Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 6: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO TỒN CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN
Sau chủ đề này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Gợi ý:
Gợi ý:
Nhiệm vụ 1: Khởi động
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS xem video về một cảnh quan thiên nhiên (vườn quốc gia, khu bảo tồn,...).
Vườn quốc gia Cát Tiên: https://youtu.be/Ii0AozxlMu8?si=rTkF9WSV2qGB-4JR
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em có cảm nhận gì về cảnh quan thiên nhiên trong video?
+ Em nghĩ như thế nào nếu những nơi đó bị ô nhiễm bởi tác động của con người?
+ Em cần làm gì để bảo tồn được những cảnh quan thiên nhiên trong video?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:
+ Cảm nhận về cảnh quan thiên nhiên Vườn quốc gia Cát Tiên: Rừng Cát Tiên chứa đựng nguồn tài nguyên đa dạng sinh học quý giá, nhiều cây đại thụ cao to quý hiếm, nhiều loài động vật quý hiếm có trong Sách Đỏ Việt Nam như bò Gau, hổ, gấu, báo, voọc,...
+ Vườn quốc gia Cát Tiên bị ô nhiễm sẽ gây ra những hậu quả:
+ Để bảo tồn được những cảnh quan thiên nhiên Vườn quốc gia Cát Tiên cần:
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Giới thiệu chủ đề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu về Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 11.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng hoạt động - SHS tr.51 và quan sát tranh chủ đề - SHS tr.50:
- GV đặt thêm một số câu hỏi:
+ Em hãy nêu các hoạt động cần thực hiện trong chủ đề 6?
+ Mô tả bức tranh chủ đề.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi:
+ Chủ đề 6 giúp chúng ta đánh giá được thực trạng cảnh quan thiên nhiên. Từ đó có những hành động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên:
+ Mô tả bức tranh chủ đề: Học sinh đang khảo sát nguồn nước chưa qua xử lí tại một nhà máy.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 3: Định hướng rèn luyện trong chủ đề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV định hướng: Các mục tiêu của chủ đề không chỉ thực hiện trong giờ Hoạt động giáo dục mà còn được rèn luyện trong các giờ Sinh hoạt lớp, Sinh hoạt dưới cờ và hoạt động ngoại khóa khác. Các em cần tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động tập thể và vận dụng rèn luyện vào cuộc sống.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động tập thể và vận dụng rèn luyện vào cuộc sống.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV nhắc nhở HS tham gia đầy đủ vào các hoạt động tập thể.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Việc bảo vệ môi trường và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên là việc cần thiết và quan trọng trong đời sống hiện đại của chúng ta. Nó liên quan đến việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và giữ gìn sự cân bằng sinh thái trên hành tinh chúng ta. Để hiểu biết rõ hơn, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Chủ đề 6: Bảo vệ môi trường và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
Hoạt động 1: Khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương và tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm và liệt kê các hoạt động sản xuất, kinh doanh có tác động đến môi trường tự nhiên tại địa phương.
- GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch khảo sát thực trạng môi trường ở địa phương và tác động của một hoạt hoạt động sản xuất, kinh doanh đó đến môi trường.
- GV tổ chức cho HS thực hiện khảo sát và viết báo cáo về thực trạng môi trường tự nhiên, tác động của sự phát triển sản xuất kinh doanh đến môi trường đã xây dựng.
- GV hướng dẫn HS thảo luận và đề xuất kiến nghị về bảo vệ môi trường.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||
Nhiệm vụ 1: Liệt kê các hoạt động sản xuất, kinh doanh có tác động đến môi trường tự nhiên tại địa phương Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 – 6 nhóm, yêu cầu thảo luận và ghi vào giấy A0: Liệt kê các hoạt động sản xuất, kinh doanh có tác động đến môi trường tự nhiên tại địa phương.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm và hoàn thành bảng liệt kê vào giấy A0. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả liệt kê của nhóm. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương và tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường a. Liệt kê các hoạt động sản xuất, kinh doanh có tác động đến môi trường tự nhiên tại địa phương Bảng liệt kê trình bày dưới Hoạt động 1. | ||||||
Nhiệm vụ 2: Thảo luận, xây dựng kế hoạch khảo sát thực trạng môi trường ở địa phương và tác động của một hoạt động sản xuất, kinh doanh đến môi trường Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tiếp tục cho HS thảo luận theo nhóm, yêu cầu mỗi nhóm: Xây dựng kế hoạch khảo sát thực trạng môi trường ở địa phương và tác động của một hoạt động sản xuất, kinh doanh đó đến môi trường. - GV yêu cầu các nhóm đọc mẫu kế hoạch khảo sát trong SGK tr.52. Kế hoạch khảo sát trình bày dưới Hoạt động 1. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và xây dựng kế hoạch của nhóm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kế hoạch đã xây dựng trước lớp. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét về kết quả của HS. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | b. Thảo luận, xây dựng kế hoạch khảo sát thực trạng môi trường ở địa phương và tác động của một hoạt động sản xuất, kinh doanh đến môi trường HS cần quan sát thực tế, dựa vào tài liệu, thông tin sưu tầm được để lên kế hoạch khảo sát. | ||||||
Nhiệm vụ 3: Thực hiện khảo sát và viết báo cáo về thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương, tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm thực hiện khảo sát và viết báo cáo về thực trạng môi trường tự nhiên, tác động của sự phát triển sản xuất kinh doanh đến môi trường đã xây dựng. - GV lưu ý HS những điều sau: + Địa điểm thực hiện. + Thời gian thực hiện. + Phương pháp, hình thức khảo sát. + Kết quả khảo sát. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm và thực hiện khảo sát theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày báo cáo sau khi khảo sát. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận. - GV chuyển sang hoạt động mới. | c. Thực hiện khảo sát và viết báo cáo về thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương, tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường - HS thực hiện khảo sát tại nhà văn hóa, lớp học, trường học, công viên,... - HS dựa vào kết quả báo cáo (số liệu, dữ liệu,...) để viết báo cáo cũng như rút kinh nghiệm cho bài khảo sát. | ||||||
Nhiệm vụ 4: Đề xuất kiến nghị về bảo vệ môi trường từ số liệu khảo sát và báo cáo kết quả khảo sát Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm thảo luận để phân tích, xử lí, đánh giá số liệu khảo sát được. - GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Hãy đề xuất kiến nghị về bảo vệ môi trường và báo cáo kết quả khảo sát. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, phân tích, xử lí và đánh giá số liệu. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày những đề xuất kiến nghị trước lớp. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận. - GV chuyển sang hoạt động mới. | d. Đề xuất kiến nghị về bảo vệ môi trường từ số liệu khảo sát và báo cáo kết quả khảo sát Từ kết quả khảo sát, HS có kiến nghị về bảo vệ môi trường (Tùy từng đối tượng khảo sát sẽ có những kiến nghị khác nhau): - Ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa công tác thu gom, xử lí chất thải rắn sinh hoạt. - Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào vận hành trạm xử lí nước thải ở các khu công nghiệp. - Hỗ trợ đầu tư xây dựng các cơ sở xử lí chất thải tập trung. - Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường. |
LIỆT KÊ CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động sản xuất, kinh doanh | Tác động đến môi trường tự nhiên |
Sản xuất phân bón hóa học | Khí thải, nước thải chưa qua xử lí trực tiếp gây ô nhiễm môi trường. |
Chăn nuôi gia súc, gia cầm | Chất thải lỏng, phụ phẩm trong quá trình chăn nuôi chưa qua xử lí gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất. |
Sản xuất đồ gốm | Khai thác đất làm gốm gây ra tình trạng xói mòn, phá hủy cấu trúc đất và ảnh hưởng đến hệ sinh thái. |
Kinh doanh vật liệu xây dựng | Các bãi tập kết cát, đất, đá không được che chắn dẫn đến tình trạng bụi mịn, bụi đá gây ô nhiễm không khí. |
... | ... |
KẾ HOẠCH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
KẾ HOẠCH KHẢO SÁT 1. Mục đích: Đánh giá tác động của các hoạt động sản xuất, kinh doanh đến môi trường tự nhiên. 2. Nội dung: - Thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương. - Tác động của sản xuất, kinh doanh đến môi trường tự nhiên. 3. Đối tượng: Môi trường tự nhiên và hoạt động sản xuất, kinh doanh. 4. Địa điểm, thời gian: Phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. 5. Phương pháp, hình thức khảo sát: Phiếu hỏi; thực địa, chụp ảnh, quay video; sưu tầm tài liệu;... 6. Phân công nhiệm vụ: ... |
Hoạt động 2: Tuyên truyền đến người dân địa phương về các biện pháp bảo vệ tài nguyên
- GV hướng dẫn HS xác định các biện pháp bảo vệ tài nguyên.
- GV hướng dẫn HS lập kế hoạch tuyên truyền bảo vệ tài nguyên.
- GV tổ chức cho HS tuyên truyền bảo vệ tài nguyên tại địa phương.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Thảo luận và xác định các biện pháp bảo vệ tài nguyên Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm từ 6 – 8 HS, yêu cầu thảo luận: Hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ tài nguyên. - GV lưu ý HS lựa chọn các biện pháp bảo vệ khác nhau (lựa chọn bảo vệ tài nguyên: đất, nước, khoáng sản,...). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày các biện pháp trước lớp. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng kết lại ý kiến và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 2. Thảo luận và xác định các biện pháp bảo vệ tài nguyên a. Xác định các công việc trong gia đình và cách em thực hiện những công việc đó - Tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân địa phương trong việc sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên như: đất, nước, khoáng sản,... - Không khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi. - Quản lí, kiểm soát các hoạt động khai thác tài nguyên. - Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật. |
Nhiệm vụ 2: Lập kế hoạch tuyên truyền bảo vệ tài nguyên Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm từ 4 – 6 HS, yêu cầu HS nghiên cứu kĩ kế hoạch SGK tr.54 và thảo luận: Lập kế hoạch tuyên truyền bảo vệ tài nguyên. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc nghiên cứu SGK, thảo luận và lập kế hoạch. - GV quan sát các nhóm thảo luận và hỗ trợ (khi cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày bản kế hoạch của nhóm trước lớp. - GV mời HS nhóm khác nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét về cách làm của các nhóm, kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | b. Lập kế hoạch tuyên truyền bảo vệ tài nguyên Kế hoạch tuyên truyền trình bày dưới Hoạt động 2. |
Nhiệm vụ 3: Thực hiện tuyên truyền bảo vệ tài nguyên và chia sẻ cảm xúc của em Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, hướng dẫn thực hiện hoạt động tuyên truyền trong nhóm theo kế hoạch đã xây dựng. - GV lưu ý HS: + Chuẩn bị tốt nội dung tuyên truyền. + Tập trung vào thông điệp muốn tuyên truyền. + Lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp. + Ngôn ngữ rõ ràng, truyền được cảm hứng đến người nghe. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, thực hiện hoạt động tuyên truyền. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS thực hiện tuyên truyền trước lớp. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng kết lại ý kiến, động viên và khen ngợi HS. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | c. Thực hiện tuyên truyền bảo vệ tài nguyên và chia sẻ cảm xúc của em HS tích cực hợp tuyên truyền bảo vệ tài nguyên tới mọi người. |
KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN “CHUNG TAY BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC” Nhóm thực hiện: Nhóm A 1. Mục tiêu: Thực hiện các hoạt động tuyên truyền những biện pháp bảo vệ tài nguyên nước đến người dân tại địa phương. 2. Đối tượng: Người dân tại địa phương. 3. Thời gian: Từ ngày 1/3 đến 31/3 – nhân ngày Nước Thế giới (22/3). 4. Địa điểm: Nhà văn hóa, các trục đường giao thông chính của địa phương,... 5. Nội dung tuyên truyền: - Nâng cao nhận thức của người dân về giá trị của tài nguyên nước. - Những việc làm, hoạt động gây ô nhiễm môi trường nước. - Tuyên truyền người dân sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước. 6. Người hỗ trợ: Cán bộ phường, xã, trưởng thôn,... 7. Hình thức thể hiện: Thuyết trình kết hợp với trưng bày các tranh, ảnh liên quan; viết bài phát thanh; thi tìm hiểu về bảo vệ tài nguyên nước. 8. Tổ chức thực hiện: - Viết bài tuyên truyền. - Thiết kế bài trình chiếu, vẽ tranh, tài liệu tuyên truyền khác. - Điều phối công tác hậu cần khi thực hiện tuyên truyền. 9. Phân công thực hiện:
|
Hoạt động 3: Đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương
- GV hướng dẫn HS đánh giá hành động của cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn danh lam thắng cảnh tại địa phương.
- GV tổ chức cho HS thảo luận đề xuất biện pháp bảo tồn danh lam thắng cảnh tại địa phương.
- GV hướng dẫn HS thảo luận về thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương.
- GV cho HS chia sẻ cảm nghĩ sau khi đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh tại địa phương.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Xác định những việc làm tốt, chưa tốt của cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn danh lam thắng cảnh tại địa phương em Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, nghiên cứu ví dụ SGK tr.56 và thực hiện nhiệm vụ: Lựa chọn một danh lam thắng cảnh cụ thể ở địa phương và xác định những việc làm tốt, chưa tốt của cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn danh lam thắng cảnh đó. - GV hướng dẫn HS thực hiện theo mẫu sau:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, đọc ví dụ SGK - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS chia sẻ trước lớp về những việc mà HS, gia đình HS hoặc các bạn trong lớp làm chưa tốt trong việc bảo tồn danh lam thắng cảnh tại địa phương. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 3. Đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương a. Xác định những việc làm tốt, chưa tốt của cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn danh lam thắng cảnh tại địa phương em - Việc làm tốt: + Thu gom rác thải trên bãi biển. + Trồng rừng ngập mặn. - Việc làm chưa tốt: + Khai thác rạn san hô không đúng quy định. + Xây dựng các công trình trái phép ở khu vực gần bờ biển. | ||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Đề xuất biện pháp bảo tồn danh lam thắng cảnh tại địa phương Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đề xuất biện pháp bảo tồn danh lam thắng cảnh tại địa phương. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, đưa ra ít nhất 3 biện pháp bảo tồn danh lam thắng cảnh tại địa phương. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày các biện pháp trước lớp. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng hợp ý kiến. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | b. Đề xuất biện pháp bảo tồn danh lam thắng cảnh tại địa phương Bản trình bày dưới Hoạt động 3.
| ||||||||||||
Nhiệm vụ 3: Nhận định thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm từ 4 – 6 HS, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận về nhận định thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trao đổi và thống nhất ý kiến. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết. - GV chuyển sang hoạt động mới. | c. Nhận định thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương HS cần đưa ra các nhận định cần đảm bảo tính khách quan, chính xác; đưa ra những minh chứng (số liệu, hình ảnh,...). |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác