Giải SBT Kết nối tri thức Tin học 10 Bài 14: Làm việc với đối tượng đường và văn bản

Giải chi tiết, cụ thể SBT Tin học 10 bộ sách Kết nối tri thức bài 14: Làm việc với đối tượng đường và văn bản. Đây là bộ sách mới được phê duyệt trong chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn trong chương trình học mới này.

Câu 14.1. Công cụ nào là phù hợp nhất để tạo ra Hình 14.1?

Giải SBT Kết nối tri thức Tin học 10 Bài 14: Làm việc với đối tượng đường và văn bản

A. Hình đa giác, hình sao.         B. Hình vuông, hình chữ nhật.         C. Công cụ bút vẽ.

Trả lời:

B. Hình vuông, hình chữ nhật.

Câu 14.2. Nếu muốn tạo ra một đường cong gồm nhiều đoạn, công cụ nào là phù hợp nhất?

Trả lời:

Công cụ bút vẽ là phù hợp nhất. 

Câu 14.3. Trong Inkscape, tên của một đối tượng đường có điểm đầu trùng với điểm cuối được gọi là gì?

Trả lời:

Đường cong kín.

Câu 14.4. Trong khi thao tác với đối tượng đường, ta tạo ra một kết quả không mong đợi. Làm thế nào để hủy lệnh vừa thực hiện?

A. Nhấn tổ hợp phim Ctrl +Z.                         B. Chọn lệnh Undo trong dải lệnh Edit.

C. Xoá đối tượng đi và vẽ lại.                        D. Phương án A và B.

Trả lời:

D. Phương án A và B.

Câu 14.5. Trong khi vẽ đường cong bằng công cụ bút vẽ, ta thấy điểm vừa vẽ được đặt không phù hợp. Làm thể nào để bỏ điểm này đi?

A. Nhấn tổ hợp phím Ctrl +Z.               B. Nhấn phím Delete.

C. Nhấn phím Backspace.                   D. Tất cả các phương án trên.

Trả lời:

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 14.6. Đối tượng nào có thể chuyển sang đối tượng đường?

A. Văn bản.                           B. Hình khối.                           C. Cả hai phương án A và B.

Trả lời:

C. Cả hai phương án A và B.

Câu 14.7. Tổ hợp phím nào dùng để chuyển nhanh một đối tượng được chọn sang đối tượng đường?

A. Ctl + Shift + F.                           B. Ctrl + Shift + D.

C. Ctrl + Shift + C.                         D. Ctrl + Shift + S.

Trả lời:

B. Ctrl + Shift + D.

Câu 14.8. Kiểu chữ nào sau đây có sẵn trong Inkscape?

A. Bold.                     B. Underline.

C. Bold Italic.            D. ltalic.                          E. A, C, và D.

Trả lời:

E. A, C, và D.

Câu 14.9. Có 4 đối tượng trên vùng làm việc, làm thế nảo để các đổi tượng cách đều nhau?

A. Chọn lần lượt từng đối tượng và di chuyển để các đối tượng cách đều.

B. Chọn cả 4 đối tượng, rồi chọn lệnh Align trong bảng Align and Distribute.

C. Chọn cả 4 đối tượng, rồi chọn lệnh Distribute trong bảng Align and Distribute.

Trả lời:

C. Chọn cả 4 đối tượng, rồi chọn lệnh Distribute trong bảng Align and Distribute.

Câu 14.10. Phím tắt để hiển thị bảng điều khiển Align and Distribufe trong Inkscape là:

A. Ctrl + Shift + F.                    B. Ctrl + Shift + D.

C. Ctrl + Shift + A.                   D. Crl + Shift + V.

Trả lời:

B. Ctrl + Shift + D.

Câu 14.11. Thực hành: Vẽ các nét như Hình 14.2 bằng công cụ bút vẽ:

Giải SBT Kết nối tri thức Tin học 10 Bài 14: Làm việc với đối tượng đường và văn bản

Trả lời:

  • Để vẽ điểm neo trơn em cần kéo thả chuột.
  • Điểm được nháy là điểm năm trên đường cong kết quả sau khi vẽ.
  • Việc kéo thả chuột xác định hình dạng của đoạn cong gần nhất, khi chưa thả chuột, hình dạng của đoạn này thay đổi theo sự điều khiển của chuột.
  • Khi thả chuột, đoạn cong giữa hai điểm cuối cùng đã được cố định. Nếu muốn sửa, em nhấn phím Delete để xoá nhanh điểm mới nhất. Nếu không cần sửa, em tiếp tục với các đoạn cong tiếp theo.
  • Không nhất thiết phải vẽ hoàn thiện một đường cong vì đường cong có thể sửa lại sau khi vẽ.

Câu 14.12. Thực hành: Phân tích các thành phần và vẽ hình một chiếc áo phông đơn giản như Hình 14.3.

Giải SBT Kết nối tri thức Tin học 10 Bài 14: Làm việc với đối tượng đường và văn bản

Trả lời:

Các thành phần cần có: thân áo, tay áo, cổ áo. Sau đó tô màu cho các thành phần. Trong đó, phần tay áo được vẽ bằng các hình chữ nhật, quay đi những góc phù hợp; cổ áo được vẽ bằng công cụ hình tròn, elip và màu sắc áo được chọn đơn giản.

Các bước vẽ như sau:

  • Bước 1. Vẽ hình chữ nhật, nhấn tổ hợp phim Ctrl + Shift + C để chuyển sang đối tượng đường (Hình 14.4a).
  • Bước 2. Chọn công cụ tinh chỉnh, nháy chuột vào cạnh phía trên của hình: chọn biểu tượng thêm điểm neo (nháy 2 lần, thêm 3 điểm) (Hình 14.4b).
  • Bước 3. Nháy chuột vào hai điểm neo bên ngoài, giữ và kéo lên trên; chuyển điểm neo ở giữa thành neo trơn bằng cách nháy chuột vào điểm neo giữa rồi nháy vào biểu tượng neo trơn (có thể thêm phần cổ áo vào để chỉnh vị trí điểm neo giữa cho phù hợp) (Hình 14.4c).
  • Bước 4. Ghép phần cánh tay áo vào đề xác định vị trí giao của cảnh tay với thân áo (Hình 14.4d).
  • Bước 5. Chọn công cụ tinh chỉnh, nháy chuột vào cạnh bên của phần thân áo, chọn biểu tượng thêm điểm neo (nháy 1 lần, thêm 1 điểm) (Hình 14.4e).
  • Bước 6. Kéo điểm neo vào vị trí giao cánh tay và thân áo (Hình 14.4f).

Giải SBT Kết nối tri thức Tin học 10 Bài 14: Làm việc với đối tượng đường và văn bản

Tìm kiếm google: Giải SBT Tin học 10 Kết nối tri thức; SBT Tin học 10 Kết nối tri thức; Giải SBT Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 14: Làm việc với đối tượng đường và văn bản

Xem thêm các môn học

Giải SBT tin học 10 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net