hướng dẫn các bạn học chưa tốt; + Giúp đỡ các bạn có gia đình khó khăn; + Hỏi thăm khi các bạn bị ốm; + Tham gia các hoạt động thể thao cùng các bạn; + Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ cùng các bạn; + Học hỏi, tiếp thu những việc làm tốt từ các bạn; +.... |
Nhiệm vụ 2: Trao đổi về những việc làm để phát triển mối quan hệ với thầy cô và các bạn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Tại sao phát biểu xây dựng bài là cách để phát triển mối quan hệ với thầy cô? + Nhóm 2: Tại sao hoàn thành bài tập được giao là việc làm để phát triển mối quan hệ với thầy cô? + Nhóm 3: Tại sao tuân thủ nội quy lớp học là việc làm để phát triển mối quan hệ với thầy cô? + Nhóm 4: Giúp đỡ bạn đúng lúc có phải là cách phát triển mối quan hệ với bạn không? Vì sao? + Nhóm 5: Can ngăn khi bạn có ý định thực hiện một việc làm chưa tích cực có phải là cách phát triển mối quan hệ với bạn không? Vì sao? + Nhóm 6: Vị tha khi các bạn mắc lỗi và nhận, sửa lỗi khi mình sai có phải là cách phát triển mối quan hệ với các bạn không? Vì sao? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, vận dụng hiểu biết của bản thân và thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét về kết quả của HS. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | b. Trao đổi về những việc làm để phát triển mối quan hệ với thầy cô và các bạn Một số cách để phát triển mối quan hệ với thầy cô: - Tích cực phát triển xây dựng bài; - Luôn hoàn thành bài tập được giao; - Chấp hành đúng, tuân thủ nội quy lớp học; - ... Một số cách để phát triển mối quan hệ với bạn bè: - Mời bạn cùng học, cùng tham gia hoạt động, cùng chơi và thực hiện các sở thích chung; - Lắng nghe và dành cho nhau những lời khuyên tốt đẹp, - Thể hiện thái độ thân thiện, cởi mở và hòa đồng với bạn, - Khen ngợi và khích lệ những điểm mạnh, thành tích mà bạn đạt được. - ...
|
Nhiệm vụ 3: Thực hành phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn trong các tình huống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đóng vai xử lí tình huống trong SHS tr.18: + Tình huống 1: Nếu em là thành viên của lớp, em sẽ đưa ra ý kiến gì? + Tình huống 2: Nếu là Đ, em sẽ làm gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm đôi, đọc tình huống 1, 2 SHS tr.18 và hoàn thành yêu cầu. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số nhóm HS đóng vai và trình diễn trước lớp: Tình huống 1: HS có thể đưa ra ý kiến giao tiếp, ứng xử trong tình huống này như sau: + Giao tiếp, ứng xử với thầy cô giáo dạy thay: HS cần hợp tác, chú ý học tập, nghe giảng và hỗ trợ thầy cô khi cần thiết. + Giao tiếp, ứng xử với thầy giáo bị ốm: HS dành thời gian để hỏi thăm tình hình sức khoẻ của thầy hỗ trợ thầy khi cần, động viên tinh thần để thầy chóng khỏe bệnh,... Tình huống 2: + Trong tình bạn không tránh khỏi những lúc giận hờn, nghỉ chơi,... chính những tình huống như vậy càng giúp ta có thêm cơ hội đề nhìn lại mình, nhìn lại tình bạn. + Trong tình huống này, Đ đã biết mình sai nên cần chủ động xin lỗi, giảng hoà với bạn. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét về kết quả của HS. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | c. Thực hành phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn trong các tình huống Để duy trì và phát triển mối quan hệ với thầy cô và các bạn, mỗi HS cần chủ động, tích cực thực hiện những cách đã được tìm hiểu. |
Nhiệm vụ 4: Chia sẻ cảm xúc trong một tình huống mà em đã phát triển được mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô hoặc các bạn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy viết báo cáo kết quả vận dụng các cách để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn. Gợi ý: + Liệt kê những tình huống em đã thực hành để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô hoặc các bạn; + Cảm xúc của em trong tình huống đó; + ... Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện báo cáo tại nhà. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét về kết quả của HS. - GV chuyển sang hoạt động mới. | d. Chia sẻ cảm xúc trong một tình huống mà em đã phát triển được mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô hoặc các bạn Khi đã làm chủ và phát triển được các mối quan hệ một cách tốt đẹp thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên vui vẻ, hạnh phúc và tích cực hơn. |
Hoạt động 2: Làm chủ mối quan hệ với các bạn ở trường
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Thảo luận về các cách để làm chủ mối quan hệ với các bạn ở trường Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS trong nhóm thảo luận: Em hãy cho biết các cách để làm chủ mối quan hệ với các bạn ở trường. - GV rút ra kết luận về các cách để làm chủ mối quan hệ với các bạn ở trường. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, dựa vào hiểu biết của bản thân, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi một số HS trả lời và GV ghi câu trả lời lên bảng. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng kết lại ý kiến và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 2. Làm chủ mối quan hệ với các bạn ở trường a. Thảo luận về các cách để làm chủ mối quan hệ với các bạn ở trường Các cách để làm chủ mối quan hệ với các bạn ở trường: - Chủ động kết bạn; - Hiểu cảm xúc của bản thân và các bạn để ứng xử phù hợp; - Từ chối những yêu cầu hay lời mời không phù hợp; - Không để các mối quan hệ với bạn gây ảnh hưởng đến việc học tập và cuộc sống; - ...
|
Nhiệm vụ 2: Thực hành làm chủ mối quan hệ với bạn trong các tình huống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc các tình huống SHS tr.19 và thực hiện yêu cầu: + Tình huống 1: Nếu là B, em sẽ quyết định như thế nào? + Tình huống 2: Nếu là K, em sẽ làm gì? + Tình huống 3: Nếu là N, em sẽ làm gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm đôi, dựa vào kiến thức đã học và thảo luận để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát các nhóm thảo luận và hỗ trợ (khi cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2-3 nhóm đóng vai xử lí các tình huống: Tình huống 1: Nếu là B, em có thể: + Trước lời khuyên của H, suy nghĩ để nhận ra nhóm không chú tâm học hành thi khi chơi chung cũng sẽ bị ảnh hưởng nên không tham gia nhóm này nữa. + Khuyên nhóm nên chú ý đến việc học và định hướng cho nhóm chú ý vào việc học tập (đây là cách làm rất tốt). Tình huống 2: Nếu là K, em có thể: + Khi nghe thông tin về bạn thân, cần cân nhắc các thông tin được nghe, mục đích của người đưa tin. + Đặc biệt, xem xét mối quan hệ của bạn thân với em, sự ứng xử của em và bạn thân dành cho nhau để đứng ra bảo vệ bạn thân trước các tin đồn hoặc làm rõ các thông tin mà các bạn nói về bạn thân. Tình huống 3: Nếu là N, em có thể: + Sẽ không tham gia vào nhóm để bàn tán chuyện riêng của người khác. + Khuyên các bạn trong nhóm không nên mang chuyện riêng của người khác ra bàn tán. - Các nhóm khác lắng nghe, quan sát và đánh giá. - GV mời HS nhóm khác nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét về cách làm của các nhóm, tiết mục, phần thể hiện của từng bạn HS. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | b. Thực hành làm chủ mối quan hệ với bạn trong các tình huống Làm chủ mối quan hệ với các bạn giúp HS làm chủ được bản thân, giúp cho mọi người gần gũi hơn, không xảy ra những hiểu nhầm và tình huống không phù hợp xảy ra, làm ảnh hưởng tới mối quan hệ đó. |
Nhiệm vụ 3: Chia sẻ cảm xúc của em khi làm chủ được mối quan hệ với các bạn ở trường Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy viết báo cáo kết quả vận dụng các cách để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn ở trường. Gợi ý: + Liệt kê những tình huống em đã làm chủ được mối quan hệ với các bạn ở trường; + Cảm xúc của em trong tình huống đó; + Thuận lợi và khó khăn khi em thực hành làm chủ mối quan hệ với các bạn ở trường; + Bài học rút ra khi em làm chủ mối quan hệ với các bạn ở trường; + ... Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện báo cáo tại nhà. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét về kết quả của HS. - GV chuyển sang hoạt động mới. | c. Chia sẻ cảm xúc của em khi làm chủ được mối quan hệ với các bạn ở trường - Làm chủ được mối quan hệ với các bạn ở trường giúp em trở nên vui vẻ, hạnh phúc và luôn có được những người bạn tốt sát cánh, giúp đỡ mình khi mình cần. - Cuộc sống không bị tẻ nhạt.
|
------------------Còn tiếp---------------------
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: