Câu 1.1. Trên thực tế máy tính chỉ xử lí dữ liệu nhị phân. Giải thích tại sao người ta thường nói, xử lí thông tin bằng máy tính.
Trả lời:
Bản chất vật lí của máy tính điện tử là thực hiện các biến đổi trên dữ liệu nhị phân. Thông tin trước khi đưa vào máy tính được chuyển (mã hoá) thành dữ liệu nhị phân, sau khi xử lí, kết quả được chuyển thành dạng có thể hiểu được theo mong muốn của con người đó chính là thông tin. Máy tính xử lí thông tin được hiểu theo nghĩa đó.
Câu 1.2. Cho ví dụ về thông tin có thể được thể hiện bằng nhiều kiểu dữ liệu khác nhau.
Trả lời:
Cho ví dụ về thông tin có thể được thể hiện bằng nhiều kiểu dữ liệu khác nhau.
Một ví dụ về thông tin có nhiều cách thể hiện dữ liệu: Thông tin của công dân có thể ghi vào một danh sách trong một tệp bảng tính, có thể thể hiện thông qua mã vạch QR (QR code), hoặc ghi vào chíp của thẻ CCCD.
Câu 1.3. Cho ví dụ về tính toàn vẹn của thông tin. Thông tin được thể hiện bởi nhiều thành phần dữ liệu, thiếu bất cứ thành phần dữ liệu nào cũng có thể làm sai lạc hay mất đi ý nghĩa của thông tin.
Trả lời:
Ví dụ: Ngày sinh của một người thể hiện bởi ba thành phần: ngày, tháng, năm. Việc thiếu bất cứ thành phần nào cũng không đủ để xác định thông tin.
Câu 1.4. Thông tin cảnh báo cho các lái xe phải cẩn thận khi đi qua công trình đang thi công có thể có những thể hiện như thế nào?
Trả lời:
Có nhiều hình thức (nhiều dữ liệu với cách thể hiện khác nhau) đối với thông tin, Có thê là một thông báo bằng chữ như "Công trường đang thi công, đi chậm lại", cũng có thể dùng hình ảnh như biển báo.
Câu 1.5. Thông tin về kết quả của một kì thi đối với học sinh được thể hiện bằng các dữ liệu gì? Em hãy kể ra một số hoạt động xử lý các dữ liệu đó để tìm ra các hiểu biết mới.
Trả lời:
Thông tin về một kì thi bao gồm thông tin thí sinh, môn thi và đểm của từng thí sinh đối với từng môn thi. Từ các thông tin đó có thể xử li để lấy ra các hiểu biết mới, ví dụ tính điểm trung binh theo mỗi thí sinh, điểm trung bình theo mỗi môn thi để đánh giá chung đối với mỗi học sinh hoặc đánh giá chất lượng của học sinh đối với mỗi môn thi.
Câu 1.6. Câu trả lời nào đúng và đầy đủ nhất về byte?
A. Là một đơn vị lưu trữ dữ liệu 8 bit.
B. Là lượng tin đủ mã hóa một chữ trong một bảng chữ cái nào đó.
C. Là một đơn vị đo dung lượng bộ nhớ của máy tính.
D. Là một dãy 8 chữ số.
Trả lời:
A. Là một đơn vị lưu trữ dữ liệu 8 bit.
Câu 1.7. Trong những điều sau đây nói về Kilobyte (KB), điều nào đúng?
A. Đơn vị đo lượng tin bằng 1000 byte.
B. Đơn vị đo lượng tin lớn hơn 1000 byte.
C. Đơn vị đo dung lượng bộ nhớ tính theo 1000 kí tự.
D. Đơn vị đo tốc độ của máy tính.
Trả lời:
B. Đơn vị đo lượng tin lớn hơn 1000 byte (1024 byte).
Câu 1.8. Đổi các lượng tin sau ra KB.
a) 2 MB. b) 1 GB. c) 3072 B. d) 1 TB.
Trả lời:
a) 2 MB = 2048 KB. b) 1 GB = 1 048 576 KB.
c) 3072 B= 3 KB. d) 1 TB = 1 073 741 824 KB.
Câu 1.9. Khi em tải về các bản nhạc từ Internet, em có thể thấy những gợi ý chọn chất lượng âm thanh nhưu 128 Kbps. Khi đó 128 Kbps được hiểu là cần một lượng dữ liệu 128 kilobit cho một giây phát nhạc.
Em hãy tính xem nếu ghi đầy một the nhớ 2 GB các bản nhạc loại 320Kbps thì có thể nghe trong thời gian bao lâu.
Trả lời:
2GB = 2 x 1048 576 KB = 8 x 2 x 1048 578 Kb = 16 777 216 Kb.
Vậy thời gian âm thanh ghi được là 16 777 216 : 320 = 52 428,8 (s) khoảng 14 giờ 33 phút.
Câu 1.10. Chọn phương án ghép đúng.
Thiết bị số là:
A. thiết bị có thể thực hiện được các phép tính số học.
B. thiết bị có thể xứ Ií thông tin.
C. máy tính điện tử.
D. thiết bị lưu trữ, truyền và xử lí dữ liệu số.
Trả lời:
D. thiết bị lưu trữ, truyền và xử lí dữ liệu số.
Câu 1.11. Những thiết bị nào dưới đây là thiết bị số?
Trả lời:
C. Robot lau nhà
D. Máy tính bỏ túi
Câu 1.12. (*) Trước đây, quảng cáo thường được in trên các bảng khổ lớn. Ngày nay người ta sử dụng bảng quảng cáo điện tử là một màn hình LED khổ lớn, đây là một loại thiết bị số.
Em hãy nêu những ưu điểm của bảng quảng cáo điện tử so với bảng quảng cáo trước đây.
Trả lời:
Những ưu điểm: